Đề tài Sử dụng phương pháp tích hợp trong bộ môn ngữ văn 6

Đề tài Sử dụng phương pháp tích hợp trong bộ môn ngữ văn 6

 Hiện nay trước thực tại nền giáo dục của các nước tiên tiến trên Thế giới đã có những bước tiến khá xa so với nền giáo dục Việt Nam. Vấn đề “ tích hợp” đã được họ nghiên cứu và đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc phổ thông từ nhiều năm nay như ở các nước tiên tiến đã kết hợp hai bộ môn tưởng chừng rất xa nhau như môn văn và sinh học. Điểm qua như vậy cũng đã đủ thấy vấn đề “ tích hợp” là vấn đề rất đổi mới với giáo dục của các nước tiên tiến. Còn đối với chúng ta đang là một vấn đề khá mới mẻ không những đối với giáo viên mà đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn như trường TH, THCS Kim Nọi.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1899Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp tích hợp trong bộ môn ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
 I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay trước thực tại nền giáo dục của các nước tiên tiến trên Thế giới đã có những bước tiến khá xa so với nền giáo dục Việt Nam. Vấn đề “ tích hợp” đã được họ nghiên cứu và đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc phổ thông từ nhiều năm nay như ở các nước tiên tiến đã kết hợp hai bộ môn tưởng chừng rất xa nhau như môn văn và sinh học. Điểm qua như vậy cũng đã đủ thấy vấn đề “ tích hợp” là vấn đề rất đổi mới với giáo dục của các nước tiên tiến. Còn đối với chúng ta đang là một vấn đề khá mới mẻ không những đối với giáo viên mà đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn như trường TH, THCS Kim Nọi. 
 Việc cải tiến chương trình Ngữ văn theo hướng “ Tích cực” có vận dụng nhiều kinh nghiệm của nhiều nước song việc tách ba phân môn ( Tiếng Việt , Văn học , Tập làm văn ) trên 20 năm qua tuy đã đem lại một số kinh nghiệm nhưng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm đặc biệt ở THCS . chính vì vậy quan điểm “ tích hợp” ngay từ tên gọi của môn học “ Ngữ văn” đã thể hiện một cách nổi bật nhất việc cải tiến xây dựng phương pháp mới đó là tích hợp cả ba môn.
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phải nhận việc dạy tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn là phối hợp nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn.
 Hướng phấn đấu bao quát của việc thực hiện chương trình ngữ văn theo hướng tích hợp là hình thành cho học sinh năng lực phân tích và cảm thụ văn học với 4 kĩ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Để giải quyết vấn đề trong chương trình, đều phải có sự đóng góp của ba phân môn: Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Sử DụNG PHƯƠNG PHáP TíCH HợP TRONG Bộ MÔN NGữ VĂN 6” này để có những giải pháp tối ưu nhất phù hợp với đối tượng học sinh.
 Chúng ta không nên quan niệm tích hợp là phương pháp rút ngắn môn học mà là phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau theo những hình thức: Mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu yêu cầu cụ thể khác nhau.
 Vấn đề này đã được nhiều giáo viên tiếp cận và đáp dụng trong quá trình giảng dạy. Hiệu quả ra sao còn là vấn đề được nhiều người quan tâm khi thực hiện phương pháp mới. Là một giáo viên giảng dạy môn ngữ văn 6 , tôi đã cố gắng nắm bắt vai trò, nhiệm vụ của bộ môn như đặc điểm , kết cấu chương trình để có thể soạn giảng theo hướng tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn. Sau đây, tôi xin trình bày nội dung cụ thể của vấn đề phương pháp tích hợp trong giảng dạy ngữ văn 6 với đối tượng học sinh của trường TH, THCS Kim Nọi qua nhận thức của cá nhân tôi.
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
 1. Cơ sở lý luận.
 Với chương trình thay sách lớp 6, môn ngữ văn là một môn học chiếm vị trí quan trọng ở mọi cấp học phổ thông. Đồng thời còn là môn học có tác dụng tích cực đến kết quả học tập các môn học khác từ đó góp phần học tốt môn ngữ văn. Từ vị trí đó giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức, các kĩ năng và giáo dục thái độ tư tưởng , tình cảm của học sinh.
 Xuất phát từ vị trí mục tiêu trên tôi đã xây dựng đăc điểm kết cấu cơ bản đó là : Tích hợp ngang, tích hợp dọc, tích hợp chéo. Vây thế nào là tích hợp ngang? Là tích hợp những kiến thức , kĩ năng của ba phân môn : Văn, Tiếng việt , Tập làm văn.
 Ví dụ : Văn bản “ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” là ngữ liệu để học phần văn nhưng cũng phù hợp việc lấy ngữ liệu để học Tiếng việt và tập làm văn.
 Cụ thể như sau: Bài3: Văn bản “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” sẽ được sử dụng ngữ liệu cho 4 tiết dạy :
Tiết 9: Phần văn “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”.
Tiết 10 + 11 : Phần Tiếng việt là nghĩa của từ. Trong phần bài tiếng việt đã lấy 3 từ : Tập quán ( Con rồng- cháu tiên), lẫm liệt ( Thánh Gióng), nao núng ( Sơn Tinh – Thuỷ Tinh) để làm ví dụ cho học sinh phân tích mỗi từ đó rồi rút ra khái niệm thế nào là nghĩa của từ và cách giải thích nghĩa của từ. Đây là “ Tích hợp” giữa văn và Tiếng việt.
 - Tiết 12: Phần Tập làm văn “ Sự việc và nhân vật trong tự sự”. Tiết học này đã lấy 7 sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” để học sinh phân tích mẫu
 1. Vua Hùng kén rể.
 2. Sơn Tinh- Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 3. Vua Hùng ra điều kiện để chọn rể.
 4. Sơn Tinh đến trước lấy được vợ.
 5. Thuỷ Tinh đến sau tức giận dùng nước đánh Sơn Tinh.
 6. Hai bên giao chiến hàng mấy tháng trời , cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút quân về.
 7. Hàng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
 Như vậy cũng một văn bản “ Sơn Tinh –Thuỷ tinh” chúng ta có thể sử dụng làm ngữ liệu cho cả ba phân môn đó là tích hợp ngang. Với phương pháp này học sinh khắc sâu được phần văn vừa có khả năng sử dụng từ ngữ để kể lại truyện .
 “ Tích hợp” dọc: Là kiến thức kỹ năng của bậc học, lớp sau được bao hàm sâu hơn, rộng hơn kiến thức kĩ năng của bậc học trước, học lớp trước. Tức là tích hợp kiến thức văn với văn, tiếng với tiếng, tập làm văn với tập làm văn từ bậc tiểu học với THCS.
 Ví dụ : Khi giảng bài từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Có một câu hỏi dựa vào những kiến thức Tiểu học hãy điền vào bảng phân loại từ ( Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy). Việc yêu cầu học sinh làm như vậy đã thể hiện sự tích hợp kiến thức ở bậc tiểu học ( vì từ đơn , từ phức các em đã học ở lớp 5 ) với phương pháp này giúp học sinh vừa củng cố kiến thức kĩ năng ở lớp dưới vừa mở rộng nâng cao khắc sâu kiến thức kỹ năng ở lớp trên.
 Tích hợp chéo: Là tích hợp nội dung môn ngữ văn với các môn học khác hoặc với đời sống.
 Ví dụ: Khi dạy bài : “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh” có thể đưa ra các câu hỏi : Sơn Tinh tượng trưng cho lực lượng nào ? Thuỷ Tinh tượng trưng cho hiện tượng gì của thiên nhiên? Ngày nay em còn thấy hiện tượng lũ lụt hàng năm không? Đảng và nhà nước ta đã có chính sách gì để hạn chế thiên tai lũ lụt? Đây là những câu hỏi nhằm tích hợp kiến thức văn với địa lý và với đời sống. Hoặc có thể chia ra các bài tập “ Em hãy sưu tầm thơ truyện , tranh ảnh hay vẽ tranh về Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” Đó là sự tích hợp kiến thức ngữ văn với các môn học khác.
2. Thực trạng của vấn đề.
	Sau khi được nhà trường phân công giảng dạy môn ngữ văn lớp 6 bản thân tôi nhận thấy học sinh lớp 6 là những học sinh vừa mới bước vào ngưỡng cửa của bậc THCS, các em mới bắt đầu làm quen với nhiều môn học mà trong đó môn ngữ văn lại được chia ra làm ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Các em đều chưa hiểu các kiểu tích hợp của ba phân môn với nhau. Do đó các em còn lĩnh hội một cách thụ động, chưa tư duy độc lập, sáng tạo. Qua một số tiết giảng dạy bản thân xét thấy cần hướng các em biết phối hợp nhịp nhàng giữa các phân môn tạo nên tính năng đa chiều kích thích sự tư duy, sáng tạo độc lập, dần chủ động lĩnh hội kiến thức trong từng bài, từng phân môn. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em khi bước vào cuộc sống. Qua thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp tích hợp ba phân môn vào trong giảng dạy nhằm thu hút học sinh ham học hỏi, phát huy sự tư duy, sáng tạo độc lập.
3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
a. Phương pháp chung.
 Phần văn được xếp ở vị trí đầu ở bài học ngữ văn. Quan hệ giữa văn, tiếng việt , tập làm văn là quan hệ giữa phần bài với phần bài, chính điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của phương pháp tích hợp .
 Xuất phát từ vị trí quan trọng đó nên yêu cầu của phần văn là học sinh phải đọc đi đôi với hiểu có nghĩa là không chỉ đọc mà còn tái hiện phân tích các nghĩa , nội dung văn học.
 Với các yêu cầu như vậy Phương pháp chung để giảng dạy phần văn vẫn được áp dụng phương pháp truyền thống và nêu vấn đề. Do vậy để đạt được hiệu quả giờ dạy như mong muốn tôi đã kết hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp trong nội dung bài học.
b. Phương pháp tiến hành các nội dung học tập.
 Sau đây tôi sẽ trình bày khái quát các phương pháp tiến hành nội dung học tập của môn ngã văn 6 vào chương trình cụ thể của từng phân môn đạt hiệu quả như sau.
 b1. Giới thiệu thể loại ( giới thiệu chung)
 Đối với văn học thì nhất thiết phải giới thiệu thể loại và ghi một số ý chính giúp các em nắm được nội dung của thể loại. Ví dụ như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười .
 Đối với các tác phẩm tự sự , trữ tình , thơ, truyện kí phải giới thiệu chung về tác giả tác phẩm nhằm giúp học sinh hiểu kỹ hơn và dễ dàng thâm nhập vào văn bản 
 b2. Đọc tìm hiểu chú thích.
 * Đọc văn bản( Tiếp xúc văn bản)
 Đối với phần văn của chương trình ngữ văn 6. Trong những tiết đầu là các truyện cổ dân gian thì chủ yếu là đọc sáng tạo sao cho phù hợp với chất văn mang yếu tố kì lạ hoang đường  Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc, giống nòi . hiện tượng thiên nhiên hay các sự vật sự việc. Đồng thời ca ngợi truyền thống đánh giặc của cha ông ta thời Hùng Vương.
 Nhìn chung ở phần đọc văn bản chúng ta phải hết sức năng động sáng tạo trong việc đổi thay ngữ liệu sao cho phù hợp với nội dung văn bản biểu thị. Có như vậy mới thực sự lôi cuốn sự tập chung chú ý của học sinh từ đó mới thực sự đạt hiệu quả .
* Tìm hiểu chú thích.
 Trong phần khai thác thông tin cần lưúy gồm nhiều loại chú thích : Đó là chú thích về thể loại văn học dân gian- Về tác giả- Xuất xứ văn bản .
 Loại chú thích về chữ nghĩa bao gồm các từ cổ , từ Hán Việt, hình ảnh, điển cố, điển tích.
 Đấy chính là phần tích hợp văn và tiếng việt. Bởi lẽ học sinh hiểu nghĩa của từ sẽ giúp các em vượt rào cản của điển cố để tìm hiểu văn bản.
 Ví dụ văn bản “ Thánh Gióng” học sinh sẽ nắm được một số từ hán việt như: Sứ giả, Tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương. Yêu cầu học sinh đọc trước chú thích ở nhà, lên lớp giáo viên sẽ mở rộng, kiểm tra bổ sung thêm về từ Hán Việt.
 b3. Tìm hiểu văn bản( Phân tích và đánh giá)
 Đây là phần quan trọng của phần văn. Phần này chủ yếu tiến hành trên lớp. Cho nên nếu học sinh chuẩn bị ở nhà sẽ dẫn đến hoạt động gây mất hứng thú. Có thể nói đây là điểm rất mới trong phương pháp tích hợp.
 Để giảng dạy tốt phần này, trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản cần có những câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó.từ đơn giản đến phức tạp nhằm kích thích tư duy và tích cực chủ động sáng tạo ở học sinh. Giáo viên là người tổ chức gợi mở nêu vấn đề giúp học sinh suy nghĩ phát hiện lựa chọn nội dung của tác phẩm. Đồng thời bộc lộ suy nghĩ thái độ riêng của mình.
 Ví dụ : Khi giảng dạy bài “ Sự tích hồ gươm” trung tâm kiến thức của bài này là ý nghĩa của truyền thuyết ca ngợi tính chất nhân dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời giải thích tên gọi Hồ hoàn kiếm. Điểm sáng thẩm mĩ của văn bản là thanh gươm vì thanh gươm chỉ sáng rực khi gặp chủ tướng Lê Lợi. ở trung tâm kiến thức và điểm sáng thẩm mỹ đó cần đặt ra những câu hỏi để học sinh phát hiện , nếu khó giáo viên có thể gợi mở. ở văn bản này tôi đặt ra những câc hỏi như sau:
Vì sao các bộ phận của thanh gươm nhặt được mỗi thứ một nơi, nhưng khi tra vào với nhau vừa như in điều đó có ý nghĩa gì?
Vì sao lưỡi gươm và chuôi gươm chỉ sáng rực khi gặp chủ tướng Lê Lợi ?
Vì sao Lê Lợi không nhận được cả lưỡi và chuôI cùng một lúc?
Vì sao Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh hoá lại trả gươm ở Thăng Long?
 Như vậy các câu hơi trên giúp các em tự tìm ra được ý nghĩa của truyền thuyết hồ gươm. Trong khi tổ chức các hoạt động cho học sinh nắm vững chi thức , kỹ năng đặc thù của phần văn, cần chú ý tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn ngữ văn để góp phần hình thành tri thức kĩ năng Tiếng Việt và Tập làm văn.
 Tạo nền tảng kiến thức để học sinh vận dụng phát triển trong phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn.
* Ghi nhớ:
 Phần ghi nhớ thực chất là những khái quát, những ý tổng hợp chủ đề của nội dung văn bản. Yêu cầu học sinh không chỉ thuộc mà còn phải hiểu nội dung ghi nhớ. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng đưa ra những câu hỏi để học sinh tự rút ra những kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ. Việc này rất cần thiết bởi học sinh tự rút ra nội dung ghi nhớ là học sinh đã hiểu bài, đã khắc sâu được nội dung chính của phần văn.
 * Luyện tập:
 Đây là phần có thể có hoặc có thể không , hay có thể dễ hoặc khó . Mục đích của luyện tập là khai thác tiềm năng tính độc lập sáng tạo để học sinh hiểu sâu sắc về văn bản để có thể suy nghĩ vận dụng và mở rộng kiến thức . Để tiến hành việc luyện tập đạt hiệu quả tốt đối với học sinh ở trường THCS Nam Phương TiếnB tôi thường chọn ra các câu hỏi vừa phải với nhận thức của học sinh nhằm đòi hỏi sự liên tưởng có suy nghĩ sáng tạo để thực hiện trên lớp, ngoài giờ tôi còn lồng ghép vào quá trình tìm hiểu văn bản.
 Ví dụ : Trong bài “ Sự tích hồ gươm” Tiết 43 trong phần luyện tập có 4 câu hỏi thì tôi đã chọn câu hỏi số 2 và số 3 để thực hiện trên lớp trong quá trình phân tích tìm hiểu văn bản. Cụ thể như sau : Câu hỏi 2 vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi và lưỡi gươm cùng một lúc? Với câu hỏi này tôi đã lồng ghép vào phần 1: Lê Lợi mượn gươm thần, còn câu hỏi 3: Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hoá nhưng lai trả gươm ở Thăng Long ,nếu vì trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? câu hỏi này tôi lồng vào phần 2: Lê Lợi trả gươm thần. Còn câu1 và câu 4 phù hợp với việc ở nhà nên cho học sinh về nhà làm. Nừu còn thời gian sẽ luyện tập thêm ở lớp câu 4.
 * Đọc thêm:
 Mục đích của phần đọc thêm là bổ sung và mở rộng kiến thức cho học sinh, nên tôi đã đưa ra các bài tập để học sinh tham khảo phần đọc thêm, ví dụ: Đối với các bài như: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích hồ gươm, tôi yêu cầu như sau: Em hãy sưu tầm thơ truyện , tranh ảnh hoặc tự vẽ tranh về các hình ảnh nhân vật có trong truyện trên. Thực tế kiểm tra có một số em có thực hiện nhưng chất lượng chưa cao.
 * Tự học có định hướng.
 Trong ngữ văv 6 có một số văn bản tự học có hướng dẫn, kiểu văn bản này cũng có đầy đủ các bước lên lớp nhưng ngắn gọn và hướng dẫn học sinh cách tiến hành trong khoảng 5 phút, sau đó để học sinh tự tìm hiểu văn bản theo các bước .
 * Tự rút ra: 
 Qua việc kiểm tra đánh giá được kết quả hoạt động dạy của mình học sinh hiểu kỹ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của truyện, từ đó các em củng cố được tri thức và thực sự bị lôi cuốn và cuốn hút vào các tác phẩm văn tự sự, văn học dân gian, truyện thơ
 Bằng khảo sát chất lượng học tập của học sinh khi chưa áp dụng các phương pháp.
Lớp SốHS
Loại Giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
23
2
14
28,3
7
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Trên đây là toàn bộ bài soạn qua sự nghiên cứu các phương pháp giảng dạy ngữ văn mà tôi áp dụng vào một bài cụ thể. Tôi tin chắc rằng bài soạn có nhiều thiếu sót . song đây là một bài soạn với mục đích đi sâu vào một số phương pháp cơ bản của việc dạy văn. Qua phương pháp này tôi có thể khai thác bài giảng một cách toàn diện. Tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp này tôi có thể khai thác bài giảng một cách toàn diện và khi áp dụng các phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh và trong các bài giảng cụ thể, có như vậy bài giảng mới có chất lượng cao.
 Trong quá trình áp dụng tùy thời gian chưa nhiều nhưng kết quả học tập của học sinh qua khảo sát đã tăng lên rõ rệt. Đây là một kết quả rất đáng phấn khởi khiến tôi mạnh dạn áp dụng trong các bài giảng. Sau đây là bảng thống kê kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng phương pháp này.
Lớp
Số HS
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
39
05
12,8
26
66,7
08
20,5
00
00
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
 Như vậy qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề “ Tích hợp môn ngữ văn 6” tôi nhận thấy đây là vấn đề trọng tâm, là điểm đối mới văn bản của chương trình thay sách lớp 6 ở Việt Nam nói riêng và ở các nước trên Thế giới nói chung nó không chỉ thực hiện ở ngôn ngữ mà cò thực hiện ở tất cả các môn học bởi tính năng đa chiều của nó tạo nên mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với văn với văn, tiếng Việt với văn, văn với tập làm văn, văn với các môn khoa học khác, ngữ văn với các môn thuộc nhóm nghệ thuật, ngữ văn với thực tiễn đời sống 
2. Những kiến nghị đề xuất
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn 6. Tôi đã và đang cố gắng tìm hiểu đặc điểm kết cấu chương trình theo hướng tích hợp vào từng văn bản, từng phần bài để làm sao huy động được 3 tích hợp cơ bản trong từng phần bài đến mức tối đa đạt được hiệu quả như mong muốn. Qua sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi thấy còn rất nhiều thiếu xót cần hoàn thiện hơn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp cho chuyên đề này của tôi để có thể sớm đưa vào áp dụng với bộ môn ngữ văn trong bậc THCS
 Kim Nọi, ngày 15 tháng 11 năm 2010
 Người viết
 Nguyễn Trọng Tấn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNVAN 6.doc