Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 32 - Bài 31: Công nghệ tế bào

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 32 - Bài 31: Công nghệ tế bào

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được công nghệ tế bào là gì.Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần phải thực hiện các công đoạn đó. Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 32 - Bài 31: Công nghệ tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.12.09 Ngày giảng:
Dạy lớp 9G: 17.12.09 
CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
TIẾT 32 - Bài 31:
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được công nghệ tế bào là gì.Trình bày được công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào và hiểu được tại sao cần phải thực hiện các công đoạn đó. Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Tranh vẽ phóng to các hình 31
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:
a. Kiểm tra bài cũ: (3’ - kiểm tra miệng)
?HSTB:Di truyền y học tư vấn là gì? Chức năng của di truyền y học tư vấn? Cơ sở khoa học của điều luật: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn và hôn nhân một vợ một chồng là gì?
Di truyền y học tư vấn: 2 điểm
Là sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ
Chức năng của di truyền y học tư vấn: 2 điểm
Chẩn đoán
Cung cấp thông tin.
Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
Cơ sở khoa học của: 6 điểm
Hôn nhân một vợ một chồng là: Ở tuổi 18- 35 tỉ lệ nam nữ luôn là 1:1 vì vậy nếu kết hôn một chồng nhiều vợ hoặc một vợ nhiều chồng sẽ gây mất cân đối tỉ lệ nam nữ.
Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn: vì tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở những cặp kết hôn gần gây thoái hóa giống nòi.
* Đặt vấn đề vào bài mới (4’): Với những hiểu biết sâu sắc của con người trong lĩnh vực di truyền, con người đã vận dụng di truyền học vào trong thực tế. Vậy con người đã ứng dụng những gì vào thực tế? Ta chuyển xét một chương mới:
CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Trong nội dung chương này, các em sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu về công nghệ tế bào và công nghệ gen, các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống, thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần, hiện tượng ưu thế lai, các phương pháp chọn lọc được áp dụng trong chăn nuôi và trồng trọt, thành tựu chọn giống ở Việt nam
Bài đầu tiên của chương ta sẽ xét:
TIẾT 31 - Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Để tìm hiểu thế nào là công nghệ tế bào và các công đoạn của công nghệ tế bào ta xét nội dung phần thứ nhất cuả bài:	
I. Khái niệm công nghệ tế bào: (13’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về công nghệ tế bào 
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và các công đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
TB
KG
KG
HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 89
Từ thông tin, nêu khái niệm công nghệ tế bào?
Ngày nay việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô, các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kỹ thuật có quy trình xác định gọi là công nghệ tế bào.
GV: Cơ thể được tạo ra là cơ thể hoàn chỉnh giống với dạng gốc hoặc khác với dạng gốc trong các trường hợp lai tế bào sinh dưỡng với tế bào mang đột biến - biến dị dòng xo ma.
Công nghệ tế bào được ứng dụng trên những đối tượng sinh vật nào?
Thực vật 
Động vật.
Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc người ta phải thực hiện những công đoạn chủ yếu nào?
Phải tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để 
tạo thành mô non hay còn gọi là mô sẹo.
Dùng hooc mon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh
Tại sao cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như của dạng gốc?
Vì nó được phát triển từ tế bào của dạng gốc nên có kiểu gen giống với dạng gốc.
Công nghệ tế bào là một ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Các công đoạn chủ yếu gồm:
Phải tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để 
tạo thành mô non hay còn gọi là mô sẹo.
Dùng hooc mon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh
GV
Chuyển:Từ khái niệm công nghệ tế bào và các công đoạn chủ yếu của nó, ta sẽ tìm hiểu các ứng dụng của công nghệ tế bào. Ta xét:
II. Ứng dụng của công nghệ tế bào: (23’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về ứng dụng của công nghệ tế bào.
Mục tiêu: HS nắm được các ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương pháp sử dụng nuôi cấy mô, tế bào trong chọn giống.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
KG
TB
TB
TB
GV
TB
TB
TB
TB
KG
TB
GV: Công nghệ tế bào được ứng dụng trên đối tượng là thực vật hay động vật, trong đó công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới, còn ở vật nuôi công nghệ tế bào đã thu được một số kết quả bước đầu.
HS nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 89
Để đáp ứng đủ số lượng cây trồng trong thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất người ta thường tách loại mô nào?
Thường tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
Tại sao người ta không tách tế bào ở loại mô khác mà chỉ tách từ mô phân sinh?
Về phương diện lý thuyết tế bào ở cơ thể sống nói chung đều có thể mang nuôi cấy để tạo ra cơ thể hoàn chỉnh như dạng gốc.
Tuy nhiên về phương diện hiệu quả kinh tế người ta chỉ dùng tế bào ở mô phân sinh để nuôi cấy trong ống nghiệm.
Nếu dùng tế bào ở loại mô khác đã qua phân hóa hoặc đã già thì sau nuôi cấy phải trải qua khâu phản phân hóa, chúng mới có thể phân bào và tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh. Như vậy sẽ tốn thời gian, hóa chất và kinh phí.
Trong trường hợp cần thiết người ta mới sử dụng tế bào đã phân hóa để duy trì các nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Từ tranh vẽ nêu các khâu của quá trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
Tách tế bào từ mô phân sinh rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo (Mô sẹo sẽ tạo thành sau 10 ngày nuôi cấy)
Các mô sẹo lại được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường sinh dưỡng đặc và có hooc mon sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hóa thành các cây con hoàn chỉnh.
Các cây con được chuyển sang trồng trong các bầu (thường là hộp nhựa nhỏ đựng đất) trong vườn ươm có mái che trước khi mang ra trồng ngoài đồng ruộng.
GV chỉ trên tranh và mô tả các khâu của quá trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Từ các khâu của quá trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm, đối chiếu với các công đoạn của công nghệ tế bào, em có nhận xét gì?
Đều tuân theo các công đoạn của công nghệ tế bào
Cho biết ở Việt nam nhân giống vô tính trong ống nghiệm đã được áp dụng đối với những loại cây trồng nào?
Khoai tây, mía, một số giống phong lan đã được hoàn thiện
Một số cây rừng như lát hoa, sến, bạch đàn, và một số cây thuốc quý như sâm. sinh địa, râu mèo, bước đầu đã đạt kết quả tốt.
Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm.
Þ Ta vừa xét xong ứng dụng thứ nhất của công nghệ tế bào. Vậy ngoài ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm, công nghệ tế bào còn có ứng dụng khác: Đó là 
Từ thông tin mục 2 trang 90 cho biết phương pháp nuôi cấy mô và tế bào được áp dụng trong thực tế như thế nào?
Áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
Em hiểu như thế nào là một dòng tế bào xoma?
Một dòng tế bào xoma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xoma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân liên tiếp.
Nêu ví dụ về việc áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị?
Viện công nghệ Sinh học đã chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô từ các tế bào phôi của giống lúa CR 203 rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào để tạo ra một giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng xuất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và chịu khô hạn tốt.
Trong thực tế, cho biết sự nhân bản vô tính ở động vật trên thế giới đã thành công trên những đối tượng nào?
Cừu (Cừu Đoli năm 1997)
Bò (Bê nhân bản vô tính năm 2001)
Chó và một số động vật khác.
Ở Việt nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
Từ kiến thức đã khai thác, từ mục “ Em có biết”: Việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm nói chung có những ưu điểm gì?
Trong thời gian ngắn có thể đáp ứng được một số lượng lớn cây trồng
Ví dụ 1: Thực hiện tách và nuôi cấy nhiều lần lặp đi lặp lại trong vòng 8 tháng, từ một củ khoai tây sau có thể nhân giống vô tính tạo ra khoảng 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha.
Ví dụ 2: Từ 1cm3 môi trường nuôi cấy có thể chứa 1 triệu tế bào khoai tây, mỗi tế bào có thể phát triển thành cây mới.
Tạo giống cây trồng mới
Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật, động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Phương pháp nhân giống vô tính ở động vật mở ra triển vọng gì?
Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm của động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Mở ra triển vọng chủ động cung cấp các cơ quan nội tạng ở động vật có thể thay thế có bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng:
Bao gồm các khâu:
Tách mô phân sinh rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc tạo ra các mô sẹo và chia nhỏ chúng nuôi trong môi trường để tăng nhanh số lượng. 
Các mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc và có hooc mon sinh trưởng để kích thích chúng phân hóa thành các cây con hoàn chỉnh.
Các cây con được trồng trong bầu ở vườn có mái che.
 Đưa cây con ra trồng ngoài đồng ruộng.
Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng:
Ưu điểm: Là phương pháp có hiệu quả trong việc:
Giúp bảo tồn nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Giúp tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Tạo giống cây trồng mới.
Triển vọng: 
Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm của động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Mở ra triển vọng chủ động cung cấp các cơ quan nội tạng ở động vật có thể thay thế có bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 91)
* KLC/ trang 91
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn chủ yếu nào?
Công nghệ tế bào là một ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Các công đoạn: 
Phải tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô non hay còn gọi là mô sẹo.
Dùng hooc mon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.
? HSKG: Ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính?
Ưu điểm: Là phương pháp có hiệu quả trong việc:
Giúp bảo tồn nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Giúp tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Tạo giống cây trồng mới.
Triển vọng: 
Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm của động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Mở ra triển vọng chủ động cung cấp các cơ quan nội tạng ở động vật có thể thay thế có bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
d. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 91
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Công nghệ gen.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 32.doc