Đề tài Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mô tả phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức

Đề tài Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mô tả phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức

 Xã hội hiện nay là xã hội thông tin kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, lao động của con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học .

 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “khuyến khích tự học” phải “áp dụng những phương pháp GD hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề đã được nghị quyết TW 4 khoá 6 xác định tức là dạy học theo phương pháp tích cực. Trong một tiết học hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của GV về mặt thời gian cũng như cường đọ làm việc

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mô tả phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Đặt vấn đề
Vũ thị luyến –THCS Pham Kha
Cơ sở lý lụân 
 Xã hội hiện nay là xã hội thông tin kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, lao động của con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học .
 Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “khuyến khích tự học” phải “áp dụng những phương pháp GD hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề ’’ đã được nghị quyết TW 4 khoá 6 xác định tức là dạy học theo phương pháp tích cực. Trong một tiết học hoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao so với hoạt động của GV về mặt thời gian cũng như cường đọ làm việc . Trong các phương pháp tích cực PP quan sát tìm tòi áp dụng để dạy bộ môn sinh học rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Trong PP này người học là chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt đông học tập do GV tổ chức và chỉ đạo Thông quá đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã đựoc sắp đặt sẵn . 
 Học sinh được tự mình quan sát, mô tả, phân tích đối tượng tự thu thập các số liệu theo yêu cầu của bài tập và vận dụng các thao tác tư duy để xử lý những số liệu đó bằng các bài tập so sánh phân tích, nhận xét, khái quát hoá để tìm ra những đặc điểm chung, riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng. Theo cách đó phương pháp quan sát tìm tòi đã thực sự kích thích tính tích cực chủ động trong tư duy của học sinh khi lĩnh hội tri thức mới .
Cơ sở thực tiễn :
 Trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc vận động cải tiến giảng dạy ở GDPT. Các cơ sở GD hàng năm đều tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cac cấp. Ngoài việc tìm ra GV dạy giỏi và động viên phong trào thi đua dạy giỏi còn nhằm tìm ra những PP hình thức dạy học và các giáo án tốt nhất nhằm nâng cao chát lượng dạy và học .
Với đặc thù của bộ môn sinh học các GV sinh học đã chú ý đến tính chính xác , khoa học tinh thực tiễn của các kiến thức, nhát là đã cố gắng đảm bảo tính hệ thống và khối lượng kiến thức được qui định trong SGK .
 Trong những năm gần đây khi vấn đề đổi mới PPDH được đặt ra, GV ở nhiều địa phương đã có cố gắng cải tiến PP, chú ý sử dụng các thí nghiệm, các phương tiện dạy học trong bài sinh học chú ý phát huy tinh tích cực của HS .
 Nhưng những kết quả của việc đổi mới PPDH trong trường THCS còn rất hạn chế, còn nặng về hình thức. Đa số các tiết dạy GV rất ít sử dụngcác thí nghiệm và đồ dùng dạy học. GV chủ yếu dựa vào SGK, sử dụng các PP diễn giảng kết hợp với đàm thoại thậm chí dạy chay với những lời thuýêt giảng triền miên hoặc đọc chép .
 Trong giờ học GV mới chỉ quan tâm chủ yếu đến quá trình dạy của GV nên tâm thế của HS trong giờ học là chờ đón kiến thức do GV truyền thụ và chỉ quan tâm ghi nhớ những kiến thức nào cần phải học thuộc. HS hoàn toàn chưa có thói quen đón nhận những công việc, các nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ học sinh học để tự tìm ra kiến thức mới .
 Lý luận dạy học đã tổng két và đưa ra nhiều PP giảng dạy hay để phát huy tính tích cực chủ động, óc tư duy sáng tạo của học sinh . Là môt GV trực tiếp giảng dạy ở bậc THCS tôi đặc biệt quan tâm đến PP dạy và học các bài về kiến thức giải phẫu cũng như một số kiến thừc về sinh lý trong giảng dạy sinh học 8. Mà đặc thù của môn cơ thể người và vệ sinh là môn khoa học thực ngiệm, PPNC chủ yếu là quan sát tìm tòi và thí nghiệm. 
 Xuất phát từ những lý do trên đã giúp tôi chọn đề tài : “ Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát mô tả phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức ” trong chương trình sinh học 8. Với hy vọng nhỏ là từ việc thực hiện đề tài này, học sinh biết cách tự nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong bài học. HS thực sự là chủ thể, trung tâm của hoạt động dạy và học. GV chỉ là người tổ chức hướng đãn chỉ đạo các hoạt động dạy và học đó .
 Giới hạn áp dụng đế tài :
 Đề tài: “ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát mô tả phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức ” có thẻ sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy sinh học các khối 6,7,8,9.
Phần II : Nội dung
Phương pháp tổ chức hoạt động chung :
Xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài học, lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để có thể vận dụng các PPDH nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Muốn tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập tích cực đẻ có thể tự tìm tòi khám phá tri thức cần rất nhiều thời gian nếu tham kiến thức thì xa vào lối truyền thụ áp đặt buộc HS thụ động tiếp thu .
Xác định con đường thích hợp giúp HS tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo lôgíc của quá trình hình thành các tri thức đó .
 Mỗi loại kiến thức cần có cách tiếp cận phù hợp .
Kiến thức về các đặc điểm hình thái và cấu tạo bên ngoài của các cơ quan động vật :
 Muốn giúp HS có thể tự tìm tòi phát hiện ra các kiến thức này cần phải tạo điều kiện cho các em được tự quan sát nhiều đối tượng : mẫu vật thật, tiêu bản, tranh ảnh, mô hình ... từ đó vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tự tím ra những đặc điểm chung và riêng, các dấu hiệu bản chất và phân biệt giữa các đối tượng 
Kiến thức về giải phẫu
 HS được tự tay mổ xẻ các đối tượng hoặc quan sát mẫu mổ sẵn để xác định vị trí thành phần cấu tạo của chúng. HS phải thể hiện được kết quả quan sát bằng hình vẽ, lời mô tả hoặc ghi chú váo sơ đồ câm tên những bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo chức năng từ đó tím ra các kiến thức cần thiết về đối tượng .
Kiến thức về hoạt động sống hoặc chức năng sinh lý của các cơ quan thực vật động vật :
Cho HS tự tiến hành các thí nghiệm ở lớp hoặc ở nhà, theo dõi các hiện tượng và kết quả 
Cho Hs tự phân tích các mối quan hệ nhân quả trong mỗi thí nghiệm, so sánh nguyên nhân và kết quả từ đó tìm ra các kết luân hoặc qui luật 
Kiến thức về ý nghĩa vai trò các cơ quan:
 Vận dụng các tri thức sẵn có ( về các chức năng sinh lý ) và những hiểu biết thực tế cuộc sống có liên quan đến các chức năng đó bằng cách suy luận tìm ra ý nghĩa vai trò của nó .
B. bài soạn minh hoạ 
Tiết49 Đạinão
I. Mụctiêu
 *Kiến thức: nêu rõ được đặc điểm cấu trúc của đại não ở người đặc biệt là vỏ đại não 
Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não ở người 
Thấy được sự tiến hoá của đại não ở người so với các động vật khác thuộc lớp thú 
 *Kỹnăng
- Qua quan sát mô hình, tranh đại não HS mô tả được cấu tạo của đại não 
Rèn kỹ năng quan sát tranh, mô hình so sánh đại não người - động vật khác thuộc lớp thú để thấy được sự tiến hoá 
 * Tháiđộ
 Nắm được cấu tạo chức năng của đại não để vận dụng vào thực tế bảo vệ đại não nói riêng và bộ não nói chung
Chuẩnbị
- GV : mô hình não bộ người và thú, tranh phóng to các hình 47.1 -> 47.4 (SGK) 
Tranh bán cấu não trái (câm) 
Các mảnh bìa rính có ghi tên các thuỳ, vùng trên vỏ não 
Hai tờ giấy : một để phẳng, một có đường gấp
Bảng phụ ghi nội dung các bài tập mục I và II 
HS:
Ôn lại kiến thức về hệ thần kinh 
Chuẩn bị theo nhóm : 
 + Nhóm 1: tranh câm về bán cầu não trái 
 + Nhóm 2: tranh câm các vùng chức năng của vỏ não 
Tiếntrìnhdạyhọc
Kiểm tra bài cũ :
 HS1: Nêu cấu tạo chức năng của tiểu não
 HS2: Chỉ tranh trình bày vị trí và các thành phần của não bộ ?
