Đề tài Thao giảng tiết ôn tập chương

Đề tài Thao giảng tiết ôn tập chương

- Trong nhiều năm qua khi khi giảng dạy các tiết ôn tập chương ở các môn Tổ giảng dạy, giáo viên gặp phải hai vấn đề khó khăn cơ bản của loại hình tiết này là:

1. Hệ thống kiến thức cơ bản như thế nào cho hợp lý, khoa học và nổi rõ được kiến thức trọng tâm của chương, phần.

2. Chọn các dạng bài tập như thế nào để mang tính chất đặc trưng nhất, cơ bản nhất của chương và phương pháp rèn luyện kĩ năng giải, phương pháp giải các dạng bài tập này?

- Do đó toàn tổ đã thống nhất chọn đề tài này nhằm thực hiện giải quyết vướng mắc trên, trước hết là khâu soạn giảng

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thao giảng tiết ôn tập chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm qua khi khi giảng dạy các tiết ôn tập chương ở các môn Tổ giảng dạy, giáo viên gặp phải hai vấn đề khó khăn cơ bản của loại hình tiết này là:
Hệ thống kiến thức cơ bản như thế nào cho hợp lý, khoa học và nổi rõ được kiến thức trọng tâm của chương, phần.
Chọn các dạng bài tập như thế nào để mang tính chất đặc trưng nhất, cơ bản nhất của chương và phương pháp rèn luyện kĩ năng giải, phương pháp giải các dạng bài tập này?
Do đó toàn tổ đã thống nhất chọn đề tài này nhằm thực hiện giải quyết vướng mắc trên, trước hết là khâu soạn giảng
II/ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Giải quyết những vướng mắc, những điểm chưa thống nhất trong việc soạn giảng tiết ôn tập chương các môn: Sinh, Địa, Hóa.
Giúp cho toàn tổ thống nhất những yêu cầu chung nhất về nội dung, phương pháp trong việc soạn giảng tiết ôn tập chương nhằm vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
 III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT:
Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2009
 Đối tượng thực hiện: Các giáo viên giảng dạy trong tổ
Mỗi thành viên trong tổ cần nghiên cứu chuyên đề, có ý kiến đóng góp cho chuyên đề trên cơ sở kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy các tiết ôn tập chương. Tổ phân công người tổng hợp ý kiến và viết chuyên đề.
Tổ chức thao giảng theo chuyên đề “Thao giảng tiết ôn tập chương”, từ đó đóng góp ý kiến, xây dựng thống nhất chuyên đề nhằm giải quyết vướng mắc ở chuyên đề.
Tổ chức dự giờ các tiết ôn tập chương nhằm rút kinh nghiệm chung.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Họp tổ nêu yêu cầu của chuyên đề, các thành viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến “Giải quyết những điểm khó như thế nào? “ qua thực tiễn giảng dạy các tiết ôn tập chương
Tổ phân công giáo viên tổng hợp và viết chuyên đề: Cô Nguyễn Thị Thanh Vân
Hội thảo thống nhất chuyên đề:
Cô Nguyễn Thị Thanh Vân báo cáo chuyên đề.
Các thành viên trong tổ đóng góp xây dựng và thống nhất chuyên đề.
Hoàn thành nội dung chuyên đề
Chuyên đề: NHỮNG ĐIỂM KHÓ TRONG SOẠN GIẢNG
 TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG
 1/ Hệ thống kiến thức cơ và làm rõ kiến thức trọng tâm của chương:
Trong giảng dạy các tiết học trong một chương, chúng ta đã truyền đạt cung cấp cho học sinh từng đơn vị kiến thức trong chương. Như vậy vấn đề đặt ra là: Chúng ta phải hệ thống kiến thức cơ bản của chương như thế nào một cách logic, khoa học và nổi bật được kiến thức trọng tâm của toàn chương. Các kiến thức cơ bản của chương có mối liên hệ chặc chẽ trong tổng thể hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, củng cố và khắc sâu kiến thức trong chương.
Tùy theo cách sắp xếp hệ thống kiến thức của chương, có thể có mấy hướng đề xuất cách hệ thống kiến thức như sau:
Hệ thống qui nạp:
 1 a 
I
 2	b
	3	c
 4 Kiến thức trọng tâm	d
 Các đơn vị kiến thức Vận dụng
Hệ thống mở rộng:II
I
	1
 2
 Kiến thức trọng tâm 3 Vận dụng
 4 
 Các đơn vị kiến thức cơ bản
Hệ thống kiến thức liên hoàn:
 1 a b e đ
 2
III
II
I
3 
 4 c d g h
Kiến thức trọng tâm I Kiến thức trọng tâm II Kiến thức trọng tâm III 
Từ đó ta thấy công việc của hệ thống kiến thức phải làm bật được kiến thức trọng tâm, mối liên hệ chặc chẽ giữa kiến thức trọng tâm và các đơn vị kiến thức chung quanh nó.
Từ đó ta có thể chọn phương pháp hệ thống bằng sơ đồ , hình vẽ minh họa, bằng kiến thức chọn lọc
Trong quá trình hệ thống kiến thức cơ bản, chúng ta cần giúp học sinh nắm bắt phương pháp nắm kiến thức tức là phương pháp học theo đặc trưng bộ môn, nếu không chỉ cho học sinh phương pháp nắm kiến thức thì học sinh sẽ lúng túng và học tập kém hiệu quả.
Do vậy việc hệ thống kiến thức một chương cần chuẩn bị chu đáo: Giáo viên cần chọn lựa phương pháp hệ thống và chuẩn bị cho học sinh ôn lại kiến thức của chương, hoàn thành một số biểu bảng, chuẩn bị nội dung trả lời một số câu hỏi GV đưa ra và các dạng bài tập.
Một điều không kém phần quan trọng là trong quá trình giảng dạy từng tiết giáo viên đã chuẩn bị cho công việc ôn tập chương, phần theo định hướng của mình.
2/ Chọn các dạng bài tập đặc trưng của chương:
Trong quá trình giảng dạy các tiết lý thuyết, các tiết trong chương chúng ta sẽ giúp các em vận dụng lý thuyết để giải một số dạng bài tập cơ bản, thường có các dạng như sau:
Dạng bài tập định tính: Vận dụng lý thuyết, chưa tính toán, dạng này cần học sinh phải nắm vững kiến thức để vận dụng
Dạng bài tập mở rộng và bổ sung kiến thức đã học
Dạng bài tập vận dụng giải quyết từng vấn đề của kiến thức đã học
Dạng bài tập tổng hợp: Vận dụng tổng hợp kiến thức và rèn kĩ năng cao hơn.
Như vậy chúng ta cần chọn lựa các dạng bài tập trong tiết ôn tập chương sao cho phù hợp, mang tính chất tổng hợp đặc trưng nhất của chương, các dạng bài tập này bao hàm các dạng bài tập đã giải trong chương
Sau khi chọn dạng bài tập chúng ta phải liên hệ kiến thức vận dụng để giải từng dạng, phương pháp giải từng dạng, kĩ năng cần luyện để tìm ra phương pháp giải và kĩ năng trình bày bài giải, kĩ năng vận dụng các kiến thức bổ trợ khác để hoàn thành bài giải đúng và nhanh, gọn nhất. Cần chú ý dạng bài tập nâng cao cho học sinh giỏi.
Trong khâu chuẩn bị : Chúng ta cần chuẩn bị cho học sinh các dạng bài tập theo định hướng để học sinh nghiên cứu trước khi ôn tập
 3/ Vấn đề phân phối thời gian sao cho hợp lý
Kiến thức một chương thường là nhiều, được giảng dạy trong nhiều tiết, còn ôn tập chỉ có 1 à 2 tiết nên vấn đề phân phối thời gian sao cho hợp lý để đảm bảo hai yêu cầu trên là rất khó
Vì vậy chúng ta có thể sắp xếp phân phối một nửa thời gian để hệ thống kiến thức và một nửa để hướng dẫn làm bài tập. Trong thời gian cho phép chúng ta cần lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để hoàn thành hai yêu cầu trên một cách hiệu quả nhất là một vấn đề cần trao đổi để rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy
 4/ Vấn đề cuối cùng trong nội dung chuyên đề này là “ Ôn tập chương” là chuẩn bị 
 cho học sinh mọi mặt trước khi kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ, kiểm tra cuối
 năm của học sinh.
 @ NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
 I/ Hệ thống biểu bảng của chương, phần:
 ( Xoáy sâu vào kiến thức cơ bản và trọng tâm)
 II/Câu hỏi ôn tập chương, phần:
 Câu hỏi ôn tập nằm trong hệ thống biểu bảng
 III/Các dạng bài tập cơ bản:
 + Bài tập tổng hợp
 + Bài tập nâng cao
 Một điều cần lưu ý là trước tiết ôn tập học sinh đã có trong tay đề cương ôn tập để các em nghiên cứu và dễ theo dõi trong tiết ôn tập.
Phân công soạn giáo án chuẩn bị thao giảng theo chuyên đề: 
 Tiết 35: Ôn tập học kỳ I ( Sinh học 9)
GV dạy: Cô Nguyễn Thị Xuân Cảnh 
 V/ ÑEÀ XUAÁT, KIEÁN NGHÒ 
 Vôùi möùc ñoä kinh nghieäm coøn ít, taøi lieäu thu thaäp coøn haïn cheá, neân chaéc chaén coøn nhieàu thieáu soùt . Mong nhaän ñöôïc nhieàu yù kieán ñoùng goùp cuûa caùc baïn ñoàng nghieäp trong tổ vaø töø söï chæ ñaïo cuûa nhaø tröôøng ñeå chaát löôïng dạy học ngaøy caøng cao.
 Thò traán Bình Ñònh, ngaøy 10 thaùng 12 naêm 2009
 Ngöôøi thöïc hieän
 Nhóm giáo viên Sinh học

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE SINH HOC.doc