Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu
A, ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài: Môn lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục đã được Nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua ngành giáo dục nói chung và trường THCS Lê Quý Đôn nói riêng thực sự đã và đang trải qua những bước chuyển mới trong nhận thức và hành động: đổi mới trong cách dạy, đổi mới cách học, đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá Như ta đã biết, phương pháp dạy học chủ yếu hiện nay là lấy HS làm trung tâm. HS được xem như một chủ thể hành động, người thầy giáo đóng vai trò chỉ đạo. Có như vậy mới thực sự phát huy được tính tích cực tự giác, tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy việc tổ chức 1 tiết học có hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Về phía giáo viên, muốn hoàn thành tốt tiết dạy cần phải đầu tư nhiều thời gian cho tiết dạy. Đặc biệt phải nghiên cứu kĩ nội dung từng bài và qua đó có phương pháp phù hợp cho tiết dạy của mình. Hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, nhất là phần mềm POWERPOINT, VIOLET, nếu giáo viên tận dụng tốt lợi thế này thì hiệu quả bài dạy rất cao và gây được hứng thú trong học tập cho học sinh. Tuy nhiên một thực thế thấy rõ là để chuẩn bị trình chiếu một bài giảng bằng POWERPOINT, VIOLET, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết nhiều giáo viên bộ môn chưa được tập huấn cơ bản và cơ sở vật chất cũng chưa thật đáp ứng đầy đủ cho các tiết dạy POWERPOINT, VIOLET. Để đáp ứng theo nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học và trong quá trình giảng dạy trên lớp tại Trường THCS Lê Quý Đôn, tôi nhận thấy rằng: bất kì một tiết dạy nào cũng có từ 2 hai đến 3 hoạt động trở lên. Vì thế việc sử dụng phiếu học tập trong bất cứ trường hợp nào cũng là rất cần thiết. Với thời gian của mỗi tiết dạy, việc thực hiện từ 2 đến 3 hoạt động trong dạy học mà vẫn đảm bảo cả nội dung và thời lượng là rất khó, nhưng nếu giáo viên làm được việc này thì cũng mang lại cho tiết dạy nhiều hiệu quả. Từ việc tích lũy được một số kinh nghiệm của đồng nghiệp và qua giảng dạy trên lớp. Vì vậy tôi đưa ra một vài kinh nghiệm về “sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử tại trường THCS Lê Quý Đôn-EaHleo-Dăk Lăk” II. Mục đích nghiên cứu: Hiện nay một thực trạng xảy ra trong các nhà trường là hầu hết GV rất lúng túng khi phải đứng trước một thực tế: Phải đổi mới 1 cách toàn diện, đặc biệt là vấn đề tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm học tập, đảm bảo cho các em được bàn bạc, thảo luận để thống nhất ý kiến dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV. Đứng trước yêu cầu đó thì việc lựa chọn các đồ dùng dạy học để phục vụ cho một tiết học mang lại hiệu quả cao là một vấn đề đang được tranh luận rộng rãi trong hàng ngũ GV. Thực tế trước mắt để phục vụ cho công tác dạy học theo phương pháp đổi mới hiện nay thì nhà trường được trang bị đồ dùng dạy học rất đa dạng và phong phú nên việc lựa chọn đồ dùng dạy học cho phù hợp là một vấn đề nan giải. Vì vậy sau khi chonï đề tài này sẽ giúp giáo viên sử dụng linh hoạt hơn các phương pháp, đặc biệt là việc sử dụng cho hợp lý đối với phiếu học tập trong tiết dạy của mình. Học sinh có định hướng, mục tiêu làm việc, suy nghĩ trong suốt tiết, có cảm giác thoải mái để tiếp thu bài học.Thích thú lắng nghe để lĩnh hội nội dung, có hứng thú chuẩn bị bài ở nhà. III. Đối tượng nghiên cứu: - Bộ môn lịch sử - Học sinh trường THCS Lê Quý Đôn IV. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện trước hết cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra thực tiễn giáo viên bộ môn - Phương pháp nghiên cứu học sinh. - phương pháp dạy học thảo luận nhóm B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của việc dạy và học hiện nay Như ta đã biết, phiếu học tập là một loại đồ dùng dạy học mới xuất hiện trong những năm gần đây nên việc sử dụng phiếu học tập đang được xem như một trào lưu mới mẻ trong các nhà trường. Qua các lần dự giờ thăm lớp của các bạn đồng nghiệp tôi nhận thấy một hiện tượng phổ biến hiện nay là việc sử dụng phiếu học tập tuy được sử dụng nhiều nhưng hiệu quả chưa thật cao thậm chí có lúc còn phản tác dụng giáo dục bởi lẽ do sự nhận thức về vai trò của phiếu học tập chưa đúng, có khi phiếu học tập bị lạm dụng một cách công khai, hoặc việc sử dụng còn mang tính hình thức : Phiếu được phát ra nhưng không đúng lúc gây mất trật tự trong HS vì chỉ thu hút được một số HS khá làm việc còn lại ngồi chơi thậm chí có khi phiếu học tập được sử dụng như một bản phô tô copy bài làm của bạn ở trên bảng Về phía học sinh, Hiện nay nhiều em đều coi môn lịch sử là môn phụ, nên học sinh ít quan tâm, đầu tư vào môn học và hiệu quả tiếp thu bài của các em là không cao. Đứng trước tình hình thực tế như vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là nên sử dụng phiếu học tập như thế nào cho có hiệu quả và kích thích được hứng thú của các em trong quá trình lĩnh hội tri thức ? Sau đây là một vài kinh nghiệm bản thân trong quá trình tham gia giảng dạy bộ môn lũch sửû 8,9. Ii. Các hoạt động tiến hành: Trước hết phải xác định được thế nào là phiếu học tập? 1. Khái niệm phiếu học tập. Phiếu học tập được thiết kế thông thường là một mảnh giấy nhỏ, hoặc được thiết kế trên giấy rô ki. GV chuẩn bị sẵn từ khi soạn bài, phục vụ cho tiết học. Nội dung thì có thể ghi các câu hỏi thảo luận, ghi các ý kiến của Hs, ghi các ý kiến trả lời cho câu hỏi... mà thông qua đó, giáo viên có thể tổng hợp một cách nhanh nhất các ý kiến, các câu trả lời... của HS. Thực hiện phiếu học tập trong lúc kiểm tra bài mới ở phần củng cố, phần tìm hiểu kiến thức mới, phần phản hồi ý kiến... Phiếu học tập chính là 1 trong những đồ dùng dạy học được GV chuẩn bị sẵn cho phần thiết kế bài giảng của mình. Phiếu học tập cũng thể hiện sự sáng tạo của GV cũng như tài năng của 1 nhà thiết kế các hoạt động của GV khi lên lớp. Nhìn vào phiếu học tập sẽ đánh giá được ngay GV có đầu tư cho tiết dạy hay không, nội dung bài dạy có phù hợp với đối tượng HS hay không và nhất là tính logic, tính hệ thống của bài dạy có xoáy được trọng tâm không. Phiếu học tập cũng đánh giá được HS có hiểu bài hay không. 2. Vai trò của phiếu học tập Theo tôi, phiếu học tập cũng như những đồ dùng học tập khác có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức. Khi sử dụng cần phải đạt được mục tiêu: - Là nguồn tạo hứng thú làm cho học sinh yêu thích và say mê môn học, rèn luyện kỹ năng thực hành a/ Nhận thức về vai trò của phiếu học tập: - Giúp cho mỗi thành viên trong nhóm làm việc một cách tự giác, tích cực, thống nhất với nhau . - Tạo cho học sinh có tinh thần trách nhiệm đối với các bạn trong nhóm của mình - Giúp học sinh rèn luyện cách trình bày kiến thức biết cách tự đánh giá được bản thân và đánh giá được kiến thức của các bạn khác trong nhóm hoặc các nhóm khác trong lớp - Thông qua phiếu học tập phản ánh được khả năng tư duy của học sinh - Tạo được không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm học sinh với nhau thông qua đó đánh giá được vai trò chủ động của học sinh và vai trò chỉ đạo của giáo viên trong quá trình lĩnh hội tri thức . b/ Nội dung phiếu học tập - Phải bám sát mục tiêu của từng bài dạy - Phản ánh được kiến thức trọng tâm của từng bài dạy - Kiến thức phải tinh giản, đảm bảo tính vừa sức - Không nên sử dụng những câu hỏi, bài tập khó (Loại câu hỏi và bài tập nầy nên giành riêng cho học sinh khá, giỏi trả lời ) - Có thể trích sao y nguyên hay thay đổi nội dung trong yêu cầu hoạt động của sách giáo khoa - Nội dung kiến thức không nên quá vụn vặt hoặc quá đơn giản c/ Phương pháp sử dụng : - Tuỳ theo nội dung từng bài có thể thay đổi số nhóm học tập cho phù hợp - Thời gian sử dụng có thể nhiều hay ít nhưng không nên quá (trên 10 phút ) - Phải đưa ra đúng lúc, đúng thời điểm cần thiết tránh phân tán tư tưởng học sinh - Trong quá trình học sinh làm việc với phiếu, giáo viên phải giám sát chặt chẽ các nhóm đặc biệt là những học sinh lười hoạt động, những học sinh hay phá rối trong các giờ học - Trước khi phát Phiếu cho các nhóm làm việc, GVnên có những qui định cụ thể về thời gian, về nội dung cần thảo luận, hình thức trình bày và 1số qui định khác. - Sau khi hoàn thành thảo luận nhóm, nên cho các nhóm tiến hành trao đổi chéo để kiểm tra lẫn nhau và có thể giúp các em tự đánh giá được kiến thức của mình và của các bạn trong nhóm cũng như của nhóm khác - GV có thể thông qua phiếu học tập để đánh giá và cho điểm các nhóm bằng cách sau khi đưa đáp án kết luận, GV đưa ra thang điểm cụ thể cho các nhóm chấm lẫn nhau kích thích hứng thú cho các em vừa khắc sâu được kiến thức. để đánh giá và cho điểm các nhóm bằng cách sau khi ... ổ sung. Sau đó giáo viên đưa đáp án của mình ( được ghi trên bảng phụ ) để các nhóm so sánh và chốt lại tình hình chính trị, kinh tế, xã hôi cuối thế kỉ XIX. Để chốt lại cho hoạt động nay tôi đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm được ghi sẵn trên giấy rô ki và yêu cầu học sinh lên bảng điền vào. Dựa vào đây giáo viên chốt lại và chuyển ý. Bài tập trắc nghiệm Vào nửa sau thế kỉ XIX, đất nước ta trong tình cảnh rỗi ren. Hãy đánh dấu X vào ô trống chỉ nội dung mà em cho là đúng: Thực Dâp Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại có nhiều chuyển biến Chính quyền PK nhà Nguyễn từ trung ương đến địa phương mục rỗng. Kinh tế trì trệ. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Phong trào khởi nghĩa của nhân dân tiếp tục bùng nổ dữ dội Hoạt động 2: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của bài. Để làm tốt thì cần chuẩn bị nội dung trên bảng phụ . Sau khi hưỡng dẫn học sinh khái quát bối cảnh của các đề xướng cải cách. Giáo viên cho học sinh trao đổi ( 6 phút ), sau đó lên bảng hoàn thành. Nội dung câu hỏi như sau: Em hãy hoàn thành bảng thống kê theo mẫu sau Thời gian Người khởi xướng Nội dung Kết quả Sau khi học sinh trao đổi, yêu cầu 4 học sinh lên bảng hoàn thành theo nội dung trên bảng thống kê ( Học sinh sẽ hoàn thành theo hàng dọc). Giáo viên đối chiếu với câu trả lời của mình ( được chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) để chốt lại. Cho học sinh liên hệ bằng cách hưỡng dẫn các em quan sát chân dung của một số nhà cải cách trên khổ giấy A4 được in bằng màu và sau đó giáo viên khái quát các đề nghị cải cách của các sĩ phu Hoạt động 3: Kết cục của các đề nghị cải cách. Tôi sử dụng các câu hỏi nêu vẫn đề chốt lại hoạt động này Ơû phần củng cố tôi sử dụng bài tập giúp học sinh nắm vững, khắc sâu thêm kiến thức Bài tập a. Em có nhận xét gì về việc làm của các sĩ phu, quan lại trên? ................................................................................................................................................................................................................................................................ b. Hãy nêu nhận sét của em qua các đề nghị cải cách đó? ................................................................................................................................................................................................................................................................ Như vậy, đối vơi loại bìa này nội dung ngắn nên có thể sử dụng được các loại phiếu học tập. Học sinh đóng vai trò chủ động trong hoạt động học tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hưỡng dẫn chốt lại. Ví dụ 2: Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ( 1945-1946) Tiết 2- Lịch sử 9 Mục tiêu của bài: - Nêu được âm mưu xâm lược lần hai của Pháp và tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Bộ - Chính sách khôn khéo của Đảng, Chính phủ đối với quân Tưởng. - Nội dung Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp(14/9/1946) Để thự hiện được mục tiêu của bài, trong bài này có thể sử dụng nhiều loại phiếu học tập khác nhau:phiếu học tập, lược đồ, sử dụng tranh SGK, bảng phụ (được viết trên giấy rô ki ) Đây là bài mà có nội dung kiến thức nhiều, nếu áp dụng nhiều phương pháp thì không đảm bảo được thời gian. Vì vậy, sau khi tôi hưỡng dẫn cho học sinh bằng các câu hỏi nêu vẫn đề và khai thác lược đồ nhân dân Nam Bộ chống pháp ở các hoạt động 4 và 5. riêng ở hoạt động 6: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt - Pháp(14/9/1946), tôi đã sử dụng phiếu học tập cho 6 nhóm thảo luận và ghi kết quả: Chính sách đối phó với Pháp Chính sách đối phó với Tưởng Trước hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ( Kiên quyết chống trả) .. .. ( Nhân nhượng có điều kiện) .. .. Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ( Nhân nhượng có điều kiện) .. .. ( Lợi dụng Pháp đuổi Tưởng) .. .. Sau khi phát phiếu, GV nêu qui định: Các nhóm thảo luận và thư ký ghi kết quả trong khoảng 6 phút, sau đó các nhóm lần lượt trình bày, cả cùng lớp bổ sung. GV đưa đáp án và biểu điểm chấm (Ghi cụ thể vào bảng phụ treo lên cho cả lớp cùng quan sát ) ở đây mỗi ý đúng cho 0,25đ, những ý sai dùng bút gạch chân để tiện theo dõi. Các nhóm tiến hành chấm chéo và sửa lỗi cho nhóm bạn trong thời gian khoảng 5 phút, sau đó GV thu phiếu để kiểm tra, nhận xét bài làm của các nhóm và chốt lại nội dung Ơû phần củng cố kiến thức của bài, tôi sử dụng bảng phụ ( được chuẩn bị sẵn ) yêu cầu học sinh căn cứ vào bài học để hoàn thành. Hãy nối niên đại ở cột A với cột B sao cho đúng A Nối B 1. 8/9/1945 A. Ngày toàn dân tiến hành bầu cử quốc hội 2. 6/1/1946 B. Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Kì lần 2 3. 2/3/1946 C. Lưu hành tiền Việt Nam 4. 29/5/1946 D. Bác Hồ kí sắc lệnh lập bình dân học vụ 5. 23/11/1946 E. Hội liên việt quốc dân việt nam đươc thành lập 6. 22/9/1945 F. quốc hội họp phiên đầu tiên 7. 28/2/1946 G. Kí hiệp định sơ bộ 8. 6/3/1946 H. Kí tạm ước Việt - Pháp 9. 14/9/1946 I. Kí hiệp ước Hoa - Pháp Ví dụ 3. Bài tập lịch sử . Các tiết làm bài tập lịch sử các phiếu học tập được chuẩn bị săn và yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu. Ngoài ra tôi thường áp dụng cho các em chơi trò chơi lịch sử, qua đó củng cố và khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh. Ví dụ ở bài 27: cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc ( 1953-1954 ), tôi áp dụng trò chơi ô chữ bằng cách sử dụng giấy rô ki kẻ theo ô và viết đáp án các hàng ngang cũng như đáp án hàng dọc vào các ô tương ứng, sau đó cắt các tấm bảng nhỏ tương ứng với các ô vuông dùng keo hai măt che lại. Trong qua trình chơi, tôi nêu các câu hỏi và yêu câu học sinh trả lời theo thời gian quy định ( sử dụng đồng hồ bấm giây). Trả lời được ô hàng ngang 10 điểm, tìm ra ô hàng dọc được 40 điểm. Hàng dọc ở