Đề tài Tốt phương pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử

Đề tài Tốt phương pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử

Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh những hoạt động đó nhằm mục đích: Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy lịch sử. Để việc dạy học lịch sử đi đúng mục tiêu một trong ba mặt của cải cách giáo dục là phương pháp dạy học lịch sử. Trong hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông có rất nhiều phương pháp trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học để giảng dạy lịch sử. Muốn thực hiện tốt phương pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử trước hết ta tìm hiểu khái niệm về phương pháp dạy học.

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2548Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tốt phương pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề
i. lý do chọn đề tài.
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh những hoạt động đó nhằm mục đích: Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy lịch sử. Để việc dạy học lịch sử đi đúng mục tiêu một trong ba mặt của cải cách giáo dục là phương pháp dạy học lịch sử. Trong hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông có rất nhiều phương pháp trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học để giảng dạy lịch sử. Muốn thực hiện tốt phương pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử trước hết ta tìm hiểu khái niệm về phương pháp dạy học.
1. Khái niệm về phương pháp dạy học lịch sử.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học lịch sử.
- Người thì cho rằng phương pháp dạy học lịch sử chỉ là một thao tác, thủ thuật, kinh nghiệm của người giáo viên trong quá trình dạy học. Quan niệm này cho rằng phương pháp dạy học là của mỗi người, chỉ cần có kiến thức nắm vững khoa học lịch sử là có thể dạy học được.
- Một quan niệm thứ hai cho rằng phương pháp dạy học chỉ là sự vận dụng lý luận dạy học vào bộ môn.
Quan niệm như vậy là đã hạ thấp phương pháp dạy học không đúng với bản chất của quá trình dạy học và cho rằng phương pháp dạy học như vậy là tư pháp, là sản phẩm của tư duy thuần tuý, rất thùy tiện. Tình trạng đó rất phổ biến và quan niệm như vậy là không xuất phát từ cơ sở khách quan đặc trưng của bộ môn là giảm nhẹ chất lượng đào tạo, không đúng với bản chất của phương pháp dạy học lịch sử. Điều này đã được nhiều văn kiện, nhiều nhà hội thảo đã chỉ ra. Ví dụ nghị quyết trung ương II khóa VIII đã khẳng định:
“Phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được sáng tạo của người học” và:
“Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp trọn tiến, các phương tiện hiện đại vào quá trình đào tạo đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu bằng cách . 
Như vậy phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng không phải là ý muốn chủ quan của mỗi người, không chỉ là những thao tác thủ thuật kinh nghiệm mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học.
Thứ nhất: Dạy học là một quá trình sư phạm, phức tạp với nhiều yếu tố tham gia vào quá trình đó như: Giáo viên, học sinh, nội dung, mục tiêu học 
phương tiện dạy học: Kiểm tra, đánh giá giải quyết những việc đó không thể là công việc tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của mỗi người. Nó xuất phát từ những đặc điểm của quá trình dạy học của bộ môn của quá trình nhận thức và đặc biệt là quy luật nhận thức của học sinh trong quá trình học tập không hiểu những điều đó, không lý giải những vấn đề đó trên cơ sở khách quan khoa học thì không thể hiểu phương pháp dạy học đúng đắn. Từ đó ta có thể hiểu phương pháp dạy học lịch sử là cách thức dạy học của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học, khác với quan niệm thông thường dạy học là hoạt động của người thầy, dạy học chỉ là một hoạt động. Nhưng thực ra mặt khác phương pháp dạy học lịch sử cũng phải khác với các phương pháp dạy học các môn khác. Nó do chính đặc trưng của bộ môn lịch sử quy định, do quá trình nhận thức của lịch sử quy định.
Trong thực tiễn giảng dạy lịch sử chúng ta đã vận dụng một hệ thống các phương pháp dạy học. Hệ thống các phương pháp đã được chia làm 3 nhóm phương pháp trong mỗi nhóm lại có những phương pháp tương ứng. Cụ thể là:
+ Nhóm 1: Gồm các phương pháp:
- Tường thuật
- Miêu tả
- Giải thích
- Nêu đặc điểm
- Trực quan
Nhóm này nhằm khôi phục lại hình ảnh lịch sử.
+ Nhóm 2: Gồm các phương pháp:
- Sử dụng sách giáo khoa.