 ĐVĐ: GV chỉ tranh và nói : bài trước chúng ta đã N/C một số phần của bộ não ( trụ não, tiểu não, não trung gian.) . Hôm nay chúng ta N/C một bộ phận rất quan trọng của bộ não người : Đại não
2. Bài mới : GV dẫn dắt vào mục I như nội dung SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cấu tạo của đại não
- GV yêu cầu HS q/s H 47.1 SGK theo nhóm sau đó đối chiếu tranh vẽ với mô hình đế trả lời :
- Q/s mô hình bộ não người em có nhận xet gì về đại não?
sau đó GV yêu cầu HS tiếp tục Q/s H47.2 để nhận biết các rãnh, thuỳ trên BCN trái.
sau đó gọi HS phân biệt trên mô hình các rãnh thuỳ. 
(GV ghi bảng các ý trả lời của HS)
Xác định vị trí của đại não trong không gian?
GV chỉ mô hình và hỏi: Em có nhận xét gì về bề mặt đại não ? 
Sau đó GV cho Hs quan sát 2 tớ giấy có diện tích bằng nhau ( 1 tờ gấp ) sau đó mở tờ gầp và yêu cầu Hs nhận xét diện tích 2 tờ giáy và hỏi :
- Từ trực quan trên em có nhận xét gì về ý nghĩa các khe, rãnh trên bề măt đai não ?
Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập điền từ của mục I. GV phát phiếu học tập HS điền theo nhóm sau đó giáo viên treo bảng phụ gọi một học sinh điền.
Tìm hiểu chức năng của chất xám, chất trắng.
? Nêu vị trí chất xám và chất trắng?
? Chất xám có chức năng gì?
Yêu cầu học sinh quan sát 
 h 47.3. Qua quan sát em thu nhận được kiến thức gì?
Sau khi HS trả lời giáo viên giải thích: Nối các phần của vỏ não trên một bán cầu có sợi liên hợp cùng bên, nối hai phần đối xứng của hai bán cầu não có sợi liên bán cầu, các đường lên xuống bắt chéo vì vậy tổn thương một bên não sẽ bị tê liệt phần thân bên đối diện
? Vậy chất trắng có chức năng gì?
Sự phân vùng chức năng của vỏ não.
 - Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK đối chiếu tranh phóng to H47.4 xác định các vùng chức năng của vỏ não. GV phát phiếu bài tập HS điền. Sau đó GV treo bảng phụ gọi một đại diện lên điền.
- GV khắc sâu: ở ĐV cũng có những vùng trên nhưng phân chia không rõ như ở người. Riêng ở người trên BCN trái còn có vùng vận động và cảm giác ngôn ngữ.
? Đại não có chức năng quan trọng như vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ bộ não nói chung và đại não nói riêng?
? Não người tiến hoá hơn não động vật ở những điểm nào?
Hs thực hiện yêu cầu của GV, một em lên chỉ trên mô hình yêu cầu trả lời được
ĐN phát triển mạnh trùm lên các phần khác của bộ não, có một rãnh giữa chia ĐN thành 2 nửa mỗi nửa gọi là 1 BCN co cấu tạo gần giống nhau
-HS Q/s và chỉ trên tranh trả lời : mỗi BCN gồm : 3 rãnh ( đỉnh, thái dương, thẳng góc)
4 thuỳ ( trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
Một Hs chỉ vào đầu mình vị trí 4 thuỳ tương ứng
Mỗi thuỳ có nhiều khe rãnh, khúc cuộn 
- HS Q/s và trả lời được : khe dãnh làm tăng diện tích vỏ não , não người có diên tích lớn hơn bất kỳ não loài ĐV nào.
HS làm bài tập theo nhóm rồi cử đại diện điền bảng.
* Đáp án (khe, rãnh, trán, đỉnh, thuỳ thái dương, chất trắng)
HS nghiên cứu trả lời.
+ Chất xám ở ngoài.
+ Chất trắng ở trong.
- Trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện cảm giác, ý thức, trí nhớ, trí khôn.