đây chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi dán chân dung của đại tướng lên bảng phụ Đây là trò chơi gây được hứng thư học tập cho các em, nhưng quan trọng hơn cả là qua trò chơi củng cố được kiến thức và giúp các em nhớ được lâu hơn. Qua các ví dụ trên cho thấy thời gian, thời điểm, phương pháp sử dụng phiếu học tập ở các bài không hoàn toàn giống nhau, nhưng không ngoài mục đích là làm rõ mục tiêu của bài học . Nói tóm lại việc sử dụng phiếu học tập cũng như những loại đồ dùng dạy học khác, muốn đạt được hiệu quả mong muốn cần phải có sự đầu tư đúng mực, có sự phối hợp linh hoạt với các loại đồ dùng dạy học khác nữa. III. Kết quả nghiên cứu: Qua thời gian thử nghiệm năm ở các lớp 8,9 tôi đã có những kết quả thu được cao hơn các năm trước. Về mặt tâm sinh lí, tôi nhận thấy các em thích được sử dụng phiếu học tập để sinh hoạt nhóm và việc sử dụng phiếu đưa lại hiệu quả cao hơn, số HS hiểu bài nhiều hơn (đặc biệt là việc các em được tự do công khai kiểm tra đánh giá kiến thức của các bạn khác cũng như tự đánh giá kiến thức của mình qua những lần tự chấm điểm ngay tại lớp đã kích thích các em say mê hơn, hứng thú hơn và tự giác hơn trong học tập, tạo không khí thi đua sôi nổi trong các nhóm. Kết quả số HS khá giỏi nhiều hơn những năm trước. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2009-2010 TT Môn Lớp Tổng số Hs Từ 5,0 trở lên Tổng số Hs dân tộc Từ 5,0 trở lên Ghi chú SL % SL % 1 SỬ K9 203 186 91,6 15 14 93,3 2 SỬ 8A1 42 41 97,6 3 3 100 3 SỬ 8A2 44 40 90,9 4 3 75 4 TỔNG 289 267 92,3 22 20 90,9 C- KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân trong việc sử dụng phiếu học tập để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Trong quá trình sử dụng phiếu, tôi cũng đâ gặp rất nhiều khó khăn ( Có lần bố trí thời gian không hợp lí nên nội dung bài dạy không xong, quản lí học sinh không chặt nên vẫn có tình trạng mất trật tự hoặc chỉ có một số học sinh khá làm việc) Tuy vậy, tôi nhận thấy nếu như mỗi chúng ta đều sử dụng có hiệu quả phiếu học tập trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thì hiệu suất giờ dạy sẽ taờng, mục tiêu bài dạy sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt là việc sử dụng phiếu học tập để kiểm tra kiến thức học sinh, của nhóm học sinh qua các bài dạy sẽ có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc kiểm tra đánh giá cuối kì, cuối năm, đảm bảo tính chính xác cao trong việc phân loại học sinh D- MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Trên đây chỉ là một vài ý kiến của bản thân rút ra qua quá trình thực hiện.Tôi nhận thấy để cho phương án sử dụng phiếu học tập mang tính khả thi cao cần có một số yêu cầu sau: - Trước hết người giáo viên phải thật sự gắn bó với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình trong giảng dạy, đặc biệt là trong việc tiếp cận với những đổi mới về nội dung, phương pháp - Phải có sự đầu tư lớn cho việc chuẩn bị các bài dạy (Chuẩn bị kĩ về nội dung, có phương án giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong giờ học, cân đối về thời gian để thực hiện linh hoạt các bước sử dụng phiếu học tập .Ví dụ có thể giảm bớt một vài thao tác như chấm điểm vào bài hoặc trao đổi chéo giữa các nhóm. - Giáo viên phải có kiến thức vững và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phương tiện dạy học khác nhau để tránh tình trạng khi sử dụng phiếu học tập vi phạm những yếu điểm như phần đầu tôi đã đề cập đến - Phải có kinh phí để thực hiện việc phô tô phiếu, mua sắm bản trong, bút viết - Trường nên phát huy tác dụng của phòng máy vi tính, để tiện cho việc chuẩn bị phiếu học tập phục vụ dạy học
Tài liệu đính kèm: