Đề tài Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt

Đề tài Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt

Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".

 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc"

 

doc 45 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2168Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy học văn bản kịch 
trong chương trình Ngữ văn thcs
 theo đặc trưng phương thức biểu đạt
 I.1. Lí do chọn đề tài 
 I.1.1. Cơ sở lí luận 
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
	 Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". 
	Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó".
 	Tuy nhiên môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã không tự giới hạn ở mục tiêu đó. Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THCS còn phải hướng tới mục tiêu hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu các kiểu, loại văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài SGK, nhưng bắt đầu từ SGK Ngữ văn phổ thông. HS "biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng" ; "Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng bài tập có nội dung cảm thụ những văn bản ngoài SGK".
	Mặt khác, tính đa dạng về hình thức văn bản trong SGK Ngữ văn THCS đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt (PTBĐ) hiểu theo nghĩa là cơ sở để tạo lập các kiểu văn bản. Tư duy phân lập các văn bản Ngữ văn theo kiểu văn bản để từ đó xác lập nguyên tắc đọc - hiểu theo đặc trưng PTBĐ đã được vận dụng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông ở một số nước, trong đó có Việt Nam vào kì đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này và đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng PTBĐ sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) văn bản ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản ngữ văn phù hợp với đặc trưng PTBĐ. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này.
 I.1.2. Cơ sở thực tiễn 
 I.1.2.1. Về phía giáo viên 
	Cho đến nay, việc dạy học các văn bản kịch trong nhà trường chưa ra khỏi tình trạng võ đoán, mò mẫm hoặc rập khuân công thức máy móc. Điều này là do giáo viên:
 + Chưa nghiên cứu kĩ PTBĐ và thể loại văn học của văn bản kịch.
	+ Còn đồng nhất PTBĐ và thể loại văn học.
	+ Chưa nắm rõ đặc trưng của kịch.
	+ Chưa phân biệt được: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...) mà trong đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, sự khác biệt giữa bi kịch với hài kịch cũng như sự khác biệt giữa đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu chèo với đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói ...
	Chính vì vậy mà tiết đọc - hiểu văn bản kịch nhiều giáo viên còn dạy với phương pháp chung chung giống như phương pháp dạy các văn bản tự sự khác.
 I.1.2.2. Về phía học sinh 
+ Chưa thực sự yêu thích văn bản kịch.
	+ ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu.
	+ Chưa có kĩ năng phân tích một văn bản kịch với những đặc trưng riêng về PTBĐ ... 
 I.4. mặt lí luận, thực tiễn 
 - Về mặt lí luận:
	+ Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng tích cực và tích hợp đã đặt ra hàng loạt các vấn đề cụ thể đòi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết. Mặt khác về mặt hình thức các văn bản Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà cần phải đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt. Điều này cho thấy đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. 
	+ Việc đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản Ngữ văn phù hợp đặc trưng phương thức biểu đạt. Định hướng này có thể được xem như một nguyên tắc dạy học đáp ứng việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp học này.
	- Về mặt thực tiễn: 
 + Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng của các văn bản kịch, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiệ cụ thể của lớp, của trường và địa phương.
	+ Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập ; tổ chức có hiệu quả các tiết Văn học với đặc trưng phương thức biểu đạt ; tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS ; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
	+ Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, có hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, của địa phương.
 II. phần nội dung 
II.1. Chương 1 : tổng quan
 Một số lí luận về: "Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt".
 II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 
 Muốn hiểu tác phẩm văn chương ta phải xác định được thể loại và PTBĐ của tác phẩm. Bởi vì tác phẩm chỉ tồn tại trong thể loại cùng với đặc trưng về PTBĐ của nó. Đây là một trong những tri thức dạy - học văn học. Tri thức đó biểu hiện ở sự nắm vững các khái niệm chung về thể loại: tự sự, trữ tình, kịch ... cùng với những PTBĐ cơ bản của tác phẩm. Trước đây để giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về tiềm năng nghề nghiệp cũng như phương pháp dạy học riêng với từng thể loại văn học đã có cuốn "Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại". Tuy nhiên về mặt hình thức các văn bản trong SGK Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc - hiểu chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc - hiểu chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt.
 I.1.2. Cơ sở lí luận 
 - Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
	- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 
	 - Thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ:
	+ ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc địa hạt sân khấu lại vừa thuộc địa hạt văn học. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...).
	 nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói ...
	+ ở cấp độ loại thể: là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng được gọi là chính kịch.