- Sử dụng tài liệu văn học, tư liệu lịch sử
- Sử dụng câu hỏi, đàm thoại
+ Nhóm 3: Gồm các phương pháp:
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp liên môn, phương pháp tích hợp.
- Phương pháp thực hành
Như vậy nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử ở phổ thông ta thấy có rất nhiều phương pháp. 
Xin chọn một đề tài nhỏ là “Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS" 
2. Lịch sử của vấn đề.
Như đã trình bày ở trên đề tài này đã là nội dung nghiên cứu của các thầy, các cô, các giáo sư đầu ngành giảng dạy đề cập đến mà rõ nhất là trong “Phương pháp dạy học lịch sử” của nhà xuất bản giáo dục và đã được thực tiễn công nhận.
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Trong thực tiễn dạy học lịch sử, các tác phẩm văn học dân tộc cũng như thế giới có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhưng không phải dễ dàng khi vận dụng lý luận này vào thực tiễn. Đó là chưa nói đến ở nơi này nơi khác chưa được quan tâm hoặc quan tâm rất mờ nhạt.
May mắn đợt thay sách lớp 1, lớp 6 được tiến hành từ năm học 2002 - 2003 các cấp các ngành đã có chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS trong đó có môn lịch sử đòi hỏi ở môn này là phải có bước chuyển biến nhất định trong nhận thức và trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS để làm sao đó người giáo viên có khả năng tự nghiên cứu một số vấn đề mà quá trình dạy học đặt ra và phải giải quyết nhất là về phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tư liệu văn học trong dạy học lịch sử.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng cả hai phương pháp:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Đối tượng: Học sinh trung học cơ sở.
B- Giải quyết vấn đề
Chương I
Tài liệu văn học với việc giảng dạy ở trường THCS
I. Quan niệm về việc sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một phương pháp dạy học lịch sử trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học lịch sử trường phổ thông có nghĩa là sử dụng các tác phẩm văn học từ xưa đến nay của dân tộc và trên thế giới cũng như của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới.
II. Vai trò của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới có vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông vì:
Trước hết các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm người đọc trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị những quy luật của đời sống xã hội, giữa khoa học và văn học nói chung, sử học nói riêng có mối liên hệ khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (Lịch sử hay tâm lý xã hội) nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học tự nó đã là một tư liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học, từ nó đã là một tư liệu lịch sử. Ví dụ như: “Hịch Tướng Sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn.
Trình độ: Chuyên môn của giáo viên đứng lớp môn sử hiện nay ở trường phổ thông là không đồng đều. Có người dạy tốt thì sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Có giáo viên có chuyên môn dạy ở mức trung bình ngược lại vẫn có giáo viên dạy sử yếu nhưng lại không thể xếp loại nghiệp vụ yếu vì họ phải đứng lớp không đúng chuyên môn chẳng hạn: Giáo viên văn dạy sử, giáo viên văn dạy giáo dục công dân.
Trong thực tế dự giờ, thăm lớp và thực tế giảng dạy nếu giáo viên sử có kiến thức vững vàng có chuyên môn sâu rộng, lời giảng truyền cảm, làm chủ kiến thức thì thường đó cũng là giáo viên cuốn hút được học sinh tham gia vào hoạt động học tích cực bằng các phương pháp dạy học được sử dụng nhuần nhuyễn trong đó có phương pháp sử dụng tư liệuvăn học.
Từ thực tế trên ta thấy tác dụng vai trò to lớn không thể không thừa nhận của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Chương II
Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử
I. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy lịch sử ở trường THCS
- Trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu sau:
- Văn học dân gian
- Các tác phẩm ra đời vào thời kỳ xảy ra sự kiện lịch sử.
- Tiểu thuyết lịch sử.
- Hồi ký cách mạng. 
Mỗi loại có ý nghĩa khoa học riêng trong việc nghiên cứu và dạy học lịch sử. Xác định các loại tài liệu văn học phải phù hợp với mục đích yêu cầu bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử. Chúng ta phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp, xuyên tạc lịch sử, có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
+ Văn học dân gian ra đời rất sớm và phong phú bao gồm các thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Đây là những tài liệu có giá trị phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường, chúng ta có thể tìm được những yếu tố hiện thực của lịch sử trong văn học dân gian.
Ví dụ A: Truyện Thánh Gióng” nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường đi ta xác điọnh được niên đại lịch sử của sự kiện là: Thời Hùng Vương thứ 6 ta tương ứng với thời nhà Ân (nhà Thương) ở Trung Quốc.
Tức là từ thể kỷ XIV trước CN (vì tuy nhà Thương được lập từ thế kỷ XVI trước CN nhưng mãi đến thế kỷ XIV trước CN đời vua Thương là Bàn Thạnh mới dời đô đến đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam TQ hiện nay).
Và từ mốc này thì ta cũng có thể tính được mốc ra đời của nhà nước Việt Nam khoảng 3000 năm đến 3500 năm chứ không phải là 4000 năm như ta vẫn nói. Bởi vì đời Vua Hùng thứ 6 là ở thế kỷ XIV trước CN như đã nói ở trên mà thực tế lịch sử thì đến 179 trước CN nước ta rơi vào tay Triệu Đà Vua để mất nước là Thục Phán An Dương Vương chứ mà không phải là Vua Hùng thứ 18 nữa. Mặt khác các ông Vua không thể trị vì hàng trăm năm mới truyền ngôi cho con và theo truyền thuyết thì Vua Hùng truyền ngôi cho nhau chỉ được có 18 đời.
Từ sự phân tích trên nếu ta tính mốc ra đời của nhà nước Việt Nam chỉ khoảng từ 3000 - 35000 năm.
Mặt khác nếu xét về mốc công cụ sản xuất thì theo thần thoại Thánh Gióng đồ sắt đã khá phát triển nghề thủ công cũng rất thịnh đạt với những vũ khí, công cụ dùng đều bằng sắt.
Như vậy nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường ở truyện Thánh Gióng ta đã tìm được nhiều yếu tố hiện thực lịch sử như: Niên đại lịch sử, công cụ lao động, sự phát triển của nghề thủ công nghiệp và đặc biệt là truyền thống yêu nước nếu khai thác từ truyện Thánh Gióng thì rất rõ nét.
Các loại hình văn học dân gian, không chỉ góp phần minh họa cho những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử sự kiện đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử.
Ví dụ:	Một nhà sinh đặng ba vua
	Vua sống, vua chết, vua ... sinh.
Việc sử dụng các tài liệu văn học trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản là: Giá trị giáo dục - giáo dưỡng và giá trị văn học. Tài liệu văn học ấy là phải là bức tranh sinh động về những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả được bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ được nội dung, yêu cầu của từng bài học, phải phù hợp với trình đội nhận thức của học sinh.
Mặt khác tài liệu văn học lại không được làm loãng nội dung bài học lịch sử phân tán sự chú ý của học sinh vào những vấn đề đang học.
ii. có nhiều cách để thực hiện phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động.
Ví dụ: Trong chương đầu bài đầu của phần lịch sử Việt Nam, nếu như đầu giờ ta đặt câu hỏi nêu vấn đề: Chẳng hạn ta học lịch sử để làm gì ? Ai là vị vua đầu tiên và ai là ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ? Thì khi tổng kết bài ta phải khắc sau được điều cần thiết của việc dạy và học lịch sử có thể bằng câu thơ của Bác:
	Dân ta phải biết sử ta
	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Thứ hai: Có thể dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Khi kết thúc bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), bài 17, bài 18, Trương Vương và cuộc kháng chiến chống xâm lược hán ta có thể kết thúc bài học bằng bài diễn ca:
“Ba Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tàn bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tương quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quân nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh nam riêng một chiều đình nước ta
Ba thu gánh vác Sơn Hà
Một là bá phụ - hai là bá vương”
	(Trích: Đại nam quốc sử diễn ca)
Thứ ba là: Tài liệu Văn học được sử dụng để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá môn lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động ngoại khoá có hai đặc điểm nổi bật là tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực lịch sử. Điều này góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
Do hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện nên khi sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động ngoại khoá môn lịch sử cũng phải tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và phụ thuộc vào nhiều điều kiện (về hoàn cảnh của địa phương, về nhà trường, về lớp học, về khả năng của giáo viên và học sinh, về yêu cầu chính trị xã hội của cả nước hay địa phương) nhưng với thực tế hoàn cảnh ở nhiều địa phương chúng ta hiện nay nếu giáo viên nhiệt tình vẫn có thể tổ chức các em tham gia, ngoại khoá tư liệu văn học có thể trong phạm vi 1 lớp, hay 1 nhóm nhỏ cho các em đọc sách, kể chuyện lịch sử.
