Di truyền học là môn khoa học cơ bản và rất quan trọng trong sinh học và cơ sở khoa học của nó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản của các bộ môn sinh học khác. Kiến thức di truyền học có nhiều phần trừu tượng, khó hiểu cần phải có sự yêu thích, hứng thú, tập trung tư duy cao mới có thể nhận thức và khắc sâu kiến thức. Bài tập di truyền ra đời đã đáp ứng được những yêu. Chính vì vậy mà hệ thống các bài tập di truyền đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong dạy học di truyền học nhằm gây hứng thú học,kích thích tư duy nhận thức, củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy cũng như trong thực nghiệm và thực tiễn cuộc sống.
Phần I – đặt vấn đề I. Cơ sở khoa học I.1. Cơ sở thực tiễn I.1.1. Đặc điểm chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở Di truyền học là môn khoa học cơ bản và rất quan trọng trong sinh học và cơ sở khoa học của nó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cơ bản của các bộ môn sinh học khác. Kiến thức di truyền học có nhiều phần trừu tượng, khó hiểu cần phải có sự yêu thích, hứng thú, tập trung tư duy cao mới có thể nhận thức và khắc sâu kiến thức. Bài tập di truyền ra đời đã đáp ứng được những yêu. Chính vì vậy mà hệ thống các bài tập di truyền đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong dạy học di truyền học nhằm gây hứng thú học,kích thích tư duy nhận thức, củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức cho học sinh, tạo cho học sinh phương pháp nghiên cứu độc lập trong tư duy cũng như trong thực nghiệm và thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt chương trình di truyền học lớp 9 với cấu trúc chương trình như sau: Chương Nội dung cơ bản I. Các thí nghiệm của Menden Kiến thức về các quy luật di truyền của Menden II. Nhiễm sắc thể Cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, các cơ chế truyền đạt vật chất di truyền, sự truyền đạt của các cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ tế bào qua các thế hệ tế bào và cơ thể. III. ADN – gen Cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.Sự vận động của chúng trong tế bào qua các thế hệ tế bào và cơ thể. IV. Biến dị Sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và phân tử ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cơ thể V. Di truyền học nguời Các phương pháp nghiên cứu di truyền người và sự vận dụng di truyền học vào y học VI. ứng dụng di truyền học Nguyên tắc chính và phương pháp chọn giống từ tạo nguồn biến dị đến chọn lọc cá thể Với cấu trúc như vậy chúng ta thấy nội dung chương trình rất nặng lại thiên về chiều rộng cung cấp cho HS khối lượng kiến thức rất lớn mà ít đi về chiều sâu nên rất khó để học sinh nắm vững vấn đề và hiểu kiến thức một cách sâu sắc, hơn nữa trong chương trình lại rất ít có những tiết dạy về bài tập di truyền để gây hứng thú và kích thích tư duy của học sinh, nội dung bài tập di truyền trong sách giáo khoa lại thiết kế chủ yếu theo từng bài học, từng chương nên tính khái quát và hệ thống chưa cao khả năng liên hợp các nguồn kiến thức để phát triển tư duy của học sinh còn thấp I.1.2. Đặc trưng lứa tuổi học sinh lớp 9 THCS Học sinh lớp 9 có độ tuổi từ 15 đến 16, là lứa tuổi quá độ chuyển từ thiếu niên lên thanh niên, trong tuổi này ở các em đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tư duy, các em ham hoạt động, tò mò, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Các em dễ hưng phấn nhưng cũng chóng chuyển sang ức chế khi phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động kém hào hứng, các em không thích ngồi nghe những lời giải thích tỉ mỉ của giáo viên, mà các em muốn thể hiện khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của mình để tìm ra nhưng điều mới lạ nên chờ đợi ở giáo viên những bài giảng cuốn hút khiến cho các em tích cực chủ động để tìm nguồn kiến thức mới. Từ những lí do trên và vai trò của bài tập trong dạy học di truyền học, với mong muốn góp một phần của cá nhân mình để nâng cao chất lượng dạy học sinh học nói chung và dạy học di truyền học lớp 9 nói riêng, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp “ Sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở “ II. Cơ sở lí luận của phương pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở II.1. Bản chất của bài tập di truyền trong dạy học. II.1.1. Khái niệm bài tập Theo Nguyễn Ngọc Quang bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học. Bài tập có thể là một câu hỏi, một thí nghiệm, một bài toán hay một bài toán nhận thức. Bài tập chỉ ra một định hưởng nhận thức cho người học để hướng người học tới việc tìm hiểu, sử dụng vốn hiểu biết tri thức, bổ sung thêm những định hướng tri thức mới từ tài liệu sách giáo khoa. Trên cơ sở đó, bằng năng lực tư duy, vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân tạo ra tiềm lực mới nhận thức được vấn đề đặt ra và như vậy, người học đã tiếp thu được một lượng tri thức mới từ bài tập. Nếu bài tập được xây dựng và được giáo viên đưa đến cho người học theo mục đích dạy học giúp người học định hướng được việc học và qua bài tập học sinh hình thành được kiến thức mới thì bài tập sẽ trở thành bài tập nhận thức. Như vậy, không phải bài tập nào cũng trở thành bài toán nhận thức mà nó chỉ trở thành bài toán nhận thức khi mâu thuẫn khách quan trong bài tập được học sinh ý thức như là một vấn đề, nghĩa là biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan. Từ đó học sinh dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa, kiến thức tiếp thu được trước đó, kiến thức từ giáo viên để biến đổi, giải quyết mâu thuẫn. Khi giải quyết được mâu thuẫn thì học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức từ bài tập. II.1.2.Bản chất của bài tập di truyền trong dạy học. Bài tập di truyền được thiết lập từ sau kết quả nghiên cứu của Menđen. Trước hết là nghiên cứu các quy luật di truyền sau đó để phục vụ cho công tác dạy học. Trên thế giới bài tập di truyền được đưa vào dạy học từ năm 1965 còn ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1971. Để phục vụ công tác dạy học, phù hợp với mục đích dạy học thì bài tập di truyền có bản chất sau: 1.Bài tập di truyền phải chứa đựng thông tin: Thông tin cần lĩnh hội, truyền đạt là các mối quan hệ phản áng bản chát của các quy luật di truyền. Thông tin đó cần có dung lượng nhất định tuỳ thuộc vào mục đích dạy học, đối tượng dạy học, đối tượng nhận thức. Nghĩa là phụ thuộc vào trình độ, năng lực của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh và nội dung kiến thức chứa đựng trong bài tập là kiến thức mới cần lĩnh hội hay kiến thức cũ cần ôn tập, củng cố, hoàn thiện, nâng cao. 2.Bài tập di truyền phải đảm bảo tính logic của nhiều vấn đề cần đưa ra để nhận thức kiến thức cũ rõ hơn đồng thời làm tiền đề để nhận thức kiến thức mới. II.2. Phương pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở II.2.1. Bài tập, phương tiện để tổ chức học sinh tự học di truyền học Các nghiên cứu lý luận dạy học cho tháy bài tập là phương tiện, là hoạt động để tổ chức hoạt động tự học, tự rèn luyện năng lực tự học của học sinh ở các khâu của quá trình tự học vì: 1.Bài tập và lời giải của bài tập là nguồn tri thức mới cho học sinh 2.Giải bài tập sẽ phát triển năng lực tư duy cho học sinh, đặc biệt rèn luyện, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về di truyền học. 3.Giúp học sinh tăng độ bền kiến thức, cụ thể hoá việc học một cách tối ưu bởi vì kiến thức đến với học sinh không