Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn sinh học 6

Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn sinh học 6

Vấn đề dạy và học để có hiệu quả là vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay , đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay Việt Nam đã ra nhập WTO đòi hỏi người học phải có tri thức thực sự để đáp ứng được yêu cầu xã hội .

Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục - đào tạo, toàn ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, tập trung vào hoạt động học của học sinh., tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Hai không ” với 4 nội dung . Cá nhân tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu giáo dục.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2418Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: đặt vấn đề 
Vấn đề dạy và học để có hiệu quả là vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay , đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay Việt Nam đã ra nhập WTO đòi hỏi người học phải có tri thức thực sự để đáp ứng được yêu cầu xã hội . 
Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục - đào tạo, toàn ngành giáo dục đang đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, tập trung vào hoạt động học của học sinh., tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Hai không ” với 4 nội dung . Cá nhân tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu giáo dục.
Vậy dạy thế nào , học thế nào để học sinh nắm được kiến thức và vận dụng được vào cuộc sống vấn đề này được bàn nhiều ,cải tiến nhiều . Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp thực hiện đúng nguyên lý giáo dục phương pháp mà thầy chủ đạo , trò chủ động . trò là chủ thể nhận thức đã được các nhà sư phạm áp dụng ở bộ môn sinh học ở bậc THCS và đặc biệt sau một vòng thay sách giáo khoa mới vẫn chưa vận dụng được phương pháp này . Giáo viên vẫn còn ngại sử dụng phương tiện dạy học , chưa cải tiến cách soạn bài , cách giảng bài . Do vậy học sinh nhận thức kiến thức bộ môn bị động , không vận dụng được thực tế , chỉ học thuộc lòng , gặp các hiện tượng tương tự học sinh không giải quyết được 
Trước tình hình đó để giảng theo phương pháp mới đầu tiên là soạn bài . Vởy soạn thế nào , dạy thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh là vấn đề rất cần thiết đối với bộ môn sinh học bậc THCS .
Chính vì lý do trên tôi đã chọn sáng kiến phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn sinh học 6 .
Phần II: giảI quyết vấn đề 
1.Cơ sở lý luận
-Dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học của NQTW II khoá XIII đã khẳng định :
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều ,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học . Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”.
Định hướng trên được pháp chế hoá trong điều 24.2 của Luật giáo dục : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phảI phát huy tính tích cực , tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh ,phù hợp với đặc điểm củ từng lớp học , môn học bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho học sinh ”
-Dựa trên nguyên lý giáo dục :
Học đi đôi với hành , lý thuyết gắn liền với thực tiễn . Hih thành kiến thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng .
 2.Cơ sở thực tiễn :
-Về giáo viên :
áp dụng phương pháp mới vào bài dạy thì giáo viên thực sự là người chủ đạo , đạo diễn , tổ chức và hướng dẫn cho học sinh trong tiết học .
-Về học sinh :
Là chủ thể của nhận thức , chủ động tiếp thu bài , tiếp thu có chọn lọc , biến kiến thức trên sách vở , của thầy thành kiến thức riêng của mình .
 3.Phạm vi ứng dụng :
áp dụng cho giảng dạy bộ môn sinh học các trường THCS đặc biệt đối với các vùng học sinh còn lười học .
Kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể về bài soạn môn Sinh học 6 và dạy thực nghiệm ở trường THCS.
Ví dụ 1. Bài soạn số 18: Các loại thân biến dạng
1. Bài soạn áp dụng theo phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm.
1.1.Mục tiêu.
Làm cho học sinh nắm được các loại thân biến dạng, hiểu được giá trị của các loại thân dự trữ chất hữu cơ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân biệt.
1.2. Phương pháp.
 Trực quan - Đàm thoại.
1.3. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Củ khoai tây, củ rong, củ gừng, củ su hào, cây xương rồng, tranh vẽ các thân biến dạng.
- Học sinh: Mẫu vật sống: Củ khoai tây, củ rong, củ gừng, củ su hào, cây xương rồng.
1.4. Các bước lên lớp.
A. Tổ chức: 6B: 30/30
B. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1. Nêu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan trong thân?
Câu 2. Nêu sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân?
C. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát cây xương rồng.
? Hãy mô tả hình dạng đặc điểm cấu tạo ngoài của cây xương rồng?
- Một học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh bẻ một mảnh thân xương rồng và quan sát và rút ra nhận xét.
? Nhựa xương rồng có màu gì?
? Xương rồng sống ở đâu? Tại sao lại sống được ở đó?
- Giáo viên: Nêu MQH giữa cơ thể sống và môi trường? 
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ su hào, gợi ý cho học sinh rút ra kết luận.
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát chồi ngọn và chồi nách để rút ra: Củ su hào có chồi ngọn, chồi nách và lá. 
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ rong, củ gừng (chú ý: lá vẩy, chồi ngọn, chồi nách).
? Củ gừng và củ rong giống và khác củ su hào như thế nào?
? Chồi nách chồi ngọn của củ gừng khác với củ su hào như thế nào?
? Củ gừng thuộc loại thân gì? 
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát củ khoai tây đã nẩy mầm.
? Củ khoai tây là thân gì?
? Bộ phận nào biến đổi thành củ?
1.Thân dự trữ nước.
- Khi bẻ cành xương rồng thì thấy nước và nhựa chảy ra nhiều gọi là mủ.
- Như vậy xương rồng thuộc thân dự trữ nước nên có thể sống ở những nơi khô hạn như sa mạc. Lá biến đổi thành gai giảm sự thoát hơi nước.
2. Thân dự trữ chất hữu cơ.
a. Thân dự trữ trên mặt đất.
- Củ su hào chính là thân nhưng đã biến dạng chứa chất dự trữ cho cây.
- Kết luận: Như vậy củ su hào là loại thân củ trên mặt đất.
b. Thân dự trữ trong đất.
- Củ rong, củ gừng có chồi nách, chồi ngọn, có lá nên cũng là thân nhưng vì nằm trong đất và dự trữ nên gọi là thân rễ.
- Củ khoai tây là thân củ do các đầu cành dưới đất phình to ra chứa chất dự trữ.
D.Củng cố:
1. Thân rễ và thân củ giống thân thật ở những điểm nào?
2. Em thương gặp những cây nào có thân mọng nước? Chúng sống ở đâu?
E. Hướng dẫn về nhà.
Học bài và sưu tầm một số thân biến dạng.
Giờ sau chuẩn bị 5 loại lá: Mít, Bưởi, Dứa, Cau, Tre.
2. Bài soạn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
2.1. Mục tiêu.
- Học sinh cần quan sát xác định được đặc điểm và chức năng của một số loại thân biến dạng, có khái niệm thân biến dạng. Giải thích một số biện pháp trong trồng trọt thu hoạch rau củ, đảm bảo tăng năng suất và phẩm chất.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và sử dụng trực quan.
- Hình thành ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
2.2. Phương pháp.
Trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
2.3. Chuẩn bị.
Giáo viên: Củ su hào, củ gừng, củ khoai tây mọc mầm, bảng phụ
Học sinh: Củ su hào, củ gừng, củ khoai tây mọc mầm.
2.4. Các bước lên lớp.
A. Tổ chức: 6A:33/33
B. Kiểm tra.
? Thân cây có những bộ phận nào? Dạng nào? Chức năng chính của thân?
C. Bài mới.
1.Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Quan sát các loại củ, tìm đặc điểm chứng tỏ là thân.
- Yêu cầu học sinh quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân.
- Lưu ý đưa ra củ su hào có chồi nách, củ gừng có chồi để học sinh dễ quan sát.
- Yêu cầu học sinh phân loại củ thành các nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng củ, chức năng.
- Yêu cầu học sinh tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa các loại củ trên.
- Hướng dẫn học sinh bóc vỏ củ rong tìm mắt nhỏ đó là chồi nách, còn các vỏ hình vẩy là lá.
- Cho học sinh trình bày tự bổ sung lẫn nhau.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời 4 câu hỏi trang 58.
- Nhận xét và chuẩn kiến thức: Một số thân biến dạng làm chức năng khác là dự trữ chất cho cây khi ra hoa kết quả.
b. Quan sát cây xương rồng.
- Cho học sinh quan sát mẫu vật, thảo luận theo các câu hỏi:
?1 Thân xương rồng chứa nhiều nước có tác dụng gì?
?2 Sống trong điều kiện nào lá biến đổi thành gai?
?3 Cây xương rồng thường sống ở đâu?
?4 Kể tên một số cây mọng nước?
- Cho học sinh lần lượt trình bày.
- Cho học sinh nghiên cứu SGK để rút ra kết luận chung.
- Quan sát mẫu vật tìm chồi và lá có hay không?
- Quan sát mẫu vật và tranh vẽ để chia củ thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên và nêu ra đặc điểm: 
+ Giống: Đều có chồi, có lá, đó là thân phình to để chứa chất dự trữ.
+ Khác: Dạng rễ: củ gừng, củ rong mọc dưới mặt đất gọi là thân rễ.
 Dạng tròn to: củ su hào, khoai tây gọi là thân củ.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời 4 câu hỏi đại diện nhóm trình bày kết quả, thảo luận trước lớp từng câu hỏi.
- Quan sát và dùng que nhọn chọc vào thân để quan sát hiện tượng, thảo luận để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Đọc thông tin SGK để chuẩn kiến thức.
- Kết luận: Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay trữ nước cho cây. 
2. Hoạt động 2: Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân để điền nội dung vào bảng trang 59 SGK.
- Treo bảng phụ kiến thức chuẩn để học sinh theo dõi và sửa chữa bài.
- Tìm một số bài đúng, chưa đúng để nhận xét.
- Hoàn thành nội dung bảng trang 59 SGK.
- Đổi vở bài tập để theo dõi chéo khi giáo viên treo bảng.
- Một em đọc toàn bộ nội dung bảng phụ cho cả lớp theo dõi và chữa bài.
- Kết luận: Đọc kết luận chung cuối bài.
D. Kiểm tra, đáng giá.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng .
Câu 1 : Trongnhững nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ :
a/ Cây su hào, cây tỏi , cây cà rốt c/ Cây khoai tây,cây cà chua, cây củ cải
b/Cây dong riềng , cây cải, cây gừng d/ Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây củ dong
Câu 2: Chọn các cây ở cột A ghép với cột B sao cho phù hợp rồi ghi kết quả vào cột C.
Tên cây ( A )
Dạng thân ( B )
Kết quả ( C )
1/ Cây xương rồng
2/Cây tỏi
3/ Cây chuối
4/ Cây gừng 
5/Cây khoai tây
6/ Cây su hào
a/ Thân củ
b/Thân rễ
c/Thân mọng nước
d/Thân hành 
a-
b-
c-
d-
E. Hướng dẫn về nhà.
Học bài và trả lời các câu hỏi SGK? Tìm hiểu phần em có biết?
Giờ sau chuẩn bị: Một số cành rau đay, hoa hồng, dâm bụt, ổi
Bảng 1. So sánh kết quả kiểm tra cuối giờ ở 
hai lớp thực nghiệm và đối chứng (6A và 6B).
ST
T
Lớp
Sỹ
số
Các loại điểm
Ghi
chú
0-2
3-4
5-6
7-8
9-10
Từ 5 trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
33
0
0
2
6.0
13
39
11
33
7
21
32
94
Thực nghiệm
2
6B
30
2
6.6
4
13..2
12
43.9
9
29.7
2
6.6
25
80..2
Đối chứng
Ví dụ 2. Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người.
1. Soạn bài và giảng dạy theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm.
1.1. Mục tiêu.
- Giúp học sinh hiểu thế nào là sinh sản sinh dưỡng do người, biết giâm cành và chiết cành.
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
2.2. Chuẩn bị.
Giáo viên: Mẫu sống (cành dâu, ngọn mía, rau muống, ran ngót).
Học sinh: Mẫu sống (cành dâu, ngọn mía, rau muống, ran ngót).
2.3. Hoạt động dạy học.
A. Tổ chức: 6B: 30/30
B. Kiểm tra.
?1 Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá một số cây xương rồng biến đổi thành gai?
C. Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
- Giới thiệu một số canh giâm, cách giâm.
? Thế nào là giâm cành? Ví dụ các cây có thể giâm?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận.
- Giáo viên giới thiệu cành chiết và kĩ thuật chiết.
? Chiết cành là gì? Vì sao ở cành chiết chỉ mọc rễ ở phía trên vết cắt? Kể tên một số cây trồng bằng cành chiết? Vì sao những cây này không dùng phương pháp giâm?
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Giới thiệu kĩ thuật ghép cây.
? Ghép mắt gồm mấy bước?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên kết luận.
- Giáo viên trình bày phương pháp nhân giống.
- Học sinh theo dõi và ghi chép.
1. Giâm cành.
- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó ra rễ phát triển thành cây mới.
2. Chiết cành.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây, rồi cắt đem trồng thành cây mới.
3. Ghép cây.
- Là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây này ghép vào cây khác (gốc ghép) để tiếp tục phát triển thành cây mới.
4. Nhân giống trong ống nghiệm.
- Là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.
D .Củng cố.
1. Tại sao giâm cành phải đủ mắt, chồi?
2. Phân biệt chiết và giâm cành? Người ta thường chiết với loại cây nào?
E. Hướng dẫn về nhà.
Học bài trả lời các câu hỏi, áp dụng các kĩ thuật giâm, chiết, ghép tại gia đình.
2. Bài soạn và giảng theo hướng lấy học sinh là trung tâm.
2.1. Mục tiêu.
- Học sinh cần hiểu được khái niệm về giâm cành, chiết cành, ghép cành và nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Biết được tính ưu việt của hình thức nhân giống vô tính,
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết và so sánh.
- Có ý thức yêu thích môn học, ham mê tìm hiểu khoa học.
2.2. Chuẩn bị.
Giáo viên: Mẫu vật: Cành dâu, mía, cành vải và tư liệu về nhân giống vô tính.
Học sinh: Sưu tầm các mẫu vật: cành giâm, cành chiết, ghép.
2.3. Hoạt động dạy học.
A. Tổ chức: 6A: 33/33
B. Kiểm tra.
 	Sự chuẩn bị của học sinh. 
C. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Giâm cành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi SGK.
- Giới thiệu mắt cành sắn, cành giâm phải là cành bánh tẻ.
- Yêu cầu học sinh trao đổi về kết quả. Lưu ý câu số 3 có thể giải thích: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ nhanh để học sinh rút ra kết luận.
- Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này?
- Quan sát hình 27.1 và mẫu vật để trả lời 3 câu hỏi:
+ Cành sắn hút ẩm mọc rễ.
+ Cắm cành xuống đất ẩm ra rễ tạo thành cây con.
- Đại diện một số em phát biểu để học sinh khác bổ sung.
- Rút ra kết luận dựa vào gợi ý của giáo viên. 
- Kết luận: Giâm cành là cắt một đoạn thân hoặc cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm ra rễ và phát triển thành cây mới.
2.Hoạt động 2 : Chiết cành.
- Cho học sinh quan sát hình 27.2.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi.
- Nhận xét và giải thích thêm về kĩ thuật chiết cành. Gợi ý câu 3: Cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành, nếu giâm thì cành chết.
- Cho học sinh kết luận về định nghĩa chiết cành.
 ? Người ta chiết cành với những loại cây nào?
- Quan sát hình 27.2 trả lời câu hỏi:
- Lần lượt phát biểu để thảo luận trước lớp.
- Kết luận: Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây sau đó cắt và đem trồng thành cây mới. 
3.Hoạt động 3: Ghép cây.
- Cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi.
? Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy phương pháp ghép cây?
- Nhận xét chuẩn kiến thức cho học sinh. 
- Đọc thông tin và quan sát hình 27.3 trả lời câu hỏi.
- Đại diện trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận: Ghép cây là dùng mắt, chồi của cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây mới.
4. Hoạt động 4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin để trả lời câu hỏi:
? 1 Nhân giống vô tính là gì?
? 2 Cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết?
- Gợi ý:
 + Từ một củ khoai tây trong 8 tháng bằng phương pháp trên cho 200 triệu mầm giống trồng đủ trên 40 ha.
 + Nhân giống Phong lan kết quả cho hàng trăm giống cây mới.
- Đọc thông tin SGK, quan sát hình 27.4.
- Đại diện trình bày câu trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Rút ra kết luận dựa vào gợi ý của giáo viên.
- Kết luận: Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
- Đọc kết luận chung SGK. 
D. Kiểm tra - Đánh giá.
1 .Tại sao cành giâm phải đủ mắt, đủ chồi?
2. Phương pháp nhân giống nào nhanh nhất?
a/ Giâm cành c/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
b/ Ghép d/ Cả a và b
E. Hướng dẫn về nhà.
-Học bài và trả lời câu hỏi SGK, đọc phần “Em có biết”, làm bài tập trang 92.
-Giờ sau chuẩn bị: Một số loại hoa: Bưởi, dâm bụt, loa kèn
Bảng 2. So sánh kết quả kiểm tra cuối giờ ở 
hai lớp thực nghiệm và đối chứng (6A và 6B).
ST
T
Lớp
Sỹ
số
Các loại điểm
Ghi
chú
0-2
3-4
5-6
7-8
9-10
Từ 5 trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
33
0
0
1
3.0
14
42
10
30
8
24
32
97
Thực nghiệm
2
6B
30
1
3.3
4
13..2
13
43.9
10
33
2
6.6
25
83.5
Đối chứng
*Tiểu kết:
Qua quan sát sư phạm giữa 2 lớp thực hiện 2 phương pháp ta thấy:
+ ở lớp 6A không khí học tập sôi nổi, học sinh luôn tích cực chủ động tham gia các hoạt động học, hăng hái phát biểu xây dựng bài và luôn có nhu cầu tìm tòi cái mới, từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản.
+ ở lớp 6B học sinh chú ý nghe giảng. ghi chép đầy đủ, không khí học tập trầm, học sinh thụ động chiếm lĩnh kiến thức theo giáo viên.
Qua kết quả so sánh ở bảng 1 và bảng 2 ta thấy: Khi áp dụng phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm vào dạy học thì đã nâng cao được chất lượng, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động của học sinh. 
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
I. Kết luận.
Qua một thời gian giảng dạy, áp dụng phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh tôi có một số kết luận như sau:
- áp dụng phương pháp dạy học này đã nâng cao rõ rệt chất lượng dạy học. Học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, luôn phát huy được óc tư duy khả năng sáng tạo của bản thân. Qua đó học sinh yêu thích bộ môn, ham học ham khám phá thế giới xung quanh để tự khẳng định bản thân trước bạn học và thầy cô. Học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường sống, đồng thời biết tuyên truyền và vận động mọi người cùng có trách nhiệm về vấn đề này.
- Dạy học bằng phương pháp tích cực còn luyện cho học sinh về phương pháp tự học, tự nghiên cứu, học sinh có nhiều phương pháp học: cá nhân, nhóm Qua đó học sinh tự tin vào bản thân, sáng tạo trong học tập, linh động trong cuộc sống và nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân.
Do bản thân tôi đã xác định được mục tiêu và yêu cầu của đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, nên đã đạt được một số kết quả nhất định từ khi áp dụng phương pháp này trong công tác giảng dạy. Trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng vận dụng có hiệu quả hơn, sáng tạo hơn về đổi mới phương pháp trong dạy học nhằm đạt kết quả ngày càng cao.
II. Đề xuất – Kiến nghị.
1.Với học sinh :
+Có đủ sách giáo khoa
+Học sinh phải tích cực học tập
+Sưu tầm và nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo 
+Tích cực sưu tầm và chuẩn bị đủ các đồ dùng, mẫu vật 
2.Với giáo viên :
+ Dạy học theo hướng tích cực đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ cao, để đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động cho học sinh. Do đó người giáo viên phải luôn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, để không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. 
+Sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học .
+Có ý thức trong chuẩn bị , làm đồ dùng dạy học .
+Đầu tư thời gian để soạn giáo án 
3.Với BGH và cơ quan quản lý cấp trên .
+Do đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, cho nên cần phải có đầy đủ phương tiện và trang thiết bị cho một giờ học. Qua đó rất mong được cấp trên trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết, để giờ dạy đạt kết quả ngày càng cao.
 Phượng Vĩ , ngàythángnăm200
 ý kiến của BGH 	 Người viết
 Đặng Minh Dự
Phòng giáo dục - đào tạo cẩm khê
Trường trung học cơ sở phương xá
--------o0o-------
sáng kiến kinh nghiệm
phát huy tính tích cực của học sinh tronggiảng dạy bộ môn sinh học 6 Thcs
Họ và tên :đặng minh dự
Đơn vị : Trường THCS phượng vĩ
 Năm học : 2007 - 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai sinh hoc.doc