Song có lẽ hiệu quả nhất dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay là hình thức đọc sách.
Đọc sách là hình thức phổ biến, có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ nội khoá. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm, song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh.
Song trong công việc này cũng cần khắc phục vụ những quan niệm không đúng và cách làm chưa đúng như có những học sinh thích đọc tiểu thuyết võ hiệp lịch sử hơn tài liệu lịch sử, tài liệu gốc bị thu hút vào những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn mà không chú ý đến kiến thức khoa học.
Nên muốn đưa tư liệu văn học vào dạy học lịch sử trong hoạt động ngoại khoá thì trước tiên giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi quá trình trong năm học.
Trong danh mục nên có phần “Tối đa” và phần “Tối thiểu” tức là những loại sách cần thiết phải đọc và những loại sách đọc thêm nếu có thời gian.
Tiếp đó, để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái mới cho học sinh giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung một số cuốn sách trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm đọc.
Thông thường trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận, tranh luận những vấn đề có liên quan. Đọc sách không phải để giải trí mà cần phải biết ghi chép theo mẫu sau đây:
- Tên sách.
- Tác giả.
- Thời gian đọc
- Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chương trình, ghi chép những câu thích thú.
- Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách những vấn đề liên quan đến bài học vấn đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã đọc được.
Cách ghi chép như vậy là bước chuẩn bị cho việc kể chuyện nói chuyện, trao đổi thảo luận về sách.
Điều quan trọng là phải xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen tránh tuỳ tiện khi đọc sách ở nhà mà phải có chủ đích có hiệu quả.
Tóm lại: Tài liệu văn học là phương tiện cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh, mỗi loại tài liệu có vị trí và tác dụng nhất định, nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả sư phạm của nó rất lớn. Vì vậy phương pháp sử dụng các tài liệu này phải tiến hành trên cơ sở lý luận của việc dạy học lịch sử theo yêu cầu giáo dưỡng giáo dục của bộ môn và thực tiễn của nhà trường phổ thông.
Trong các loại tài liệu văn học giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các hồi ký của những chiến sỹ cách mạng lão thành, phản ánh sinh động cụ thể các sự kiện lịch sử có tác dụng cao.
Sau đây là các giáo án thực nghiệm của phương pháp sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
III. Giáo án thực nghiệm 
Bài 26
Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp
(1950 - 1953)
	i. mục tiêu bài học.
	1. Kiến thức: 
	- Âm mưu và kế hoạch của Pháp, Mĩ cùng hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới có lợi cho ta và không có lợi cho thực dân Pháp.
	- Diễn biến và kết quả của chiến dịch biên giới 1950.
2. Tư tưởng.
GD HS lòng yêu nước, căm thù giặc và tin tưởng voà sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, lòng biết ơn những anh hùng đã hi sinh cho tương lai của đất nước.
3. Kĩ năng.
Sử dụng lược đồ, phân tích và đánh giá SKLS.
ii. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên: 	+ Soạn và NC bài soạn
	+ LĐCDBG + Trò chơi ô chữ, bảng phụ.
2. Học sinh: CBB theo yêu cầu của GV.
iii. hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: 9A1 ........................9A2.................9A3 .................................
2. Kiểm tra:
Nêu nguyên nhân , diễn biến, kết quả củachiến dịch Việt Bắc 1947.
3. Vào bài mới.
* GTB: 
Hoạt động 1:
a. MT: HS nắm được kế hoạch "Rơ le" của Pháp, Mĩ và chủ trương của ta, thắng lợi của CDBG 1950.
b. ND và PP.
(HS đọc SGK)
Sau chiến dịch Việt Bắc ta có được những thuận lợi gì.
Tình hình quân pháp ntn.
Vì sao Pháp thuộc Mĩ
(Dựa vào viện trợ của Mĩ).
Tình hình thế giới có ở hướng ntn đến CMVN.
GVKL.
Thực dân Pháp làm gì sau khi nhận viện trợ của Mĩ.
GV dùng LĐ để trình bày kế hoạch của Pháp.
Trước âm mưu của Pháp, Đảng ta có chủ trương gì.
GV yêu cầu HS quan sát H47 SGK.
GT vài nét về bức ảnh.
GV khắc họa hình ảnh Bồ trong chiến dịch qua bài thơ :
 " Chống gậy nên non xem trận địa 
vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây 
quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
thề nhiệt xâm lăng lũ sói cầy"
Vì sao Đảng chọn ĐK là hướng tấn công chiến lược.
GV chỉ trên lược đồ vị trí của ĐK, sau đó đọc bài thơ "Chống gậylên non xem trận địa... sói cầy"
Nêu diễn biến của chiến dịch BG GV tường thuật trên lược đồ.
Kết quả (Cuộc cuộc) của chiến dịch biên giới 1950.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
Nêu tấm gương hi sinh của La Văn Cầu.
GVKL.
I. Chiến dịch biên giới Thu đông.
1. Hoàn cảnh lịch sử mới.
a. Trong nước.
* Ta: Chủ động, lực lượng K/c phát triển
* Pháp: Bị động, dựa vào Mĩ và thuộc Mĩ.
b. Thế giới.
- 1/10/1949: CMTQ thành công
- CM Lào + Căm: Phát triển mạnh
2. Ta tấn công địch ở biên giới phía Bắc.
- Kế hoạch "Rơ le" khoá cửa biên giới VT, Côlập căn cứ VB, Tấn công lần 2.
Ta: Mở chiến dịch biên giới.
Diễn biến: 16 - 18/9/1950
+ 30/9/1950
+ 22/10/1950.
* Kết quả: Giải phóng: 750km.
- 35 vạn dân
- Chọc thuỷ hành (ang đ)
* Nguyên nhân thắng lợi.
* ý nghĩa lịch sử.
Hoạt động 2:
a. MT: HS nắm được âm mưu của TDP và can thiệp Mĩ sau chiến dịch PG.
b. ND và PP.
(HS đọc SGK).
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo tổ.
Trình bầy âm mưu của TDP và can thiệp Mĩ.
GV đưa bảng phụ.
GVKL.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.
* Pháp : Giành thế chủ động trên chiến trường , mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
* Mĩ: Thay chân quân Pháp ở Đông Dương
4. Củng cố.
GV cho HS chơi trò ô chữ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại các nội dung đã học.
- Học thuộc bài.
- Chuẩn bị phần III, IV, V (tiếp).
IV- Kết quả thực nghiệm
 Lớp 8a1. giảng dạy khi chưa áp dụng văn học 
 Lớp 8a2, 8a3 đã áp dụng văn học trong giảng day lịch sử 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
30
5
16,7
12
40,0
12
40,0
1
3,3
8A2
32
10
31,3
14
43,8
8
25,0
0
0
8A3
30
7
23,3
12
40,0
11
36,7
0
0
V- bài học kinh nghiệm
 Qua việc áp dụng văn học trong giảng dạy lịch sử tôi thấy để phát huy trí tuệ của học sinh và khích lệ học sinh hứng thú với môn học của mình khi giảng giáo viên phải chú ý:
 - Phân loại và hiểu kỹ đối tượng học sinhvề năng lực nhận thức và vận dụng khác nhau.
 - Nên sử dụng những tác phẩn mà các em đã học để hiểu hơn ý nghĩa của việc vận dụng văn học .
 -Hướng dẫn học sinh đọc và sưu tầm các loại tài liệu tham khảo là những tác phẩm văn học dân gian hay hiện đại. 
 - Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên phải luôn rèn cho học sinh cách diễn đạt nhất là khi đọc thơ . Có như vậy các em mới có hứng thú và yêu thích môn học .
VI-Những vấn đề bỏ ngỏ
 - Còn một số em học sinh mải chơi lười học dẫn đến việc học lực yếu khả năng tiếp thu còn chậm, cảm nhận văn học có nhiều hạn chế.
 - Tài liệu tham khảo còn thiếu gây khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
VII- đề xuất ý kiến
 Ban giám hiệu và các đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra biện pháp tối ưu nhất trong việc giáo dục và động viên những học sinh yếu.
 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các em có đầy đủ sách tham khảo phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn.
C- kết thúc vấn đề
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc áp dụng văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường trung học cơ sở với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giờ dạy .
 Đó mới chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi ,rất mong các cấp lãnh đạo , bạn bè đồng nghiệp nhất là nhóm chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến để cùng tôi áp dụng kinh nghiệm ngày càng tốt hơn. 
 Xin chân thành cám ơn !
 Ngày 28 tháng 2 năm 2011
 Người viết 
 Phạm Công Đính

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem day lich su co su dung van hoc.doc