HS quan sát yêu cầu trả lời được: Trong chất trắng có các đường dẫn truyền: 
+ Đường liên bán cầu
+ Đường dẫn truyền bắt chéo
Đường thần kinh nối hai bán cầu não với nhau và nối vỏ não với phần dưới của não.
Mỗi cá nhân thu nhận và sử lí thông tin SGK, quan sát H47.4 thực hiện yêu cầu của GV cử đại diện lên điền bảng. (đáp án: a-3; b-4; c-6; d-7; e-5; g-8; h-2; i-1)
HS thảo luận trả lời yêu cầu nêu được:
+ Thực hiện an toàn giao thông, an toàn lao động.
+ Phòng chống viêm não.
+ ăn uống TDTT tốt.
+ Chống tiếng ồn
Đại não phát triển mạnh
Nhiều nếp nhăn, khe rãnh ăn sâu nên diện tích vỏ não lớn.
Tỉ lệ não trên cơ thể lớn
Có trung khu vận động và cảm giác ngôn ngữ
Củng cố.
Gọi một em lên chỉ trên mô hình các rãnh, thuỳ của đại não.
Một em chú thích trên tranh câm xác định các vùng chức năng của vỏ não 
Một em nêu một số biện pháp vệ sinh bảo vệ não.
Gọi vài HS đọc kết luận toàn bài.
Hướng dẫn về nhà.
Hoàn chỉnh nốt bài tập.
Vẽ H47.2 SGK (có ghi chú)
Đọc phần “em có biết”
C. Kết quả đạt được:
 Tôi đã sử dụng phương pháp trên để giảng dạy thực nghiệm lớp 8A còn lớp đối chứng là 8B. Kết quả khảo sát ngay sau khi học xong như sau:
Lớp
Điểm dưới TB
Điểm trên TB
Điểm khá, giỏi
8A (44 bài)
8B (42 bài)
5
15
39
27
15
8
 Sở dĩ lớp 8A có kết quả cao là do trong quá trình học các em được chủ động lĩnh hội kiến thức tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức nên các em nhớ kiến thức lâu hơn, bền hơn.
 Còn HS 8B tiếp thu kiến thức một cách thụ động do GV áp đặt.
D. Bài học kinh nghiệm 
Về phía GV:
 Theo cách đó GV không chỉ còn là người truyền thụ kiến thức Sinh học cho học sinh mà chủ yếu là người tổ chức hướng dấn điều khiển HS thực hiện những hoạt động học tập phát triển năng lực tư duy độc lập, chủ động nhằm đạt được mục tiêu bài học.
 Bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế các hoạt động học tập của HS nhằm phát hiện ra tri thức (như quan sát mẫu vật, thu thập sử lí số liệu, vẽ hình làm bài tập ...) vì vậy việc chuẩn bị của GV trong khâu soạn giảng đã góp phần nâng cao chất lượng GV người thầy phải tự học tự rèn luyện để nâng cao năng lực bản thân đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
Về phía HS.
 Các em không còn tiếp thu một cách thụ động những kiến thức và kĩ năng do GV trình bày mà các em đã được:
Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các đối tượng, hiện tượng sinh học.
Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do GV hướng dẫn
Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức được tự bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận.,
Khuyến khích nêu thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và tham giải quyết.
Về kiến thức.
 GV cần lựa chọn những nội dung cơ bản mấu chốt nhất của mỗi tiết học để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập tự chiếm lĩnh kiến thức còn các nội dung khác có thể để HS tự học.
 Cần có Sách bài tập nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của HS
GV cần chuẩn bị các đồ dùng học tập thích hợp dễ quan sát, dễ sử dụng, dễ làm.
Phần III- Kết luận
 Trên đây là kết quả giảng dạy thực tế tại trường THCS Phạm Kha. Với phương pháp đã trình bày ở trên có tác dụng đưa học sinh gần lại với phương pháp nghiên cứu của nhà khoa học, do đó HS hứng thú vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó và phát triển tư duy. Đề nghị các cấp quản lí chuyên môn cần tạo điều kiện và động viên cho các GV chủ động lựa chọn nội dung phương tiện, phương pháp và phân chia thời gian dạy-học thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học khắc phục “dạy chay” và “truyền thụ một chiều”.

Tài liệu đính kèm:

  • docknsh9.doc