	- Văn bản kịch: kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (bảng phân vai, hướng dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch hay còn gọi là kịch bản văn học).
	- Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác.
	- Phương thức biểu đạt là cách thức như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh, cách thức làm văn - bản hành chính công vụ cho phù hợp với mục đích giao tiếp.
	Kết luận chương 1: Phần giới thiệu một số trích đoạn kịch bản văn học tiêu biểu có thể xem là một trong những nét mới khá nổi bật của chương trình Ngữ văn THCS. Đọc - hiểu loại văn bản này, trước hết cần dựa trên những căn cứ về đặc trưng của thể loại kịch, phương thức tự sự của kịch, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính kịch và văn bản văn học.
II.2. chương 2 : nội dung vấn đề nghiên cứu
 II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài 
 Sau khi nghiên cứu phần lí luận chung và điều tra thực trạng, tôi đã tiến hành nội dung cụ thể trong đề tài theo các bước sau:
	- Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các văn bản kịch có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS ở các lớp 7, 8, 9.
	- Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của từng bài dạy (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
	- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các biện pháp tổ chức cho học sinh trong các tiết dạy học văn bản kịch theo đặc trương phương thức biểu đạt:
	+ Xác định đúng phương thức biểu đạt và thể loại văn học của kịch.
	+ Hiểu đúng khái niệm phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự.
	+ Đưa ra các hình thức, biện pháp, phương pháp tổ chức hoạt động trước tiết học, trong tiết học và sau tiết học một cách hiệu quả nhất góp phần nâng coa chất lượng giờ học.
	Kết luận chương 2:
	 Nhiệm vụ dạy học của phân môn Văn trong thay sách Ngữ văn là dạy học đọc - hiểu văn bản. Sự xuất hiện phong phú đa dạng của hệ thống các kiểu loại văn bản trong SGK Ngữ văn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú của các hình thức dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, phân môn Văn chịu sự quy định của nhiều cấp độ phương pháp bao gồm: những quy định của nhiệm vụ lí luận dạy học hiện đại, nhiệm vụ về thực tiễn, những quy định của phương pháp dạy học bộ môn, những quy định của phương pháp dạy học phân môn, và cuối cùng là những yêu cầu về phương pháp dạy học các kiểu bài (trong đó có các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt). 
II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn 
  ... ?) Em có nhận xét gì về một người chồng như Thiện Sĩ ?
(?) Mãng ông đã a dua với vợ làm điều ác nào ?
(?) Thái độ của Sùng ông ra sao khi lừa được Mãng ông ?
(?) Em hãy nhận xét về bản chất của Sùng ông.
(?) Khi được Sùng ông mời sang ăn cữ cháu thái độ của Mãng ông ra sao ?
(?) Trước lời kêu oan của con Mãng ông đã làm gì ?
(?) Các nhân vật phụ có vai trò gì trong trích đoạn này ?
(?) Qua vở chèo Quan Âm Thị Kính và đoạn trích nỗi oan hại chồng, em biết gì về những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ ?
(?) Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong XH cũ ?
(?) Cùng với nỗi thương cảm dành cho Thị Kính, em còn có tình cảm nào khác đối với nhân vật này ?
GV tóm tắt (qua máy chiếu):
- Những đặc sắc nổi bật của nghệ thuật chèo là: tích truyện mang ý nghĩa ca ngợi phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ, phê phán áp bức phong kiến; nhân vật mang tính quy ước; lời văn vần đi đôi với làn điệu hát.
- Bị áp bức, ruồng bỏ vì bất kì lí do gì, đó là số phận của người phụ nữ đức hạnh trXH phong kiến.
- Số phận của Thị Kính không chỉ gợi niềm thương xót mà còn gợi niềm cảm phục và niềm tin vào đức hạnh không thể bị làm hoen ố của con người.
(?) Em còn biết vở chèo cổ nào khác phản ánh thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong XH cũ ? Hãy kể vài nét về vở chèo đó.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
GV: Hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà làm bài tập phần luyện tập.
- Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Chèo nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
- Chèo thuộc loại sân khấu:
+ Kể chuyện khuyến giáo đạo đức
+ Tổng hợp các yếu tố nghệ thuật
+ Ước lệ và cách điệu cao
+ Có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài
- Đọc tóm tắt vở chèo
- Tích truyện xoay quanh trục bĩ cực - thái lai. Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành phật.
- Quan Âm Thị Kính là vở chèo mang tích phật (dân gian gọi là tích phật Quan Âm
- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ nước ta.
- Đọc phân vai. Nhận xét
- Tự sự
- Năm nhân vật:
+ Thị Kính: vai nữ chính
+ Sùng bà: vai mụ ác
+ Thiện Sĩ vai thư sinh, nhưng nhu nhược, đớn hèn
+ Sùng ông, Mãng ông: vai lão nhưng tính cách khác nhau 
- Thị Kính và Sùng bà. Mâu thuẫn:
+ Hình thức: mẹ chồng > < nàng dâu
+ Bản chất: kẻ thống trị > < kẻ bị trị
- Thị Kính: đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân thường
- Sùng bà: đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến
- Vì nội dung kể là người vợ không định hại chồng, nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng, đành chịu nỗi oan này.
- Từ đầu ... thiếp xén tày một mực
- Tiếp ... Về cùng cha, con ơi !
- Đoạn còn lại
- Thời điểm trong khi bị oan
- Là phần kịch bản văn học của vở diễn Quan Âm Thị Kính trên sân khấu
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, đó là ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.
- Yêu thương, chăm sóc chồng
- Băn khoăn, lo lắng: Thấy chồng có chiếc râu mọc ngược
- Muốn làm đẹp cho chồng
- Tình cảm chân thật, tự nhiên
- Tội giết chồng
- Lời nói:
+ Lạy cha, lạy mẹ ! con xin trình cha mẹ ... 
+ Giời ơi ! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi !
+ Oan thiếp lắm chàng ơi !
- Cử chỉ;
+ Vật vã khóc
+ Ngửa mặt rũ rượi
+ Chạy theo van xin
- Lời nói rất hiền, rất ít
- Cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục
- Chồng: im lặng
- mẹ chồng: cự tuyệt
- Bố chồng: a dua với mẹ chồng
- Đơn độc giữa mọi sự vô tình
- Cực kì đau khổ và bất lực
- Nhẫn nhục, trong oan ức vẫn
 chân thực, hiền lành, giữ phép tắc gia đình
- Nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh, nết na, gặp nhiều oan trái.
- Xót thương, cảm phục
- Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ
- không đành cam chịu oan sai
- Muốn tự mình tìm cách giải oan
- Đến đây Thị Kính không còn nhu nhược mà đã quyết liệt trong tính cách
- Cách giải oan: đi tu cầu Phật tổ minh chứng cho sự trong sạch
- Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong XH cũ
- Lên án XH vô nhân đạo
- Loại bỏ những kẻ như Sùng bà
- Loại bỏ quan hệ mẹ chồng - nàng dâu kiểu phong kiến
- Loại bỏ XH phong kiến thối nát
- Tội giết chồng
- Mày định giết con bà à ?
- Tuồng bay...
- Mày có trót...
- Trứng rồng...
- Mày là con nhà...
- Con gái nỏ mồm...
- Gọi Mãng tộc...
- Tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính
- Lời lẽ lăng nhục, hống hách, vân dụng trong câu nói dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ.
- Dúi đầu Thị Kính ngã xuống
- Khi Thị Kính chạy theo van xin, dúi tay cho ngã khuỵ xuống...
- Độc địa, tàn ác, bất nhân
- Nhân vật "mụ ác", bản chất tàn nhẫn, độc địa
- Ghê sợ về sự tàn nhẫn, lo cho người hiền lành như Thị Kính
- Sự việc Sùng bà cho Gọi Mãng ông đến trả Thị Kính
- Vì sự việc này bộc lộ cực điểm tính cách bất nhân bất nghĩa của Sùng bà, đồng thời bộc lộ nỗi bất hạnh lớn nhất của Thị Kính.
- Đó là xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong gia đình cũng như trong XH phong kiến.
- Xung đột này tạo thành nỗi đau thê thảm cho kẻ bị trị. Đó là xung đột bi kịch.
- Im lặng trước những lời kêu oan của vợ
- Bỏ mặc vợ bị mẹ hành hạ
- Đớn hèn, bạc nhược, đáng trách
- Lữa Mãng ông sang ăn cữ cháu kì thực là sang nhận con về
- Vui thú làm điều ác, làm cho cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề
- A dua với vợ, tàn ác, nhẫn tâm
- Vui mừng, tự hào về con
- Thương con, cảm thông cho con nhưng bất lực
- Cùng với nhân vật chính tham gia làm thành xung đột kịch
- Tự bộc lộ
- Đọc ghi nhớ
A- Tìm hiểu chung về chèo và sân khấu chèo truyền thống
 I- Khái niệm
 II- Nguồn gốc
 III- Các đặc trưng cơ bản 
 (SGK)
B- Vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ nước ta.
C- Đoạn trích Nỗi oan hại chồng
 I- Đọc - chú thích
 II. Phân tích
 1. Nhân vật Thị Kính
 a) Trước khi bị oan
- Cử chỉ: Dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ
- Băn khoăn, lo lắng: Thấy chồng có chiếc râu mọc ngược
- Hành động: Cắt râu chồng
- > Muốn làm đẹp cho chồng
->Tình cảm chân thật, tự nhiên, đằm thắm, trong sáng
 b) Trong khi bị oan
- Lời nói rất hiền, rất ít
- Cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục
-> Đơn độc, đau khổ, bất lực
-> Nhẫn nhục, trong oan ức vẫn chân thực, hiền lành, giữ phép tắc gia đình
 c) Sau khi bị oan
- Đau đớn, nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ
- Cách giải oan: đi tu cầu Phật tổ minh chứng cho sự trong sạch
-> Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong XH cũ
-> Lên án XH vô nhân đạo
 2. Nhân vật Sùng bà
- Khép cho Thị Kính vào tội giết chồng
- Dùng nhiều lời buộc tội Thị Kính
-> Tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính
-> Lời lẽ lăng nhục, hống hách
-> Độc địa, tàn ác, bất nhân
 3. Các nhân vật phụ
 a) Nhân vật Thiện Sĩ
- Im lặng trước những lời kêu oan của vợ
- Bỏ mặc vợ bị mẹ hành hạ
- > Đớn hèn, bạc nhược, đáng trách
 b) Nhân vật Sùng ông
- Lừa Mãng ông 
- Vui thú làm điều ác
- Thay đổi quan hệ thông gia-
- Dúi ngã Mãng ông
-> A dua với vợ, tàn ác, nhẫn tâm
 c) Nhân vật Mãng ông
- Thương con, cảm thông cho con nhưng bất lực
III- Tổng kết
 (Ghi nhớ SGK - 121)
IV- Luyện tập
 4. Củng cố
	GV: Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm (qua máy chiếu)
	Bài tập : Khi tìm hiểu kịch bản chèo, ta cần chú ý đến yếu tố nào nhất ?
	A- Xung đột giữa các nhân vật trong tác phẩm
	B- Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm
	C- Các làn điệu chèo được sử dụng trong tác phẩm
	D- ý nghĩa đạo đức của tác phẩm
 5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài
	- Tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nét đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ.
	- Phân tích nhân vật Thị Kính và Sùng bà.
	- Học ghi nhớ, làm bài tập phần luyện tập.
	- Chuẩn bị bài: dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
E- rút kinh nghiệm
IV.3. Mục lục
I- phần mở đầu :
I.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... .....1	 	I.1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................1
	I.1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................2
I.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... ..3
I.3. Thời gian, địa điểm........................................................................................ ..4
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn............................................... 4
ii- phần nội dung:
II.1. Chương I : Tổng quan.................................................................................. ...6
	II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................6
	II.1.2. Cơ sở lí luận.......................................................................................6
II.2. Chương II : Nội dung vấn đề nghiên cứu.........................................................7
	 II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................7
	 II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài........................................................8
II.3. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu................................9
	II.3.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................9
	II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn..............................................................9
	II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..............................................9
	II.3.2.2. Thực trạng...........................................................................10
	II.3.2.3. Đánh giá thực trạng.............................................................11
	II.3.2.4. Đề xuất biện pháp...............................................................11
	 II.3.2.4.1.Những điều giáo viên cần nắm vững...........................11
	 II.3.2.4.2. Dạy học văn bản kịch.................................................13
	II.3.2.5. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra.............30
III- phần kết luận và kiến nghị
III.1. Kết luận..........................................................................................................32
III.2. Kiến nghị........................................................................................................32
IV- tài liệu tham khảo, phụ lục
IV.1. Danh mục các tài liệu tham khảo..................................................................34
IV.2. Phụ lục..........................................................................................................35
V- Nhận xét của hội đồng khoa học
cấp trường, phòng giáo dục và đào tạo
V.1. Hội đồng khoa học cấp trường.....................................................................52
VI.2. hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo..........................................53
v- nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường, phòng giáo dục đào tạo
v.1. hội đồng khoa học cấp trường
v.2. hội đồng khoa học phòng giáo dục và đào tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN NV 9 tttt.doc