Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 106

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 106

TIẾT 99: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG, SỰ VIỆC ĐỜI SỐNG

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp học sinh hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống ; nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.

- Bước đầu làm quen với hình thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, SHD, Soạn bài

 Trò: Học soạn bài

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?

3- Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 99 đến tiết 106", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: 25/1/2012 
Ngày dạy: 30-4/2/2012
tiết 99: nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống ; nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
- Bước đầu làm quen với hình thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, SHD, Soạn bài
 Trò: Học soạn bài 	
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
3- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động I: NL về một sự việc hiện tượng đời sống.
 Hoạt động 1: Phân tích ngữ liệu mẫu
? Học sinh đọc văn bản sgk.	
? Văn bản bàn về vấn đề gì?
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề.
Lề mề trở thành thói quen, thành bệnh ở một số người
	? Có thể chia văn bản làm mấy phần, ý nội dung chính của từng phần là gì?	
- Bố cục gồm 3 phần.
+ Mở bài (đoạn 1) Thế nào là bệnh lề mề.
	+ Thân bài (đoạn 2 - 3 - 4) Những biểu hiện nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
+ Kết bài: (đoạn cuối) Đấu tranh với bệnh lề mề biểu hiện của người có văn hoá	? Tác giả nêu rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này bằng các luận điểm luận cứ cụ thể, xác đáng rõ ràng.
? Tác giả đã trình bày vấn đề qua những luận điểm nào? Những luận điểm đó đã được thể hiện qua luận cứ nào? Học sinh thảo luận 
 ? Có thể xác định luận điểm 1 của văn bản là gì, ? Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào?)	
 * Luận điểm 1: Những biểu hiện của bệnh lề mề
? Nguyên nhân của bệnh lề mề là gì?
(Thực chất người lề mề có biết quý thời gian không?
Tại sao vẫn con người đó khi làm việc riêng lại rất nhanh, còn khi làm việc chung lại thường chậm trễ?)	
- Do thiếu tự trọng ..
*Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng đó.
? Bệnh lề mề gây tác hại hại như thế nào?
? Tác giả phân tích tác hại đó qua những ý nào?	
* Luận điểm 3: Tác hại của bệnh lề mề	
- ảnh hưởng tới người khác
- Tạo ra 1 tập quán không tốt.
? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao? Hiện tượng lề mề trở thành thói quen có hệ thống, tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở thành chứng bện không sửa chữa được.
? Theo tác giả chúng ta cần làm gì để chống lại căn bệnh lề mề? Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như thế nào? 	
- Mọi người phải tôn trọng và hợp tác.
- Quan diểm: Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
? Hãy nhận xét bố cục của bài viết? - Bố cục bài viết hợp lí chặt chẽ mạch lạc.
? Nêu nhiệm vụ chung của mở bài, thân bài, kết bài? Giáo viên tổng hợp ở bảng phụ đáng để làm nổi bật vấn đề, dẫn chứng sinh động dễ hiểu Phân tích rõ nguyên nhân mặt đúng mặt sai, mặt lợi, mặt hại.
+ Kết bài: Bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. 
? Bài viết đã nêu lên vấn đề gì trong xã hội?
- Nêu cao trách nhiệm, ý thức, trách nhiệm tác phong làm việc đúng giờ trong đời sống của con người hiện đại. Đó là biểu hiện của con người có văn hoá.
* Kết luận: ? Văn bản "Bệnh lề mề" là văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống. Vậy theo em thế nào là bình luận một sự việc hiện tượng trong đời sống?
Nghị luận về về một sự việc hiện tượng xã hội
 Hoạt động 2: Kết luận - Ghi nhớ.
* Hoạt động II: Luyện tập.	
Bài tập 1: Học sinh lên bảng liệt kê các trường hợp cụ thể, sau đó gọi học sinh khác bổ sung.
* Việc tốt:	
- Những tấm gương học tốt (Những bông hoa điểm tốt)
- Học sinh nghèo vượt khó.
- Đôi bạn cùng tiến (tinh thần tương trợ lẫn nhau)
- Gương người tốt việc tốt (nhặt được của rơi đem trả người mất.
- Gương chăm học không tham lam, giàu lòng tự trọng.
* Hiện tượng xấu:
- Sai hẹn, không giữ lời hứa. Nói tục, chửi bậy.Viết bậy lên bàn. ăn mặc đua đòi. Trốn tiết, bỏ giờ. Quay cóp, thói quen dựa dẫm, ỉ lại. Tác phong chậm chạp, lề mề
I. Tim hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
 Văn bản "Bệnh lề mề".
+ Mở bài: Thế nào là bệnh lề mề.
+ Thân bài: Những biểu hiện nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
+ Kết bài: Đấu tranh với bệnh lề mề biểu hiện của người có văn hoá	
Kết luận: Văn bản "Bệnh lề mề" là văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống. 
2. Kết luận - Ghi nhớ: 	
II. Luyện tập:	
Bài tập 1: 
* Việc tốt: - Những tấm gương học tốt. Học sinh nghèo vượt khó. Đôi bạn cùng tiến. Gương người tốt việc tốt	
* Hiện tượng xấu: Sai hẹn, không giữ lời hứa. Nói tục, chửi bậy...
 4. Củng cố: Nắm được đặc trưng của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
 5. Hướng dẫn về nhà:Tập tìm hiểu một sự việc hiện tượng ở địa phương để viết văn bản nghị luận về sự việc hiện tượng ấy.
Ngày soạn: 26/1/2012 
Ngày dạy: 30-4/2/2012
Tiết 100: cách làm bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết học gúp học sinh.
 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Tích hợp với văn học và tập làm văn ở lớp 7,8, Tiếng Việt.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết, bày tỏ ý kiến trước sự việc hiện tượng trong cuộc sống.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bày tỏ ý kiến trước sự việc hiện tượng thường gặp ở địa phương.
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài
 Trò. Soạn bài học bài 
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài này 
? Cho ví dụ về một số sự việc hiện tượng mà em biết
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
1. Đề bài 1: Học sinh đọc đề bài 1 SGK/22.
? Đề 1 nêu vấn đề gì? Yêu cầu đối với người viết là gì?
- Nêu vấn đề: Học sinh nghèo vượt khó.
- Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
2. Đề bài 2: Yêu cầu người viết phải trình bày vấn đề gì?
? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với xã hội?
- Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ( một mẩu tin).
- Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
3. Đề bài 3: Học sinh đọc đề bài.
? Đề bài nêu vấn đề gì?
? Vấn đề đó liên quan tới đối tượng nào là chủ yếu?
? Thử nêu ý kiến của em về vấn đề đó?
- Nhiều bạn mải chơi điện tử, bỏ học, sao nhãng nhiều việc khác.
- Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
4. Đề bài 4: 
? Đề 4 có gì giống và khác với đề 1, 2 và 3?
- Điểm khác nhau: Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện đó. Vấn đề được nêu ra gián tiếp. Người viết phải căn cứ vào nội dung mẩu chuyện thì mới xác định được vấn đề.
	- Điểm giống nhau: Các đề yêu cầu người viết phải trình bày quan điểm, tư tưởng thái độ của mình đối với vấn đề được nêu ra.
* Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghĩ ra một số đề tương tự:
* Hoạt động II: Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Học sinh đọc đề bài SGK/23.
? Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
 *Bước1- Đọc kĩ đề -Tìm hiểu đề - Tìm ý
+ Thể loại: Nghị luận (bình luận).
+ Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng sự việc được nêu ra. Phạm văn Nghĩa thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
+ Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
? Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
+ Khi ra đồng: Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
+ Việc làm ở nhà: Nuôi gà, nuôi heo.
+ ý nghĩa của việc làm:
_ Nghĩa là người thương mẹ giúp mẹ công việc đống áng. Là người biết sáng tạo.
_ Là người biết kết hợp việc học tập với việc hành.
? Vì sao thành đoàn Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
- Học ở bạn tình yêu cha mẹ.
- Yêu lao động.
- Cách kết hợp học với hành.
- Học trí thông minh sáng tạo.
 *Bứơc2:	Lập dàn bài gồm 3 phần:
? Dàn bài gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
? Mở bài nêu gì?
	 Mở bài: Giới thiệu hiện tượng bạn Phan Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phan Văn Nghĩa.
- Có một số bạn ham chơi, lười học, có một số bạn tuổi nhỏ mà trí lớn - chăm học chăm làm yêu thương cha mẹ - Phan Văn Nghĩa chính là tấm gương như vậy.- Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập gương bạn Phan Văn Nghĩa.
	‚ Thân bài:	
* ý nghĩa việc làm:
- Nêu việc làm của Nghĩa. Những việc làm đó không khó.
* Đánh giá phong trào học tập Phan Văn Nghĩa.
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ.
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức đã học ở trường vào công việc trồng trọt.
- Nghĩa còn giúp mẹ các công việc nhà: Chăm sóc, nuôi gà heo
- Nghĩa còn là người sáng tạo thông minh tự làm cho mẹ cái tời để mẹ kéo nước cho đỡ mệt.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phan Văn Nghĩa?
- Là học tập tất cả các tính cách trên.
3- Kết luận:	ý nghĩa tấm gương bạn Phan Văn Nghĩa, Rút ra bài học cho bản thân.
- Dựa vào dàn ý học sinh viết bài hoàn chỉnh.
	* Bước 3 Viết bài:	- Học sinh viết ra nháp.
	* Bước 4 Đọc lại bài sửa chữa.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
1. Đề bài 1
- Nêu vấn đề: Học sinh nghèo vượt khó.
- Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
2. Đề bài 2:
- Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
- Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
3. Đề bài 3
- Nhiều bạn mải chơi điện tử, bỏ học, sao nhãng nhiều việc khác.
- Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó
4. Đề bài 4
II. Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
+ Thể loại: Nghị luận (bình luận).
+ Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng sự việc được nêu ra. Phạm văn Nghĩa thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
+ Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
III. Tổng kết - Ghi nhớ.
IV. Luyện tập 
  Mở bài: Giới thiệu hiện tượng bạn Phan Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phan Văn Nghĩa.
	‚ Thân bài:	
* ý nghĩa việc làm:
- Nêu việc làm của Nghĩa. Những việc làm đó không khó.
* Đánh giá phong trào học tập Phan Văn Nghĩa.
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ.
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức đã học ở trường vào công việc trồng trọt.
- Nghĩa còn giúp mẹ các công việc nhà: Chăm sóc, nuôi gà heo
- Nghĩa còn là người sáng tạo thông minh tự làm cho mẹ cái tời để mẹ kéo nước cho đỡ mệt.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phan Văn Nghĩa?
- Là học tập tất cả các tính cách trên.
 ‚- Kết luận:	
 4. Củng cố: Cách tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ, Làm bài tập: Phần luyện tập.
Ngày soạn: 27/1/2012 
Ngày dạy: 30-4/2/2012
Tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị chương trình địa phương
(Phần tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh	
 1. Kiến thức: Học sinh tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Tích hợp với văn bản ngữ văn và tiếng Việt đã học.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho hpọc sinh kĩ năng viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ kiến nghị dưới hình thức: Tự sự, miêu tả, nghị luận.
 3. T ... sao?
- Lược bỏ từ in đậm nghĩa của câu không thay đổi vì không tham gia vào thành phần cấu trúc của câu.
? Câu a các từ in đậm được thêm vào chú thích cho cụm từ nào?
- Chú thích cho cụm từ "Đứa con gái đầu lòng của anh", có tác dụng giải thích rõ hơn.
