Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần: 17

Tiết: 79

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

_Tự đánh giá bài làm, sưả chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.

2. Kĩ năng:

_Rèn kĩ năng tự đánh giá chất lượng và bài làm của mình, rút ra kinh nghiệm cho những bài sau.

3. Thái độ:

_Có thái độ thẳng thắn trong tự đánh giá, rút kinh nghiệm để bản thân tiến bộ hơn.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Đọc bài làm của học sinh, thống kê lỗi sai.

-Học sinh: Xem lại đề văn, lập dàn bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 17
Tiết: 79
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
_Tự đánh giá bài làm, sưả chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
2. Kĩ năng:
_Rèn kĩ năng tự đánh giáù chất lượng và bài làm của mình, rút ra kinh nghiệm cho những bài sau.
3. Thái độ:
_Có thái độ thẳng thắn trong tự đánh giá, rút kinh nghiệm để bản thân tiến bộ hơn.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Đọc bài làm của học sinh, thống kê lỗi sai.
-Học sinh:
Xem lại đề văn, lập dàn bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.( 5’ )
1.Kiểm tra bài cũ.
-Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa văn bản thuyết minh và văn bản miêu tả.
2.Giới thiệu bài mới.
Nhằm giúp các em nhìn lại những ưu và khuyết điểm của bài viết số 3, hôm nay chúng ta đi vào tiết trả bài.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài và lập dàn bài.( 15’)
*Mục tiêu: Giúp HS lập lại dàn bài để đối chiếu với bài làm của bản thân.
-GV: Gọi HS đọc lại đề bài đã làm ở tiết trước.
-GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, thể loại?
-Bố cục một bài văn tự sự gồm mấy phần ?
-Với đề bài trên mỗi phần cần thực hiện những nội dung gì?
-GV: Treo bảng phụ đáp án phần dàn bài.
1.Mở bài :
-Giới thiệu nội dung chính về một kỉ niệm đáng nhớ em và thầy ( cô )giáo cũ.
2.Thân bài :
-Đó là kỉ niệm gì?
-Xảy ra vào thời điểm nào?
-Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào?
-Có sử dụng các yếu tố miêu tả miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
3.Kết bài:
-Những mong ước, hứa hẹn của bản thân.
HĐ3:Giáo viên nhận xét những ưu và khuyết điểm của bài làm học sinh.( 23’ )
* Mục tiêu: Giúp HS nhận ra những lỗi sai của mình trong bài làm, có ý thức khắc phục.
* Ưu điểm
-Kể đúng sự việc theo yêu cầu của đề bài, bài làm có bố cục đủ 3 phần, kết hợp được các yếu tố miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, một số bài làm khá sinh động, giàu cảm xúc, hạn chế được các lỗi đã mắc phải ở bài trước . 
* Hạn chế
-Một vài học sinh chưa chuẩn bị giấy hoàn chỉnh.
-Kể sự việc còn lan man chưa tập trung vào sự việc chính, bố cục không rõ ràng, kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm còn yếu, trình bày đối thoại chưa rõ, hành văn chưa mạch lạc, trôi chảy. 
-Những lỗi cần khắc phục : kết hợp miêu tả, diễn đạt  
Chính tả
Sai
Châm lo
Sinh sinh
Miêng mang 
Bạt phơ
Aáp iu
Đúng
Chăm lo
Xinh xinh
Miên man 
Bạc phơ
Ắp iu
-Viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, diễn đạt ý chưa rõ ràng.
-Dùng từ ngữ xưng hô và từ ngữ biểu hiện tình cảm chưa phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh.
-GV đọc bài hay cho học sinh tham khảo: Thảo Ngân.
-GV: phát bài cho học sinh – ghi điểm.
-GV: Yêu cầu HS tự nhận xét những lỗi của bản thân, GV kết hợp những lỗi vướng mắc chung của HS sửa chữa cụ thể trên lớp. 
HS thực hiện theo yêu cầu
-Nội dung mục 3.
HS lắng nghe, ghi bài.
HS đọc lại đề văn
HS xác định :
- Tự sự là chính, kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận.
- Kể lại kỉ niệm với thầy cô giáo cũ.
- Đúng thể loại theo yêu cầu của đề bài.
- Bố cục ba phần.
HS trả lời :
-Bố cục của bài văn gồm ba phần.
HS quan sát 
HS quan sát, ghi nhận.
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS ghi nhận, khắc phục
HS đọc bài – hô điểm
HS nêu lỗi sai và cách sửa chữa
Đề:Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ..
I.Tìm hiểu đề bài.
- Tự sự là chính, kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận.
- Kể lại kỉ niệm với thầy cô giáo cũ.
- Đúng thể loại theo yêu cầu của đề bài.
- Bố cục ba phần.
II.Lập dàn bài.
1.Mở bài :
-Giới thiệu nội dung chính về một kỉ niệm đáng nhớ em và thầy ( cô )giáo cũ.
2.Thân bài :
-Đó là kỉ niệm gì?
-Xảy ra vào thời điểm nào?
-Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào?
-Có sử dụng các yếu tố miêu tả miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
3.Kết bài:
-Những mong ước, hứa hẹn của bản thân.
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà. 
( 2’)
-Soạn bài : Những đứa trẻ.
+Đọc văn bản, tóm tắt.
+Trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
+Phân tích hình ảnh những đứa trẻ.
Ghi nhận, thực hiện
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp 
Sĩ số
 0 < 3.5
3.5 < 5
5 < 6.5
6.5 < 8 
8 < 10
9/1
9/4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 17
Tiết: 80
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT,
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1.Kiến thức:
_Tự đánh giá kết quả học tập môn TV ở HKI.
_Rút ra những ưu khuyết điểm chính trong bài đã làm, từ đó tự rút kinh nghiệm cho những bài làm sau này.
_Xác định những ưu điểm, hạn chế cơ bản, phổ biến để định hướng phát huy hay khắc phục phù hợp.
2.Kĩ năng:
_Rèn kĩ năng tự đánh giáù chất lượng và bài làm của mình, rút ra kinh nghiệm cho những bài sau.
_Rèn kĩ năng tự đánh giáù chất lượng và bài làm của mình, rút ra kinh nghiệm cho những bài sau.
3.Thái độ:
_Có thái độ thẳng thắn trong tự đánh giá, rút kinh nghiệm để bản thân tiến bộ hơn.
_Có thái độ thẳng thắn trong tự đánh giá, rút kinh nghiệm để bản thân tiến bộ hơn.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Chấm bài của học sinh, thống kê lỗi sai.
-Học sinh:
Xem lại đề văn SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Nhằm giúp các em củng cố lại nhận thức về tiếng Việt đã học và giúp các em thấy rõ được những ưu, khuyết điểm của bài viết của mình. Hôm nay chúng ta đi vào tiết trả bài kiểm tra tiếng Việt.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề kiểm tra tiếng Việt.(15’)
*Mục đích: Giúp HS xây dựng đáp án cho đề kiểm tra, so sánh đối chiếu với bài làm nhận ra lỗi sai.
Kiểm tra tiếng Việt
-Giáo viên lần lượt đọc nội dung các câu trắc nghiệp cho học sinh lựa chọn giải đáp nội dung phần trắc nghiệm.
-Yêu cầu học sinh nêu ý kiến cá nhân giải đáp các câu hỏi tự luận.
-Giáo viên nhận xét – bổ sung.
HS lần lượt nêu ý kiến – bổ sung - nhận xét.
HS trình bày nội dung các câu hỏi tự luận - nhận xét – bổ sung hoàn chỉnh.
I. Trắc nghiệm.
Câu 1: b Câu 2: d
Câu 3: c
Câu 4: a Câu 5: d Câu 6: a 
Câu 7: b Câu 8: d Câu 9: b 
Câu 10: a Câu 11: d 
Câu 12 : a
II. Tự luận.
Câu 1: 
a/ Trình bày nội dung ghi nhớ.
b/Viết đúng cách thức dẫn trực tiếp.
Câu 2:
-Nhằm phục vụ mục đích giao tiếp.
Câu 3:
-Tình huống đúng phương châm về chất.
Câu 4:
-Biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
-Tác dụng làm cho sự vật sinh động, gần gũi với con người.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề kiểm tra Văn.(15’)
*Mục đích: Giúp HS xây dựng đáp án cho đề kiểm tra, so sánh đối chiếu với bài làm nhận ra lỗi sai.
Kiểm tra Văn