phải qua kênh độc thoại cuả giáo viên mà qua kênh hoạt động tư duy của học sinh. 4.Bài tập là phương tiện để tổ chức học sinh tự chiếm lấy tri thức mới đồng thời cũng là là phương tiện để kiểm tra tri thức thầy đã dạy, trò đã học. Từ đó giúp thầy đánh giá được phương pháp dạy, còn trò rút ra được kinh nghiệm học, tự bổ sung đào sâu kiến thức. 5.Bài tập có vai trò định hướng nhận thức, định hướng nghiên cứu sách giáo khoa. 6.Bài tập có vai trò củng cố và nâng cao kiến thức, giúp học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá các kiến thức đã học một cách hệ thống. Chính những vai trò quan trọng của di truyền trong dạy học mà việc sử dụng bài tập làm phương tiện để tổ chức dạy học di truyền học là rất thuận lợi và hứa hẹn tính khả quan. II.2.2. Các biện pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học II.2.2.1. Sử dụng bài tập kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa. Các nghiên cứu lý luận cho thấy sách giáo khoa cũng được sử dụng như là một phương tiện quan trọng để tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Bởi vì sách giáo khoa là nguồn cung cấp tri thức quan trọng nhất, sự phong phú tri thức từ sách giáo khoa không phải lúc nào cũng khai thác hết được. Do vậy để nâng cao giá trị dạy học từ sách giáo khoa thì giáo viên phải xem sách giáo khoa như là một công cụ để tổ chức hoạt động tự lực của học sinh khi giải bài tập để hình thành tri thức mới. Trong hoạt động đó thì sách giáo khoa đối với học sinh là nguồn tri thức cốt lõi, cơ bản để tra cứu , tìm tòi và tự lực nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà. Như vậy, sách giáo khoa không còn để ôn kiến thức, tự học các nội dung đơn giản mà còn là công cụ kết hợp để tổ chức học sinh tiếp thu tri thức mới. II.2.2.2. Sử dụng bài tập kết hợp câu hỏi tự lực. Câu hỏi tự lực là những câu hỏi gợi ý của giáo viên theo một định hướng sư phạm dạy học. đó là loại câu hỏi hướng dẫn học sinh khi đọc tài liệu mới, khi giải bài tập. điều này có tác dụng rút ngắn thời gian nhận thức các tri thức mới của học sinh từ tài liệu giáo khoa. đặc biệt loại câu hỏi này rèn luyện cho học sinh tác phong tự học, tự nghiên cứu tìm tòi có định hướng từ các tri thức hững hờ của tài liệu sách giáo khoa. Như vậy, từ bài tập di truyền với nội dung kiến thức mới nhờ định hướng bằng các câu hỏi tự lực giúp học sinh tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, tập giải bài tập để lĩnh hội tri thức mới. Quá trình tổ chức bài học mới bao gồm các yếu tố cơ bản theo sơ đồ sau: Bài tập di truyền Định hướng Công tác tự lực nghiên cứu SGK Câu hỏi tự lực gia công Tri thức mới II.2.2.3. Quy trình dạy tự học. Từ các biện pháp sử dụng bài tập di truyền để tổ chức học sinh tự học các quy luật di truyền cho thấy: *Hoạt động dạy của giáo viên được quy về việc nêu hệ thống bài tập và câu hỏi theo phiếu in sẵn cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà từ trước. Giờ lên lớp giáo viên tổ chức dạy thông qua giáo án được thiết kế theo các câu hỏi, bài tập đã cho. Thực chất giờ dạy trên lớp là giáo viên kiểm tra năng lực tự học của học sinh và kiến thức học sinh tiếp thu được qua tự học sau đó tổ chức học sinh thảo luận câu trả lời, lời giải của các câu hỏi bài tập kết hợp phương pháp đàm thoại tìm tòi đồng thời giáo viên chỉnh lý bổ sung để lời giải các câu hỏi, bài tập được hoàn thiện. Đó chính là tri thức mới cần lĩnh hội. Như vậy hoạt động mang tính định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo tình huống. *Hoạt động học được đặc trưng bởi quá trình gia công tài liệu thu được từ giải bài tập bằng một chuỗi các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập mối quan hệ nhân quả, khái quát hoá, hệ thống hoá dưới định hướng của các câu hỏi tự lực. Hoạt động học có thể được tiến hành qua 3 thời điểm sau: -Thời điểm tự học: học sinh tự học bằng chính hành động của mình. Nghĩa là học sinh tự mình trả lời các câu hỏi, bài tập trong phiếu in sẵn trên cơ sở kiến thức cũ đã tiếp thu được từ sách và biến đổi thành của mình. Kết quả là thu được mọt sản phẩm kiến thức và đặt biệt là hình thành biện pháp tự học. Tuy nhiên, tri thức học sinh tiếp thu được ở thời điểm này là tri thức của bản thân cá nhân học sinh còn thô sơ, đơn giản, chưa được kiểm chứng và chưa được khẳng định. -Thời điểm học bạn: Sản phẩm ở thời điểm tự học được đưa ra phâ ... phạm để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng bài tập di truyền rèn luyện năng lực tự học của học sinh qua các khâu của quá trình dạy học đặc biệt là khâu học ở nhà và ở lớp trong nghiên cứ tài liệu mới. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở Học sinh lớp 9 và việc học bộ môn di truyền học của các em Cơ sở lí luận và thực tiễn của phạm vi sáng kiến kinh nghiệm Phạm vi nghiên cứu: Chương trình di truyền học lớp 9 trung học cơ sở Phần II NHữNG BIệN PHáP TIếN HàNH A- Hệ thống bài tập và giáo án soạn theo phương pháp sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở Dưới đây tôi xin trình bày một số ví dụ về cụ trể về sử dụng bài tập để dậy học di truyền học lớp 9 ở mức độ từng phần hoặc từng bài như sau: Ví dụ 1: Tiết 3 – Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo ) Mục III – Lai phân tích Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau: Cho 2 phép lai sau Phép lai 1: Hoa đỏ X Hoa trắng AA aa Phép lai 2: Hoa đỏ X Hoa trắng Aa aa Hãy xác định kết quả và so sánh 2 phép lai trên ? Làm thế nào để xác định kiểu gen của 2 cây hoa màu đỏ ở thế hệ bố mẹ trong 2 phép lai trên ? Từ đó yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ ở mục ẹ trang 11 sách giáo khoa sinh học 9 Học sinh với kiến thức đã học ở tiết 2 sẽ nhanh chóng xác định được kết quả của 2 phép lai trên và chỉ ra được điểm giống của 2 phép lai đó là đều cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng nhưng kết quả phép lai thi khác nhau do 2 cây hoa đỏ ở thế hệ bố mẹ có kiểu gen khác nhau. Vì vậy muốn xác định kiểu gen của các cây hoa đỏ ở thế hệ bố mẹ trong 2 phép lai trên thi cho chung lai với cây hoa trắng và như vậy học sinh dễ dàng làm được bài tập điền từ để tìm ra khái niệm phép lai phân tích. Ví dụ 2: Tiết 3 – Lai một cặp tính trạng ( tiếp theo ) Mục V – Trội không hoàn toàn Giáo viên ra cho học sinh bài tập như sau: Khi cho lai hai giống hoa phấn thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Biết rằng màu hoa đỏ do gen A quy định, màu hoa trắng do gen a quy định. Với kiến thức về lai một cặp tính trạng học sinh sẽ giải bài tập này như sau: Pt/c: AA x aa F1: Aa F2: 1AA: 2Aa: 1aa 3đỏ: 1 trắng Giáo viên cho học sinh nghiên cứu ví dụ ở trang 12 sách giáo khoa. Đến đây học sinh sẽ thấy là mình làm sai và suy nghĩ tại sao lại như vậy. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện câu lệnh trang 12 sách giáo khoa sinh học 9 để tìm ra khái niệm về hiện tượng trội không hoàn toàn. Cuối cùng giáo viên giải thích cho học sinh hiểu là lúc đầu các em không sai nhưng do chưa biết có hiện tượng trội không hoàn toàn nên mới giải bài toàn như vậy Ví dụ 3: Tiết 15 – ADN Mục II: Cấu trúc không gian của phân tử ADN Sau khi học sinh trả lời xong các câu hỏi mục ẹ trang 46 sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục II – Cấu trúc không gian của phân tử ADN và làm bài tập sau: Nếu gọi N là tổng số nuclêôtít, L là chiều dài , M là khối lượng, C là số chu kỳ xoắn của phân tử ADN. A, T, G, X lần lượt là số nuclêôtít loại ađênin, timin, guanin, xitôrin của phân tử ADN, H là số liên kết hiđrô giưa các nuclêôtít trên 2 mạch đơn của phân tử ADN thì có thể thiết lập hệ thức liên hệ giữa các đại lượng đó như thế nào? ( Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh thông tin về khối lượng của một nuclêôtít ) Học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, thảo luận để thiết lập các công thức, với sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tìm ra được các công thức như sau L = . 3,4 hoặc L = . 34 ( A0 ) M = N . 300 ( đv.C ) C = ( Chu kỳ xoắn ) A = T , G = X, A + G = T + X = H = N – 2 ( Liên kết hiđrô ) Thiết lập được các hệ thức trên học sinh vưa nắm vững cấu trúc không gian phân tử ADN, vừa có kiến thức để giải các bài tập di truyền phần cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử Ví dụ 4: Soạn giáo án dạy học Tiết 4 Lai hai cặp tính trạng ( tiết 1 ) I . Mục tiêu Kiến thức + Trình bày được TN lai hai cặp tính trạng của Menđen + Phân tích được kết quả phép lai hai cặp tính trạng của Menđen, từ đó phát biểu được nội dung quy luật “ Phân li độc lập “ của Menđen + Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng phân tích kết quả lai, viết sơ đồ lai và giải bài tập về quy luật di truyền 3. Thái độ Yêu thích môn DTH và ứng dụng vào cuộc sống II. Phương tiện dạy học Tranh phóng to hình 4 SGK III. Tiến trình bài giảng Bước 1: ổn định tổ chức lớp - kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ Bước 3: Giảng bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen Hoạt động dạy – học Nội dung GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 4, trình bày cách tiến hành thí nghiệm của Menđen HS: Quan sát tranh, đọc thông tin trả lời GV: Yêu cầu HS viết sơ đồ lai tóm tắt cho thí nghiệm của Menđen HS: Lúng túng GV: Hướng dẫn HS cách rút gọn tỉ lệ và tóm tắt sơ đồ lai vào phiếu học tập như sau: Pt/c .... x ...... F1 ....... F2 .............. ............. ............. ............. GV: Yêu cầu HS thực hiện câu lệnh trang 14 sách giáo khoa HS: Thảo luận và điền thông tin vào bảng 4 GV: Mối tương quan giữa tỉ lệ các tính trạng nói trên với tỉ lệ kiểu hình ở F2 được thể hiện như thế nào? HS: Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa trả lời Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó GV: Khi nào chúng ta có thể kết luận các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau HS: Khi F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập điền từ trang 15 sách giáo khoa HS: Nghiên cứu thông tin và điền được từ “ tích tỉ lệ “ GV: Nhận xét và giải thích rõ cho HS Tiết 4 Lai hai cặp tính trạng ( tiết 1 ) I. Thí nghiệm của Menđen 1. Thí nghiệm Pt/c vàng, trơn x xanh, nhăn F1 100% vàng, trơn F2 9 vàng, trơn 3 xanh, trơn 3 vàng, nhăn 1 xanh, nhăn 2. Nhận xét Vàng/xanh = 3/1 Trơn/nhăn = 3/1 Vàng, nhăn = 3/4vàng x 3/4 trơn = 9/16 Vàng, nhăn = 3/4vàng x 1/4 nhăn = 3/16 Xanh, trơn = 1/4xanh x 3/4 trơn = 3/16 Xanh, nhăn = 1/4xanh x 1/4 nhăn = 1/16 * Kết luận: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó Hoạt động 2 Tìm hiểu về biến dị tổ hợp Hoạt động dạy – học Nội dung GV: Trong TN của MĐ ở F2 có những KH nào khác với bố mẹ? HS: Chỉ ra được đó là vàng, trơn và xanh, nhăn GV: Đó là các biến dị tổ hợp, Thế nào là BDTH? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời GV: ý nghĩa của BDTH? HS: Nghiên cứu SGK trả lời GV: Nhận xét và chốt kiến thức II. Biến dị tổ hợp Khái niệm: Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ ý nghĩa: Làm cho SV đa dạng và phong phú Bước 4: Tổng kết bài GV gọi 2 – 3 HS đọc phần kết luận chung SGK IV. Kiểm tra đánh giá Câu 2 và 3 SGK V. Dặn dò B – Thực nghiệm sư phạm 1. Phương pháp thực nghiệm Chọn lớp thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở lớp 9A5 và lớp 9P2 trường THPTDL Lômnôxốp – Hà Nội, trong đó lớp 9A5 là lớp đối chứng còn lớp 9P2 là lớp thực nghiệm. Đây là hai lớp có sự đồng đều nhau về trình độ và các điều kiện khacsnhuw nội dung bài dạy, giáo viên giảng dạy, tiêu chí đánh giá, nhưng khác ở chỗ bài giảng của lớp thực nghiệm được thiết kế theo hướng phương pháp mà sáng kiến đề xuất, còn lớp đối chứng thì soạn bài giảng thông thường. Sau các bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập di truyền. Địa điểm: Trường THPTDL Lômnôxốp – Hà Nội Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 9 – 2005 đến tháng 11 - 2005 2. Kết quả thực nghiệm a. Định tính So sánh giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trong quá trình sử dụng phương pháp “Sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở “ thì tôi nhận thấy: Giờ dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cực tham gia giờ học. Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng giải bài tập di truyền, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và con chuẩn bị cho bài học mới b. Định lượng Tôi đã tiến hành kiểm tra 2 lớp thực nghiệm và đối chứng bằng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập di truyền kết quả thu được tôi trình bày bằng bảng dưới đây: Điểm số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) 9 – 10 15 33,3 2 46,5 7 – 8 23 51,1 16 37,2 5 – 6 7 15,6 17 39,5 < 4 0 0 8 18,8 Tổng số 45 100 43 100 Phần III – kết luận và khuyến nghị III.1. Kết luận Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy theo phương pháp sử dụng bài tập để dạy học di truyền học lớp 9 và kết quả cho thấy các lớp tôi dạy theo hướng này học sinh đều tích cực, hào hứng tham gia vào giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp, biết vận dụng những kiến thức đã có để tìm hiểu tiếp thu kiến thức mới, biết vận dụng những kiến thức của mình trong vui chơi, lao động và cuộc sống hàng ngày. Kết quả học tập của những lớp mà tôi dạy theo phương pháp này cũng cao hơn hẳn những lớp đối chứng mà tôi chưa áp dụng phương pháp này Mặc dù còn hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, số liệu thực nghiệm còn mỏng, nhưng những kết quả sơ bộ của đợt thực nghiệm tại trường trung học cơ sờ Thanh Uyên –Tam Nông đã chứng minh phương pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề xuất là một phương pháp tốt góp phần giải quyết những tồn tại và nâng cao chất lượng dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở III.2. Đề nghị Do trình độ và thời gian có hạn nội dung của sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ đề cập đến sử dụng bài tập trong dạy học di truyền học lớp 9. Nếu hướng nghiên cứu này được tiếp tục tiến hành ở những nội dung khác của dạy học sinh học thì chắc chắn sẽ cho kết quả rộng hơn và nhất định mang lại hiệu quả cao. Đề nghị những nghiên cứu tiếp của bộ môn sinh học tiếp tục nghiên cứu hướng đề tài này Kết quả nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm còn mỏng do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn Mục lục 1Sách giáo khoa sinh học lớp 9. 2.Di truyền và giảI phẫu sinh lí người . 3. Sách bài tập di truyền lớp 9 . 4 Sách giáo viên lớp 9. 5. Sách tham khảo . Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập – tự do – hạnh phúc . Biên bản xét duyệt kiến kinh nghiệm thành phần : 1 . Ông Nguyễn Trọng Tấn – Hiệu trưởng nhà trường . 2 . Ông lương Gia Cát – PHT nhà Trường . 3 .Ông Lê Xuân Thảo - PHT nhà trường . 4 .Ông Lê Mạnh Hùng – TTTKHTN. 5 . Bà Phạm Thị Văn – TTTKHXH. 6 .Bà Nguyễn Thuý Vinh – TPTKHTN 7. Bà Phạm Thị Điển . - TPTKHXH. 8. Bà Nguyễn Thị Thơm . TK nhà trường . III. Tên sáng kiến : III. NHận xét của hội đồng xét duyệt : . IV: Xếp loại : ý kiến của người viết sáng kiến
Tài liệu đính kèm: