Đề tài Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 9 để dạy phần “ địa lí kinh tế Việt Nam”

Đề tài Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 9 để dạy phần “ địa lí kinh tế Việt Nam”

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “ khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và các phương tiện dạy học hiện đại, đảm bảo điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” ( Nghị quyết Trung Ương II, khoá VIII). Phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều không còn đủ khả năng truyền tải một khối lượng chương trình ngày càng lớn với vận tốc thay đổi và đòi hỏi của thực tiển ngày càng cao. Đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục trên thế giới và nhu cầu phát triển ngày càng cao của học sinh. Cho nên việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của nền giáo dục nước ta hiện nay.

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3540Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 9 để dạy phần “ địa lí kinh tế Việt Nam”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC 
KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 9 ĐỂ DẠY PHẦN “ ĐỊA LÍ KINH TẾ VIỆT NAM”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
 Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “ khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và các phương tiện dạy học hiện đại, đảm bảo điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” ( Nghị quyết Trung Ương II, khoá VIII). Phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều không còn đủ khả năng truyền tải một khối lượng chương trình ngày càng lớn với vận tốc thay đổi và đòi hỏi của thực tiển ngày càng cao. Đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục trên thế giới và nhu cầu phát triển ngày càng cao của học sinh. Cho nên việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của nền giáo dục nước ta hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, hiện nay trong nội dung chương trình SGK mới được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động học tập tự giác, tích cực, độc lập của học sinh. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, SGK cũng chú trọng đến cách thức làm việc để học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức. Nội dung SGK đã thể hiện một cách hài hoà cả kênh chữ và kênh hình.
	Việc sử dụng và khai thác các kênh hình trong SGK nói chung và SGK địa lí nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Các kênh hình thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp. Sử dụng các kênh hình trong SGK địa lí có khả năng hình thành hiệu quả những tri thức cơ bản và vận dụng chúng vào lĩnh hội kiến thức mới, giáo viên có điều kiện để sử dụng các phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đa dạng, nâng cao hiệu quả ý thức tự lập, tự lĩnh hội kiến thức của học sinh trong hoạt động học tập. Mặc khác giúp giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giái kết quả học tập của học sinh được chất lượng hơn. Điều này là phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm môn học và mục tiêu giáo dục của môn học Địa lí.
	 Các tranh ảnh, bảng thống kê, sơ đồ, lược đồ và biểu đồ là những kênh hình Địa lí thông dụng, sử dung phổ biến trong SGK Địa lí mới ở trường THCS. Trong chương trình và SGK mới, các kênh này rất được coi trọng vì tính đơn giản, hiệu quả, dễ xây dựng, dễ vận dụng và phổ biến ở tất cả các bài học.
2.Cơ sở thực tiễn:	
Là một giáo viên trong những năm học vừa qua tại Trường THCS KpăKlơng tôi được nhà trường phân công công tác giảng dạy môn Địa lí 9. Từ thực tế giảng dạy đó, bản thân tôi thấy rằng việc sử dụng và khai thác tranh ảnh, bảng thống kê, sơ đồ, lược đồ và biểu đồ trong SGK Địa lí 9 để giảng dạy rất quan trọng, giúp học sinh hiểu bài, tích cực và chủ động nắm vững kiến thức và có hứng thú học tập bộ môn,đặc biệt là học sinh vùng đân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao như xã IaKo, việc sử dụng và khai thác tranh ảnh, bảng thống kê, sơ đồ, lược đồ và biểu đồ trong SGK Địa lí 9 cũng tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng tổ chức các phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK mới môn Địa lí hiện nay. Trái lại, trong các tiết học giáo viên không sử dụng và khai thác các loại kênh hình trên trong SGK hoặc nếu có nhưng chỉ ở mức độ đơn giản thì làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, đa số các em không hiểu bài và không có hứng thú học tập bộ môn. Do đó không rèn luyện được những kĩ năng địa lí cơ bản cho học sinh. Hơn nữa trong quá trình hoc tập, phần lớn học sinh còn lúng túng trong việc khai thác kênh hình để khai thác kiến thức mới ở trên lớp và làm bài tập ở nhà. Trên cơ sở đó, tôi đưa ra một vài kinh nghiệm sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 9 để giảng dạy phần “ Địa lí kinh tế Việt Nam”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Những nguyên tắc chung khi sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 9:
	Các tranh ảnh, bảng thống kê, sơ đồ và biểu đồ là những kênh hình cơ bản trong SGK Địa lí 9 nói riêng, có chức năng vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh hoạï cho bài học. Là nguồn kiến thức khi nó sử dụng để khai thác kiến thức địa lí, là phương tiện minh hoạ khi nó được sử dụng để minh hoạ nội dung đã được thông báo trước đó.
	Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến chức năng nguồn kiến thức của các kênh hình này, đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với các phương tiện trên. Giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, mà còn gợi ý cho học sinh khai thác kiến thức giúp các em tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi những kiến thức hoặc củng cố những kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí, tạo điều kiện để học sinh “học trong hành động”. Điều này có nghĩa là phải triệt để tuân thủ theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của học sinh, xem chúng là cơ sở để học sinh chủ động, tích cực tìm tòi, khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên.
	Mỗi loại kênh hình trên có một chức năng riêng, trong dạy học chúng ta cần xác định vị trí, vai trò của chúng nhằm giải quyết nhiệm vụ sư phạm cụ thể như thế nào? Sử dụng chúng vào lúc nào? Mức độ sử dụng ra sao? Với mỗi bài địa lí cần xác định mục tiêu và những hoạt động cụ thể của thầy để sử dụng và khai thác chúng đúng mục đích, có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh.
	Các tranh ảnh, bảng thống kê, sơ đồ, lược đồ và biểu đồ trong mỗi bài Địa lí 9 rất đa dạng. Do đó tránh trường hợp, giáo viên trong suốt một tiết học không hề sử dụng hoặc sử dụng như là một phương tiện minh hoạ cho bài giảng của mình. Mặc khác phải chú ý đến hoạt động học tập của học sinh đối với các phương tiện day học này ( Học sinh phải tiến hành những hoạt động nào? Giáo viên giúp học sinh nắm được những kiến thức gì từ những phương tiện dạy học đó?).
	Việc sử dụng chúng đòi hỏi phải đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng vào lúc học sinh cần thiết nhất, vào lúc nội dung phương pháp dạy học cần đến. Và cũng tránh sử dụng quá lâu, quá nhiều lần một loại kênh hình trong một tiết học gây tâm lí nặng nề, căng thẳng cho học sinh.
 2. Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 9 để giảng dạy phần “ Địa lí kinh tế Việt Nam”.
	2.1 Các tranh ảnh địa lí:
	Các tranh ảnh địa lí là các loại phương tiện thể hiện hình ảnh cấu trúc, đặc tính của các sự vật hiện tượng địa lí được nghiên cứu trong nhà trường. Chúng có ở trong SGK, các tập tranh ảnh được xuất bản hoặc do giáo viên và học sinh tự siu tầm ở các nguồn khác nhau phục vụ cho việc dạy học.
	Việc sử dụng các tranh ảnh trong dạy học địa lí vừa góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, vừa là công cụ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy các tranh ảnh địa lí vừa là phương tiện dạy học và là nguồn kiến thức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
	Các tranh ảnh trong SGK Địa lí 9 phần “ Địa lí kinh tế Việt Nam” chủ yếu là các ảnh minh hoạ cho kiến thức, có vai trò cung cấp cho học sinh những kiến thức về tình hình hoạt động sản xuất như hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hoá, thu hoạch lúa bằng máy ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình kinh tế trang trại nông – lâm kết hợp, chế biến cá tra xuất khẩu, các trung tâm thương mại Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và nhận xét tranh ảnh địa lí. Việc hướng dẫn học sinh sử dụng và khai thác kiến thức về tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước như sau:
	Trước hết giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc tên bức tranh hoặc ảnh, nhìn bao quát xem nội dung của bức tranh là gì? Đối tượng địa lí nào được biểu hiện? Từ đó hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức địa lí đã học kết hợp với bản đồ, lược đồ giải thích, chứng minh các đặc điểm, thuộc tính sự phân bố của các đối tượng địa lí đó.
	Nội dung các bức tranh ảnh dùng để chứng minh một vấn đề kinh mà nội dung bài học đề cập đến để học sinh nắm vững vấn đề đó.
 Ví dụ: Khi dạy bài 7: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp” để chứng minh cho luận điểm “ các cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho hoạt động chăn nuôi ngày càng hoàn thiện” giáo viên cho học sinh quan sát Hình 7.1 “ kênh mương nội đồng đã được kiên cố hoá”. Qua đó các em thấy rằng, bức tranh đã phản ánh hệ thống kênh mương của nước ta phục vụ cho ngành trồng trọt ngày càng được kiên cố hoá, thuận lợi cho việc tưới tiêu, do đó năng xuất, sản lượng lúa cao hơn
	Nội dung các bức tranh (ảnh) dùng để giải thích một vấn đề, một hiện tượng địa lí kinh tế giúp học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng quan sát kết hợp với phương pháp phân tích, tư duy địa lí.
 Ví dụ: Khi dạy bài 9 “ Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản”, giáo viên có thể cho học sinh quan sát nội dung Hình 9.1 “ Một mô hình kinh tế nông lâm kết hợp” và giải thích tại sao việc đầu tư trồng rừng và bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay cần được xây dựng theo mô hình nông lâm kết hợp? Dựa vào nội dung của bài học kết hợp với việc quan sát bức tranh, học sinh có thể giải thích được rằng: Với đặc điểm địa lí ¾ diện tích là đồi núi, nước ta rất thích hợp với mô hình kinh tế và sinh thái của trang trại nông lâm kết hợp. Mô hình này đem lại hiệu quả to lớn của sự khai thác, bảo vệ và tái tạo lại đất rừng và tài nguyên rừng của nước ta góp phần nâng cao đời sống n ... ä thống các sơ đồ trống, yêu cầu học sinh điền các kiến thức vào sơ đồ cho hợp lí. 
Các ngành dịch vụ
Giao thông vận tải
Dịch vụ sản xuất
-
-
-
Dịch vụ tiêu dùng
-
-
-
Dịch vụ công cộng
-
-
-
 Ví dụ: Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu sau?
	Giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá các mối liên hệ, song song với việc hoàn thành sơ đồ. Đây là hình thức dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh. Bằng phương pháp dạy học giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận nhóm hình thành sơ đồ tương ứng với tiến trình dạy học. 
 Ví dụ: Trong bài 7 “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp”, khi giảng về tài nguyên đất, giáo viên có thể sơ đồ hoá tóm tắt dưới dạng như sau:
Đất phù sa
Đất fe - ra - lit
Phân bố
Cây trồng thích hợp
Phân bố
Cây trồng thích hợp
Tài nguyên đất
Khi giảng bài “Tài nguyên khí hậu”, giáo viên có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để học sinh hoàn thiện sơ đồ về đặc điểm khí hậu nước ta và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nông nghiệp.
Đặc điểm 1: Nhiệt đới ẩm gió mùa
Đặc điểm : Tai biến thiên nhiên
 Thuận lợi
 Khó khăn
 Thuận lợi
 Khó khăn
Khí hậu Việt Nam
Đặc điểm 1: Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc Nam, theo độ cao, theo gió mùa
 Thuận lợi
 Khó khăn
2.4 Các lược đồ
	Lược đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lí, là kiến thức – cuốn SGK thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều địa lí. Từ lược đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Do đặc điểm của đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng ra trong không gian, giáo viên không thể hướng dẫn học sinh đến từng nơi được. Vì vậy, dạy học địa lí không thể không có lược đồ. Trong mỗi lược đồ địa lí đều chứa đựng những kiến thức thong qua các kí hiệu, ước hiệu. Dựa vào lược đồ, giáo viên có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lí và khai thác dựa trên cơ sở lược đồ.
	Các lược đồ trong phần địa lí kinh tế có vai trò cung cấp cho học sinh những kiến thức về vị trí, giới hạn các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm; tình hình phân bố của các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông. Qua đó rèn luện cho học sinh kĩ năng chỉ lược đồ, phân tích, nhận xét lược đồ.
	Trước khi khai thác kiến thức từ lược đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu rõ nội dung của lược đồ là gì và đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của lược đồ. Giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc với lược đồ bằng nhiều cách khác nhau:
	Dựa vào lược đồ học sinh xác định vị trí địa lí các đối tượng địa lí kinh tế trên lược đồ, điều này rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ lược đồ.
 Ví dụ: Dựa vào Hình 6.2 “ lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển? Qua lược đồ học sinh có thể xác định được nước ta có 7 vùng kinh tế đó là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó duy nhất chỉ có vùng Tây Nguyên là không giáp biển và các vùng khác giáp biển. Nước ta cũng đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
	Dựa vào lược đồ để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích đặc điểm và sự phân bố đó.
 Ví dụ: Quan sát Hình 12.2 “ Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện” (Bài 12 SGK Địa lí 9) giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau: Cho biết công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta gồm những ngành nào? Phân bố chủ yếu ở đâu? Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện? Giải thích sự phân bố đó? Những kết luận quan trọng mà học sinh cần nêu được là công nghiệp khai thác than phổ biến chủ yếu ở Quảng Ninh, công nghiệp khai thác dầu khí phổ biến chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Các nhà máy nhiệt điện than phân bố chủ yếu ở gần nơi nhiên liệu là than và gần nơi tiêu thụ. Các nhà máy thuỷ điện phân bố ở miền núi, cao nguyên là nơi có nhiều thác nước.
	Sử dụng các lược đồ trống yêu cầu học sinh điền các đối tượng địa lí trên lược đồ. Ví dụ: Điền vào lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy nhiệt điện thuỷ điện lớn?v.v
2.5 Các biểu đồ 
	Nội dung và hình thức của các biểu đồ trong phần địa lí kinh tế gồm 3 loại: Biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ tròn, trong đó biểu đồ hình tròn có số lượng nhiều nhất. Mỗi loại biểu đồ có chức năng thể hiện đối tượng địa lí nhưng do đặc tính riêng nên mỗi loại biểu đồ có tính năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng. Ví dụ: Biểu đồ đường dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi thời gian như % GDP, tỉ trọng của ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu giá trị xuất khẩu Biểu đồ cột có lợi thế biểu hiện sự so sánh số lượng theo đổi theo thưòi gian như mật độ điện thoại cố định từ năm 1991 đến năm 2000, tổng mức bán lẽ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giữa các vùng kinh tến năm 2002 Việc sử dụng và khai thác biểu đồ trong SGK Địa lí 9 phần “ Địa lí kinh tế” có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau:
	Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát biểu dồ nêu rõ nội dung của biểu đồ là gì ( tên của biểu đồ ) và đọc phần chú giải xem biểu đồ có bao nhiêu thành phần và cách biểu hiện chúng trên biểu dồ như thế nào?
	Phân tích biểu đồ để rút ra nhận xét cần thiết. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 15.6 “ Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu, năm 2002” ( Bài 15 SGK Địa lí 9) và yêu cầu học sinh nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết? Qua biểu đồ trên giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày các mặt hàng xuất khẩu chủ lực theo từng nhóm hàng, chẳng hạn: Khoáng sản, lâm sản, dầu thô, than đá Nông sản, thuỷ sản như : gạo cà phê, cá mực đông lạnh sản phẩm công nghiệp chế biến như hàng dệt may, điện tử
	Từ biểu đồ chuyển thành số liệu và nhận xét. Ví dụ: Quan sát Hình 12.1 “biểu đồ tỉ trọng các ngành công nghiệp, năm 2002 (%)” (Bài 12 SGK Địa lí 9) hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trong điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? Giáo viên cho học sinh xếp số liệu vào bảng theo yêu cầu của bài tập ( kẻ sẳn khung bảng số liệu) kết quả cụ thể như sau: 
	Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Ngành nào có tỉ trọng lớn nhất? Ngành nào có tỉ trọng nhỏ nhất?
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Chế biến lương thực thực phẩm
Các ngành công nghiệp khác
Cơ khí, điện tử
Khai thác nhiên liệu
Vật liệu xây dựng
Hoá chất 
Dệt may
Điện
Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (%)
24,4
19,7
12,3
10,3
9,9
9,5
7,9
6,0
Ngoài ra giáo viên còn cho học sinh so sánh các biểu đồ cùng loại với nhau để nêu lên một sự thay đổi của một hiện tượng địa lí kinh tế. Ví dụ: Trong Bài 8 “ sự phát triển và phân bố nông nghiệp” khi giảng về ngành trồng trọt, giáo viên có thể chuyển Bảng 8.1 “ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt”. Hình biểu đồ hình tròn ( chuẩn bị ở nhà) có dạng như sau:
16.5%
22.7%
67.1%
19.4%
13.5%
 60.8%
	 Năm 1990	
Năm 2002
Cây lương thực 
Cây công nghiệp
Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 
năm 1990 và năm 2002 (%)
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ treo trên bảng và cho biết: cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta? Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì? Những kết luận quan trọng học sinh cần nêu là: cơ cấu trồng trọt bao gồm cây lương thực; cây công nghiệp; cây ăn quả; rau đậu và các cây khác. Trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, từ năm 1990 đến năm 2002, tỉ trọng cây lương thực giảm 67,1% xuống còn 60,8%; cây công nghiệp tỉ trọng tăng từ 13,5% lên 22,7%. Điều này chứng tỏ, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng, chuyển mạnh sang trồng cây hàng hoá, làm nguyên liệu cho chế biến để xuất khẩu.
III. KẾT LUÂN:
	Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong viêïc sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK Địa lí 9 để giảng dạy phần “ Địa lí kinh tế Việt Nam”. Những kinh nghiệm đó được tổng kết từ thực tiễn giảng dạy môn Địa lí 9 của bản thân trong nhiều năm qua. Để mỗi bài học thêm sinh động, trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên kết hợp sử dụng các loại kênh hình với phương pháp dạy học cụ thể như: 
Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của từng vùng miền. 
Trong mỗi bài học, giáo viên không nhất thiết phải sử dụng hết các kênh hình mà phải căn cứ vào nội dung của bài học để lựa chọn cho phù hợp. 
Khi sử dụng và khai thác các kênh hình cũng cần phải có sự vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt. Điều đó đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng học tập để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. 
Những kinh nghiệm trên của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 	Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc