Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

A-Mục tiêu bài học:

- Hiểu thế nào là độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.

- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.

B-Chuẩn bị: - Đồ dùng

C-Tiến trình tổ chức dạy - học:

1-Ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra: Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức lời thoại như thế nào?

( Hình thức: có người đối thoại, nói một mình . ) VD: Lão Hạc.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: Tiết 64: 
Giảng:
 Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
A-Mục tiêu bài học: 
- Hiểu thế nào là độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
B-Chuẩn bị: - Đồ dùng 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: Trong hội thoại em bắt gặp những hình thức lời thoại như thế nào?
( Hình thức: có người đối thoại, nói một mình ..... ) VD: Lão Hạc.
3-Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Giáo viên treo bảng phụ.
Học sinh đọc đoạn văn 
 3 câu đầu đoạn trích, là lời của ai nói với ai?
 Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người.
Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trao đổi qua lại.
Từ đó hãy cho biết:
Thế nào là đối thoại?
Câu Hà nắng gớm, về nào” là lời của ai nói với ai, có lời đáp không?
 Ông Hai nói có cùng chủ đề với họ không?
Mục đích của lời nói này là gì?
Điểm giống và khác nhau của lời đối thoại này với cuộc đối thoại trên.
Trong đoạn trích có câu nào giống như câu nói của ông Hai hay không? (câu cuối).Chỳng bay ăn miếng cơm hay miếng gỡ vào mồm mà đi làm cỏi giụng... ễng Hai núi với ai
Nói một mình được gọi là độc thoại.
Hiểu thế nào là độc thoại?
 Suy nghĩ của ông Hai về lũ con có phải là độc thoại không? Giống và khác độc thoại nói ra thành lời như thế nào? 
Đó gọi là độc thoại nội tâm. Vậy :
Em hiểu như thế nào là độc thoại nội tâm?
 Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào?
Giáo viên kết luận vấn đề.
Học sinh đọc to ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
 Cuộc đối thoại có bình thường không?
Chứng tỏ người nói ở đây có tâm trạng như thế nào?
 Việc biểu hiện tâm trạng đó giúp ta hiểu gì về nhân vật ông Hai?
Nội dung kiến thức
I. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ: Đoạn trích "Làng" của Kim Lân.
* 3 câu đầu: Những người tản cư đang nói chuyện với nhau.
- ít nhất là 2 người phụ nữ tham gia.
-*Dấu hiệu:
+ Có hai lượt lời qua lại, nội dung nói giữa mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.
+Lượt lời 1 là lời của người đàn bà ( a)
- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...”
+ Lượt lời 2 là của người đàn bà (b)
- ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!”
+ Thể hiện bằng hai gạch đầu dòng.
=> Đối thoại : là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người về một vấn đề nào đó, được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
Câu Hà nắng gớm, về nào 
Lời ông Hai nói một mình-> nói trống không không cần người đáp.
-> Mục đích: lảng tránh câu chuyện không vui đối với ông..
* Điểm giống nhau và khác nhau của lời đối thoại này với cuộc đối thoại trên.
 *Giống: Một lượt lời, có dấu gạch ngang đầu dòng.
 *Khác: trên kia là cuộc trao đổi của ít nhất 2 người
 Dưới là lời của ông Hai nói 1 mình.
->Câu cuối
=> Độc thoại : là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.
- Những câu đó là của ông Hai nói với chính mình-> không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai => Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Vì không nói ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng-> Độc thoại nội tâm.
* Độc thoại :
+ Phát ra thành lời
* Độc thoại nội tâm.
+Là những suy nghĩ không phát ra thành lời
+ Khụng cú gạch đầu dũng.
* Tác dụng của độc thoại, độc thoại nội tõm ở phần diễn đạt trên:
Tăng tính chân thật, sinh động của chuyện, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.
Khắc hoạ rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
2. Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập
Bài 1: Tác dụng của hình thức đối thoại:
- Cuộc đối thoại không bình thường diễn ra giữa vợ chồng ông Hai:
Có 3 lượt lời trao và 2 lượt lời đáp.
-> Vi phạm phương châm về cách thức, lịch sự.
- Tác dụng: Tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán trường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
 D-Hướng dẫn học bài: 
- Hoàn thành bài tập 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi thoai doc thoai va doc thoai noi tam trongvan ban tu su.doc