? Câu b	tương tự, các từ (cụm C - V) in đậm chú thích cho điều gì?
- Tôi nghĩ vậy đ chú thích cho "Lão không hiểu tôi" chỉ ý nghĩ diễn ra trong đầu tác giả về sự việc lão Hạc chưa hiểu hết tấm lòng ông giáo, chưa hiểu hết ý nghĩ của ông giáo.
c) VD thêm:	Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
	(Quê hương - Giang Nam)
? Các từ trong ngoặc đơn có ý nghĩa như thế nào?
- (Có ai ngờ) đ Sự ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích.
- (Thương thương quá đi thôi) đ Xúc động trước nụ cười hồn nhiên của cô gái và đôi mắt đen tròn.
- (Quê hương - Giang Nam) đ Nêu xuất xứ của đoạn thơ (tên bài thơ, tác giả)
? Các thành phần vừa nhận xét có đặc điểm chung gì về cách trình bày trong câu?
? Chúng có ý nghĩa ntn? 	
+ Cách trình bày các thành phần đó thường đặt giữa các dấu:
- Gạch ngang, Ngoặc đơn, Dấu phẩy.
+ Tác dụng: Chú thhichs giải thích thêm cho những từ ngữ sự việc trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, của người viết.
? Thế nào là thành phần chú thích?
? Các thành phần gọi, đáp, phụ chú có phải là thành phần biệt lập không?
* Kết luận: Học sinh đọc ghi nhớ ý 2 SGK /31	
I. Thành phần gọi đáp:
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
a, Này dùng để gọi.	
b, Thưa ông dùng để đáp.
+ Này à thiết lập quan hệ giao tiếp (hướng người nghe vào điều mình đang nói)
+ Thưa ông à duy trì cuộc đối thoại đang diễn ra.
2. Kết luận- Ghi nhớ 
II. Thành phần phụ chú:
1. Phân tích ngữ liệu mẫu
a, Và cũng là đứa con duy nhất của anhđChú thích cho cụm từ "Đứa con gái đầu lòng của anh", có tác dụng giải thích rõ hơn.
b, Tôi nghĩ vậy đ chú thích cho "Lão không hiểu tôi" chỉ ý nghĩ diễn ra trong đầu tác giả về sự việc lão Hạc chưa hiểu hết tấm lòng ông giáo, chưa hiểu hết ý nghĩ của ông giáo. 
+ Cách trình bày các thành phần đó thường đặt giữa các dấu:	
- Gạch ngang
- Ngoặc đơn
- Dấu phẩy.
+ Tác dụng: Chú thích giải thích thêm cho những từ ngữ sự việc trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, của người viết.
2. Kết luận- Ghi nhớ
III. Luyện tập:
	1. Bài tập 2: Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao, cho biết lời đó hướng tới ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Bầu ơi đ Thành phần gọi đáp, lời gọi chung chung không hướng tới riêng ai (hướng tới mọi người)
2. Bài tập 3: Tìm thành phần phụ chú, cho biết chúng bổ sung điều
Gì?
a Mọi người - kể cae anh đ bổ sung làm rõ nghĩa cho cụm từ "chúng tôi"
b các thấy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ đ bổ sung chỉ rõ đối tượng "Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này"
c Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới đ bổ sung (lớp trẻ)
4. Củng cố: Ôn lại kiến tức về các thành phần biệt lập, hệ thống lại các bài tập trong SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 4,5 /33sgk
Ngày soạn: 2/2/2012
Ngày dạy: 6 - 11/2/2012
Tiết 104 - 105: Viết bài tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt
+ Giúp học sinh thực hành viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xh
+ Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội.
+ Tích hợp với tiếng việt và ngữ văn.
B. Chuẩn bị: 	- Thầy ra đề.
	- Trò chuẩn bị giấy
C. Tiến trình lên lớp.
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 
3- Bài mới:
 Đề bài: Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công( như anh Nguyễn Ngọ Ký bị hỏng tay dùng chân viết chữ ; Anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay dùng vai viết chữ ; Anh Đỗ Trọng Khơi bị baijn liệt đã tự học để thành nhà thơ, anh Trần Văn Thước bị tai nạn bị bại liệt toàn thân, tự học để thành nhà văn ) Hãy lấy nhan đề "Những người không chịu thhua số phận". Em hãy viết bài nêu suy ngĩ của mình về con người ấy.
I. Yêu cầu cần đạt
 1. Mở bài : Giới thiệu sự việc hiện tượng đã chiến thắng só phận bất hạnh trở thành gương sáng cho mọi người học tập.
 2. Thân bài: 
* Giới thiệu tấm gương sáng 
a) Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay dùng chân viết chữ, học hết phổ thông, đại học trở thành nhà giáo ưu tú, nhà văn. 
b) Anh Hoa Xuân Tứ cụt hai tay viết bằng vai 
c) Đỗ Trọng Khơi bị liệt không ngừng tự học trở thành nhà thơ.
d) Trần Văn Thước bị tai nạn liệt toàn thân, tự học trở thành nhafvawn.
* Nêu suy nghĩ của em về những tấm gương đó 
- Đó là những người vượt lên hoàn cảnh số phận éo le để vươn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Những người dũng cảm, có ý chí và nghị lực pji thường không gục ngã, bi quan trước số phận mà luôn có ý thức cầu tiến xứng đáng với lời dậy của Bác "tàn mà không phế". Họ thật sự trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập noi theo. Liên hệ với bản thân em 
 3. Kết bài: Rút ra bài học về quan niệm sống, về ý chí vươn lên để chiến thắng số phận
II.Đáp án biểu điểm 
 A. Mở bài : Nêu được các ý trên cho (1điểm ) Giới thiệu sự việc hiện tượng đã chiến thắng só phận bất hạnh trở thành gương sáng cho mọi người học tập.
 B. Thân bài: Đủ các ý trên 8 điểm nếu thiếu 1 ý trừ 1 điểm . Thiếu ý 2 trừ 1 điểm 
 C. Kết bài: Nêu đủ các ý trên (1điểm )
* Trình bày cẩu thả, nhiều lỗi chính tả trừ 1 điểm.
4. Củng cố: Gv thu bài và nhận xết giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: Tiếp tục ôn tập kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng.
Ngày soạn: 3/2/2012
Ngày dạy: 6 - 11/2/2012
tiết 106: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
của la phông ten
A. Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh cảm nhận được tác giả bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy Phông nhằm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận văn học có sử dụng phép lập luận so sánh đối chiếu
B Chuẩn bị : Thầy: Soạn bài 
 Trò: Học soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới: 
 Gv: ở lớp 8, các em đã được học bài văn nghị luận xã hội "ĐI bộ ngao du" của nhà văn Pháp Ru - xô. Hôm nay, cô giới thiệu với các em một văn bản ngị luận nữa của nhà nghiên cứu học H. Ten với đầu đề:
"Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten"
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu những nét khái quát vê tác giả?
- Hi - pô - lít Ten (H. Ten) (1828 - 1893)
- Là một triết gia, sử gia nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện hàn lâm Pháp.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm? – Trích phần thứ hai của
- Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông La Phông ten và thơ ngụ ngôn của ông, 1853.
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? 
- Nghị luận văn chương.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài- Học sinh đọc văn bản, giáo viên nhận xét.
? Văn bản có bố cục mấy phần:
- 2 phần:	 
+ P1:Từ đầu tốt bụng thế: Hình tượng con cừu
+ P2: Còn lại: Hình tượng con sói
? Cả 2 phần tác giả triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào?
* Nghị luận theo trình tự 3 bước:
- Dưới ngòi bút của La Phông ten.
- Dưới ngòi bút của Đuy - Phông
- Dưới ngòi bút của La Phông ten.
*Giáo viên: Tác giả đã nhờ La Phông ten tham gia vào mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
* Hình tượng con cừu
? Đoạn thơ em đọc của tác giả La Phông ten viết về con cừu như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về con cừu qua đoạn thơ đó?
- Con vật yếu đuối, hiền, thật thà, luôn hún nhường trước kẻ mạnh hơn. Đó là con vật đáng thương và tội nghiệp.
? Tiếp theo là lời nhận xét của Buy - Phông về loài cừu? (Hãy nêu hiểu biết của em về Buy Phông?)
- Nhà vạn vật học, nhà văn Pháp, viện sĩ viện hàn lâm Pháp, tác giả công trình Vạn vật học nổi tiếng gồm 35 tập xuất bản 1749 đ 1789 
Giáo viên : Buy Phông là một nhà khoa học.
? Vậy cách nhìn nhận của ông về loài cừu như thế nào?
- Học sinh tóm tắt nêu các ý:
+ Chúng thường hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường cũng đủ làm cho chúng nháo nhào co cụm lại.
+ Không biết trốn tránh nguy hiểm  ở đâu là đứng nguyên tại đấy.
 phải có con đầu đàn đi trước.
? Từ đó Buy Phông nêu bật đặc điểm nào của cừu?
- Sợ sệt và đần độn.
? Nhận xét của Buy Phông về cừu có đáng tin cậy không? Vì sao?
- Đáng tin vì Buy Phông đã dựa trên những hoạt động của bản năng của cừu do trực tiếp quan sát và nhận xét đ Hoạt động bản năng rất đúng với thực tế cuộc sống của loài cừu.
? Dưới con mắt của La Phông ten loài cừu hiện ra như thế nào?
- Giọng cừu non tội nghiệp mới buồn rầu và dịu dàng làm sao.
- Cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng rên của con nó
- Nhận ra con trong cả đám đông cừu kia  đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy vẻ nhẫn nhục  cho dến khi đã bú xong  đ Tình mẫu tử
? Người viết bài này đã nhận xét đặc điểm nào của hình tượng cừu non trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten?
- Chúng còn thân thương và tốt bụng nữa.
? Tình cảm của La Phông ten đối với loài vật như thế nào?
- La Phông Ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế 
? Em nghĩ gì về cách cảm nhận này?
- Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan.
- Tạo được hình ảnh vừa chân thực, vừa xúc động về con vật này.
? Trở lại đoạn thơ ở đoạn đầu văn bản ? Qua cuộc đối thoại với chó sói em cảm nhận được gì về cừu non? 
- ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
? nhờ đâu mà La Phông ten viết được như vậy?
- La Phông ten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
? Cách miêu tả của La Phông Ten và cách miêu tả của Buy Phông về loài cừu có gì khác nhau?
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của truyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng hành động giống với con người khác với cách viết của Buy Phông
I. Đọc tìm hiểu chung
- Tác giả: 
- Tác phẩm: Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông La Phông ten và thơ ngụ ngôn của ông, 1853.
- Kiểu văn bản: Nghị luận văn học.
- Bố cục: 2phần
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng con cừu
- Con cừu yếu đuối, hiền, thật thà, luôn hún nhường trước kẻ mạnh hơn. Đó là con vật đáng thương và tội nghiệp.
- Buy Phông đã dựa trên những hoạt động của bản năng của cừu do trực tiếp quan sát và nhận xét đ Hoạt động bản năng rất đúng với thực tế cuộc sống của loài cừu.
- La Phông Ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng
- La Phông ten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
* Tiểu kết:
4. Củng cố: Cách nhìn loài vật của nhà văn và nhà khoa học.
5. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu nghệ thuật nghị luận của H. Ten qua văn bản, soạn phần tiếp theo.
Ngày 6 tháng 2 năm 2012
Đủ giáo án tuần 23.
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tuan 2223.doc