Đề tài Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử lớp 9

Đề tài Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử lớp 9

 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử.

doc 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tác giả: 
A. đặt vấn đề
 I. Lời mở đầu 
 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó, các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số học sinh kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh .
Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh Lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp lịch sử riêng. Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình ảnh, tranh ảnh Lịch sử có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa Lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập, cần nắm được những điểm mới của sách giáo khoa nói chung, hệ thống kênh hình – một nguồn kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa nói riêng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử trung học cơ sở, và hai năm thực hiện sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 theo tinh thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử 9’’. Do thời gian, khuôn khổ của sáng kiến vì vậy tác giả không trình bày hết được nội dung và phương pháp khai thác, sử dụng hết 65 tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử 9. Đề tài này chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp và và giới thiệu phương pháp sử dụng một số tranh ảnh mới được đưa vào ở một số bài bên cạnh những tranh ảnh đã có từ trước. Nếu có điều kiện tôi xin được trình bày tiếp. Tôi hy vọng những sáng kiến nhỏ này sẽ giúp ít được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa.
 Tác giả: 
 II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 1. Thực trạng 
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức lý luận nắm vững nội dung khoa học các loại tài liệu trực quan, phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử, cần thiết phải có một chuyên khảo ngắn gọn, có chất lượng – vừa nâng trình độ về lịch sử và nghiệp vụ cho giáo viên mà lại thiết thực, cụ thể. Đã có một số bài viết, một số tài liệu cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cần thiết như vậy, song còn ít và chưa đủ, chưa có hệ thống.
Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu hiệu quả giờ học. Hầu hết chúng ta đều thống nhất rằng; chỉ có thể sử dụng sách giáo khoa khi cả giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc bài viết (kênh chữ) cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ của sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Trong giờ dạy Lịch sử THCS vẫn còn có giáo viên coi việc sử dụng kênh hình là nhằm minh họa cho giờ dạy thêm sinh động, hoặc nếu có sử dụng khai thác thì phương pháp và nội dung khai thác chưa phù hợp. Vì vậy việc khai thác kiến thức trong kênh hình chưa được chú trọng phát huy. Qua các lần dự giờ tại một số trường tôi thấy nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là:
Một là: Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức Lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
Hai là: Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa lần này số lượng kênh hình đã được tăng lên đáng kể so với trước. Riêng tranh ảnh đã có 65 tranh ảnh, ngoài ra còn sơ đồ, lược đồ...
Ba là: Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa cho bài giảng.
 2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên.
Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản đồ được cấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im lìm trong thư viện của nhà trường từ nguyên nhân trên, hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng có người dự giờ, khi sử dụng thì còn mang tính chất minh họa. Vì thế trong giờ giảng, giáo viên không khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không tạo được biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc phục được tình trạng “hiện đại hóa” Lịch sử của học sinh. Học sinh học song một 
 Tác giả: 
sự kiện lịch sử chỉ là thuộc lòng kiểu học gạo, không hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Kết quả của những giờ học trên dẫn đến không giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồng thời không hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học Lịch sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử những năm gần đây thấp.
Qua điều tra một số học sinh ở một số trường, khi tôi hỏi các em hãy mô tả hay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những bài các em đã học thì hầu hết nhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưa nêu được nội dung bức tranh phản ánh nội dung gì về Lịch sử. Qua đó thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay.
Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 THCS đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung đưa ra " Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9"như sau.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Các giải pháp thực hiện.
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng trong dạy học lịch sử. Bởi vì nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm. Sử dụng đồ dùng trực quan là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc bản chất của sách giáo khoa lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử.
Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan. Đâu là đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước. Bởi có phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa chọn được các phương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua đồ dùng trực quan. Phải dự kiến và xác định sử dụng chúng trong từng bài cụ thể.
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh, ảnh lịch sử. Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.
 Tác giả: 
II . Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
 1. Các nguyên tắc khi sử dụng.
	Đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 có nhiều loại: đồ phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người đọc.
	Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi sử dụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt quá sức của các em. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của chúng để các em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp.
	Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên chỉ tập chung giới thiệu, thuyết minh một số hình ảnh, tranh ảnh, tranh vẽ, còn những hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở v ...  trả lời.
- Những nhõn vật trong bức ảnh này là ai?
- Họ đến hội nghị I - an - ta để làm gỡ?
- Những ai được tham gia và quyết định cỏc vấn đề của hội nghị?
- Khụng khớ của hội nghị thể hiện như thế nào? Kết quả ra sao?
Hoạt động 2: Giỏo viờn tổ chức cho học sinh tỡm hiểu khai thỏc bức ảnh và trả lời những cõu hỏi trờn bằng sự hiểu biết của cỏc em. 
Hoạt động 3: Giỏo viờn tập trung sự chỳ ý của học sinh vào bức ảnh và tiến hành miờu tả.
Bức ảnh chụp nguyờn thủ của ba cường quốc Liờn Xụ, Mĩ, Anh tại hội nghị quốc tế quan trọng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hội nghị được tổ chức trờn bỏn đảo Crưm trong lõu đài Li va di a gần thành phố I-an-ta, từ ngày 4 đến 
12/2/1945.Tham gia hội nghị cú Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liờn Xụ - X ta lin, Tổng thống Mĩ Ru - dơ - ven và thủ tướng Anh - Sớc - sin.
 Hội nghị I an ta được triệu tập khi chiến sự ở chõu Âu sắp kết thỳc. Lỳc này cụng việc trọng tõm mà ba nguyờn thủ quốc gia chỳ ý là tỡnh hỡnh thế giới sẽ được sắp xếp như thế nào sau chiến tranh.Vỡ vậy khụng khớ của hội nghị hết sức căng thẳng thể hiện trên gương mặt của ba nguyên thủ ,tổng thống Mĩ Ru - dơ - ven và thủ tướng Anh - Sớc - sin vẽ mặt tươi cười quay lại với nhau. Còn Xta- lin vẽ mặt nghiêm nghị. Nhưng cuối cựng sau 9 ngày tranh luận, hội nghị cũng đó nhất trớ phõn chia phạm vi ảnh hưởng của cỏc nước và khu vực sau chiến tranh (GV nờu phần chữ nhỏ trong SGK về sự phõn chia khu vực ảnh hưởng).
Như vậy, hội nghị I an ta nhằm giải quyết cỏc vấn đề cú liờn quan đến quyền lợi của ba nước Liờn Xụ, Mĩ, Anh. Hội nghị đó đúng gúp một vai trũ tớch cực trong việc giải quyết vấn đề nước Đức, Nhật Bản và thành lập một tổ chức quốc tế sau chiến tranh (Liờn hợp quốc). Đồng thời, hội nghị cũng dẫn đến sự hỡnh thành trật tự hai cực sau chiến tranh:" Trật tự hai cực I - an - ta " do Mĩ và Liờn Xụ đứng đầu, sau đú tiến hành cuộc "Chiến tranh lạnh"( kộo dài từ 1947 đến 1989).
Bài 12. Những Thanh tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cáh mạng khoa học- kỹ thuật sau chiến tranh
Hình 24. Cừu Đô li, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
* Phương phỏp sử dụng.
Đõy là bức ảnh chụp con cừu Đụ li, động vật đầu tiờn được ra đời bằng phương phỏp sinh sản vụ tớnh, một thành tựu mới của cỏch mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay. Giỏo viờn sử dụng bức ảnh này để minh họa mục: I - Những thành tựu chủ yếu của Cỏch mạng khoa học - kĩ thuật.
Hoạt động 1: Giỏo viờn treo bức ảnh cho học sinh quan sỏt và đặt cõu hỏi để hướng sự tập trung và tũ mũ muốn hiểu biết của cỏc em:
- Cừu " Đụ li" được ra đời vào thời gian nào ?
 - Sự ra đời của động vật đầu tiờn bằng phương phỏp sinh sản vụ tớnh cú ý nghĩa gỡ ?
Hoạt động 2: Giỏo viờn tổ chức cho học sinh tỡm hiểu và trả lời những nội dung trờn bằng sự hiểu biết của cỏc em.
 Tác giả: 
Hoạt động 3: Sau khi học sinh trả lời, giỏo viờn tường thuật ngắn gọn về quỏ trỡnh thực hiện sinh sản vụ tớnh cừu Đụ li.
Cừu Đụ li ra đời thỏng 3 năm 1997 thụng qua phương phỏp sinh sản vụ tớnh. Đầu tiờn, cỏc nhà khoa học lấy ra một tế bào từ tuyến sữa của một con cừu mẹ đang mang thai, đây là một tế bào bỡnh thường và khụng cú khả năng sinh sản. Nuụi dưỡng tế bào ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 thỏng, người ta tỏch nhõn tế bào của nú ra dự phũng.
Tiếp theo, các nhà khoa học lấy ra một tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đồng thời đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa ở " con cừu mẹ thứ nhất".
Cuối cùng, thông qua điện kích hoạt, người ta cho hình thành một phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba. Quá trình này hoàn toàn giống với giai đoạn sau của quá trình mang thai thông thường. Về góc độ khoa học, Cừu Đụ li chỉ là con đẻ của con cừu cung cấp gen nhân tế bào tuyến sữa. Sau khi Đô li trưởng thành, nó có hình dáng giống hệt mẹ " Hai người mẹ" kia chỉ là người mẹ đẻ thay thế mà thôi. Ngày13/4/1998, chính Đô li cũng đã làm mẹ, nó giống như tất cả con cừu mẹ thông thường.
	Như vậy, việc nghiên cứu và thực hiện thành công động vật ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính đã khẳng định sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày nay trên nhiều lĩnh vực trong đó có sinh học.
Hình 25: Năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản.
	* Phương pháp sử dụng.
Đây là hình ảnh năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật bản - một thành quả của cách mạng khoa học – kỹ thuật. Giáo viên sử dụng kênh hình này để dạy mục: I- những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật.
	Hoạt động 1: Trước khi khai thác, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát bức ảnh chụp đồng thời tập trung sự chú ý của các em bằng một số câu hỏi:
	- Vì sao người ta sử dụng năng lượng mặt trời để thay thế năng lượng trước đây?
	- Việc sử dụng năng lượng mặt trời có từ khi nào ?
	- Người ta sử dụng năng lượng mặt trời như thế nào? Nó có đặc điểm gì khác so với các nguồn năng lượng trước đây?
	Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và trình bày những hiểu biết của các em thông qua những câu hỏi trên?
	Hoạt động3: Giáo viên tiến hành miêu tả cho học sinh. 
	Người ta dùng một cái hộp, bên trên đậy một tấm kính, dưới đáy có một tấm tôn sơn đen. Khi ánh nắng mặt trời chiếu sáng, bức xạ mặt trời sẽ chiếu qua kính, ánh sáng có thể nhìn thấy được và tấm tôn sẽ hấp thụ một phần năng lượng, còn một phần bị phản xạ lai dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Bức xạ hồng ngoại bị “cầm 
 Tác giả: 
tù” qua tấm kính và tấm tôn đen. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng lồng kính” và nó sẽ tự cho phát điện.
Điều đặc biệt hơn nữa là nguồn điện năng này liên tục được “tích luỹ” cho phép người ta sử dụng điện trong nhiều ngày, ngay cả khi thời tiết thay đổi, không có ánh nắng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng xanh này không hề gây độc hại, ô nhiễm cho môi trường, ngược lại nó rất tiện dụng.
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu và thử nghiệm đề tài.
Để khảo sát chất lương và hiệu quả của đề tài “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình dạy lịch sử 9” tôi tiến hành thử nghiệm ở 2 lớp 9C, 9D do tôi trực tiếp giảng dạy. 