-Giáo viên lần lượt đọc nội dung các câu trắc nghiệp cho học sinh lựa chọn giải đáp nội dung phần trắc nghiệm.
-Yêu cầu học sinh nêu ý kiến cá nhân giải đáp các câu hỏi tự luận.
+Em sẽ giới thiệu về chị em Thuý Kiều?
+Em thích nhất nhân vật nào trong các truyện trung đại em đã học?
-Giáo viên nhận xét – bổ sung.
HS lần lượt trình bày ý kiến – nhận xét – bổ sung
I. Trắc nghiệm
Câu 1: d Câu 2: b 
Câu 3: c
Câu 4: a Câu 5: a Câu 6: a 
Câu 7: a Câu 8: d Câu 9: c 
Câu 10: đồng sông .. rừngtri kỉ.
Câu 11: c 
Câu 12 : d.
II. Tự luận
Câu 1: 
-Tình cảm cha con sâu nặng.
-Học sinh dùng những dẫn chứng phân tích.
Câu 2:
-Ông Hai là người yêu.
-Học sinh dùng những dẫn chứng phân tích.
Câu 3:
a/Hai khổ thơ cuối của bài thơ.
b/Chúng ta không nên đi quá khứ.
HĐ3:Giáo viện nhận xét bài làm của học sinh.(23’)
* Mục tiêu: Giúp HS nhận ra những ưu và khuyết điểm của bài làm. Từ đó khắc phục lỗi của bài làm. Có ý thức học tập tốt hơn.
* Ưu điểm: Đa số đạt được yêu cầu bài làm 
- Phần tự luận: Nhiều em diễn đạt ý trôi chảy, trình bày sạch, rõ ràng, nội dung đầy đủ theo yêu cầu đề bài 
- Phần trắc nghiệm đa số các em thực hiện đúng yêu cầu từng câu 
* Khuyết điểm: 
- Phần trắc nghiệm: Đa số học sinh còn sai ở câu 1,3.
- Phần tự luận : Một số bày làm trình bày dưới dạng ý – chưa diễn đạt thành văn.
- Một số chưa làm rõ nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn miêu tả cảnh kết hợp tả – gợi.
* GV phát bài – ghi điểm.
HS lắng nghe
HS hô điểm
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Soạn bài: 
Ghi nhận, thực hiện
THỐNG KÊ ĐIỂM VĂN
Lớp 
Sĩ số
 0 < 3.5
3.5 < 5
5 < 6.5
6.5 < 8 
8 < 10
9/1
9/4
THỐNG KÊ ĐIỂM TIẾNG VIỆT
Lớp 
Sĩ số
 0 < 3.5
3.5 < 5
5 < 6.5
6.5 < 8 
8 < 10
9/1
9/4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 17
Tiết: 81, 82
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1.Kiến thức:
- Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn lớp 9, thấy được tính tích hợp của chúng với văn bản chung.
 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với những nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
2.Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát.
3.Thái độ:
-Thấy được tầm quan trọng của phân môn tập làm văn nói riêng và bộ môn ngữ văn nói chung trong chương trình THCS.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.	
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Để giúp học sinh nắm vững được nội dung trọng tâm của văn bản thuyết minh tự sự. Đồng thời thấy rõ vai trò, vị trí tác dụng của chúng trong việc tạo lập văn bản -> Ôn tập.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ:Hướng dẫn HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự và văn thuyết minh.(82’)
Câu 1. Các nội dung lớn và trọng tâm.
*Mục tiêu: Giúp HS thấy được tầm quan trọng của phân môn tập làm văn nói riêng và bộ môn ngữ văn nói chung trong chương trình THCS. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với những nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát. Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn lớp 9, thấy được tính tích hợp của chúng với văn bản chung.
-Phần tập làm văn 9 Tập 1 có những nội dung lớn nào ? Nội dung nào là trọng tâm ?
-GV chốt nội dung: Một số nội dung mới trong văn bản tự sự: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự; Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 
HS nêu ý kiến cá nhân – bổ sung – nhận xét.
-Văn bản thuyết minh: Trọng tâm luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghệ thuật, miêu tả 
-Văn tự sự: Kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