 * Kết quả khảo sát như sau:	
 Kết quả
Lớp
Học sinh vận dụng kiến thức
Học sinh khắc sâu sự kiện
Học sinh rèn kỹ năng thực hành
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
9C
80%
87%
87%
9D
85%
80%
77%
Đối với 3 lớp 9 còn lại là 9A, 9B, 9E không áp dụng phương pháp trên thì kết quả cho thấy.
* Kết quả:
 Kết quả
Lớp	
Học sinh vận dụng kiến thức
Học sinh khắc sâu sự kiện
Học sinh rèn kỹ năng thực hành
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
Tỉ lệ%
9A
20%
22%
18%
9B
25%
27%
20%
9E
17%
18%
15%
Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy ở 2 lớp 9C, 9D áp dụng phương pháp trên cho thấy kết quả học sinh vận dụng kiến thức, khắc sâu sự kiện, rèn kỹ năng thực hành cao hơn rất nhiều so với 3 lớp 9A, 9B, 9E. Đối với lớp 9C chỉ còn 20% học sinh của lớp chưa vận dụng được kiến thức, 13% học sinh chưa khắc sâu được sự kiện, và rèn kỹ năng thực hành. Đối với lớp 9D chỉ còn có 15% học sinh chưa vận dụng được kiến thức, 20% học sinh chưa khắc sâu được sự kiện, 23% học sinh chưa rèn được kỹ năng thực hành. Còn đối với 3 lớp 9A, 9B, 9E dạy bình thường thì bình quân có tới 70% học sinh chưa vận đụng được kiến thức đã học, chưa khắc sâu được sự kiện, chưa rèn được kỹ năng thực hành. Với kết quả này phần nào đã cho thấy hiệu quả của phương pháp trên.
Qua sự phân tích, và thực nghiệm trên ta thấy đồ dùng trực quan tạo hình góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy - học, gây hứng thú học tập cho học sinh. 
	Do vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một điều không thể thiếu được. Giáo viên không chỉ chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững nội dung các đồ dùng trực quan và nhất là biết sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử.
	Tóm lại, phương pháp trực quan giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học lịch sử làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Nhận thức này được quán triệt trong giáo viên học sinh. Song đến nay kết quả chưa được cao bởi những điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường, số lượng đồ dùng trực quan còn quá ít, việc biên soạn tài liệu, hướng dẫn phương pháp sử dụng chưa nhiều. Công việc này cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
II. Đề xuất và kiến nghị.
	1. Đề xuất
Sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử 9 nói riêng là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy học. Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay.
Giáo viên phải luôn xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9 nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
	Việc sử dụng đồ dựng trực quan không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử dụng và khai thác hết được nội dung Lịch sử được phản ánh trong đồ dùng trực quan tạo hình thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đọck kỹ “ Mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ bản, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các đồ dùng trực quan tạo hình.
	Như vậy, khai thác tranh ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng lại không phải là một công việc đơn giản dễ thực hiện. ở đây ngoài vấn đề nhân thức nội dung lịch sử qua tư liệu tranh ảnh lịch sử hoặc có nội dung lịch sử, còn có vấn đề rèn luyện óc quan sát và khả năng vận dụng phương pháp miêu tả.
	2. Kiến nghị.
	Các nhà trường cần nghiêm túc chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử. Tránh tình trạng để đồ dùng được cấp năm im lìm trong thư viện. Cán bộ thư viện cần sắp xếp đồ dùng một cách khoa học tạo thuận lợi cho giáo viên đến lấy đồ dùng một cách thuận tiện.
	Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những kỹ năng, phương pháp cần thiết về sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trục quan tạo hình nói riêng đối với bộ môn Lịch sử.
	Trên đây là một số ý kiến nhỏ giúp người giáo viên dạy Lịch sử tiến hành giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. Kinh nghiệm này bản thân tôi đã từng làm và phổ biến cho giáo viên trong trường cùng thực hiện thấy hiệu quả rõ rệt. Mong rằng, nó sẽ là một trong muôn vàn ý kiến khác, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay
 	 Hoàng Quế, tháng 4 năm 2007
	 txtlogach@ yahoo.com

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Su 9.doc