a. Văn bản thuyết minh: Trọng tâm luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố nghệ thuật, miêu tả 
b. Văn tự sự: Kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận. 
-Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào ? Ví dụ. 
HS trình bày :
- Gợi lên hình ảnh cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc.
Câu 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh:
- Gợi lên hình ảnh cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc.
-GV cho học sinh hội ý trong bàn thực hiện nội dung sau:
 Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác nhau với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ?
-GV chốt nội dung ghi lên bảng.
HS hội ý theo yêu cầu – đại diện trình bày – bổ sung.
Câu 3. Phân biệt: 
Văn bản thuyết minh
Văn bản
miêu tả
- Trung thành với đặc điểm đối tượng, khách quan khoa học. 
- Cung cấp đầy đủ về tri thức về đối tượng cho người nghe, đọc.
-Ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
-Mang tính đơn nghĩa.
. 
- Xây dựng một đối tượng nào đó thông qua quan sát liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan.
- Mang đến cảm nhận mới cho người nghe, đọc. 
-Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật.
-Mang tính đa nghĩa.
.
-Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ? Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
-GV yêu cầu học sinh cho ví dụ một đoạn văn miêu tả nội tâm, một đoạn văn tự sự  nghị luận, một đoạn văn tự sự yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận.
-GV: Gợi ý cho HS chọn trong các văn bản học ở học kì một lớp 9.
VD: a. Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm 
- “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, các đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang Thôi lại chuyện ấy rồi ! (SGK 168) (Làng – Kim Lân)
b. Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
“Nhưng bây giờ, điều tôi đang gọi là hi vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra ? Người ta đi mãi thì thành đường thôi” (SGK 216) (Cố hương – Lỗ Tấn)
c. Đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm – nghị luận 
“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta tôi chỉ buồn chứ không nỗ giận” (SGK 137)
(Lão Hạc – Nam Cao)
-GV: Nội dung hai câu 5,6 vừa học các em về nhà tự ôn tập lại.
HS nêu ý kiến cá nhân – nhận xét - bổ sung.
--Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Vai trò, vị trí, tác dụng: Giúp người đọc thấy rõ suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho bài văn thêm sinh động.
HS quan sát ví dụ – phân tích.
HS ghi nhận – thực hiện
Câu 4. Nội dung văn bản tự sự. 
-Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Vai trò, vị trí, tác dụng: Giúp người đọc thấy rõ suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho bài văn thêm sinh động.
- Thế nào là đối thoại ?
- Thế nào là độc thoại ?
- Thế nào là độc thoại nội tâm ?
- Nêu vài trò, tác dụng và hình thức thể hiện các yếu tố này trong văn bản tự sự.
- Tìm ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-HS nhắc lại kiến thức cũ đã học.
-HS tìm ví dụ minh họa đúng yêu cầu
Câu 5: Tìm ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Tìm hai đoạn văn(kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba). Nhận xét vai trò.
-HS tìm đúng yêu cầu
-HS nhận xét
Câu 6: Tìm hai đoạn văn(kể theo ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba). Nhận xét vai trò.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Soạn bài: Ôn tập tập làm văn (tt)
+Chuẩn bị theo các yêu cầu câu hỏi SGK trang/220
+Đọc lại một số tác phẩm có liên quan kiến thức.
HS ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc