Đề tài Vài nét về công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn

Đề tài Vài nét về công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn

 MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

 Đảng ta đã vạch rõ mục tiêu chung của giáo dục là phải phấn đấu nâng cao chất lượng Giáo dục, đào tạo đưa con người phát triển một cách toàn diện. Hội nghị Trung ương 2 khoá 8 cũng đã nhấn mạnh: “ Trong thời gian tới chúng ta cần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Rõ ràng, nhiệm vụ đó là trọng trách của ngành Giáo dục và đào tạo mà lực lượng trực tiếp làm nền tảng là đội ngũ giáo viên.

 Trong quá trình chỉ đạo dạy và học, người quản lý phải trực tiếp quan tâm đến 2 chủ thể đó là Thầy và Trò, người giáo viên là chủ thể thứ nhất. Trong hệ thống trường phổ thông, đội ngũ giáo viên được tổ chức thành các tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của nhà trường. Muốn quản lý tốt, tổ chuyên môn Hiệu trưởng cần nắm chắc những công việc cần làm đối với tổ chuyên môn. Hiện nay, việc chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường phổ thông thực hiện chưa thật đồng bộ và hiệu quả công tác chưa thật cao. Xuất phát từ lý do đó trên tôi quyết định viết lên một số suy nghĩ, việc làm của mình về công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vài nét về công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
 Mở đầu
Lý do chọn đề tài
 Đảng ta đã vạch rõ mục tiêu chung của giáo dục là phải phấn đấu nâng cao chất lượng Giáo dục, đào tạo đưa con người phát triển một cách toàn diện. Hội nghị Trung ương 2 khoá 8 cũng đã nhấn mạnh: “ Trong thời gian tới chúng ta cần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Rõ ràng, nhiệm vụ đó là trọng trách của ngành Giáo dục và đào tạo mà lực lượng trực tiếp làm nền tảng là đội ngũ giáo viên.
 Trong quá trình chỉ đạo dạy và học, người quản lý phải trực tiếp quan tâm đến 2 chủ thể đó là Thầy và Trò, người giáo viên là chủ thể thứ nhất. Trong hệ thống trường phổ thông, đội ngũ giáo viên được tổ chức thành các tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chung của nhà trường. Muốn quản lý tốt, tổ chuyên môn Hiệu trưởng cần nắm chắc những công việc cần làm đối với tổ chuyên môn. Hiện nay, việc chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường phổ thông thực hiện chưa thật đồng bộ và hiệu quả công tác chưa thật cao. Xuất phát từ lý do đó trên tôi quyết định viết lên một số suy nghĩ, việc làm của mình về công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn.
Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
- Trên cơ sỡ pháp và thông qua thực tiễn tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn- Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm, bài học cụ thể đề áp dụng trong nhà trường phổ thông .
- Giúp Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Giúp tổ chuyên môn, Giáo viên nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác của mình. 
Nhiệm vụ của đề tài 
Xác định nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.
Xác định nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ.
Tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp, biện pháp quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn.
Phần thứ hai
Nội dung chính
Chương I
Những cơ sỡ khoa học của việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn ở Trường Trung học cơ sở.
Cơ sở pháp lý.
Tổ chuyên môn là gì?
Tổ chuyên môn là tổ Giáo viên giúp Hiệu trưởng điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ (Điều lệ trường phổ thông).
ở trường THCS hiện nay có 2 tổ chuyên môn là tổ khoa học Tự nhiên và tổ khoa học Xã hội. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng do Hiệu trưởng chỉ định vào đầu mỗi năm học.
 1.2. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn.
	Tổ chuyên môn là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong nhà trường, là nơi chỉ đạo trực tiếp việc giảng dạy của giáo viên, là cầu nối giữa lãnh đạo và giáo viên. Như vậy, tổ chuyên môn chính là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục.
 1.3. Chức năng của tổ chuyên môn.
Quản lý chuyên môn: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học của học sinh những bộ môn do tổ phụ trách.
Quản lý đội ngũ giáo viên bao gồm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ.
Quản lý thi đua: Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt- các phong trào thi đua do Trường, ngành và các đoàn thể tổ chức.
Quản lý hành chính: Quản lý giờ giấc, chấm công hội họp, thông tin hai chiều
. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
Xây dựng, quản lý, chỉ đạo, thực hiện Kế hoạch tổ chuyên môn: Kế hoạch hàng năm, hàng tháng, hàng tuần, thao giảng, thực tập, kiểm tra, đánh giá
Thường xuyên xây dựng, phát động thực hiện phong trào thi đua 2 tốt.
Tổ chức trao đổi, đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ thăm lớp, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.
Hiệu trưởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nguyên tắc trực tuyến.
Công tác tổ chức
Xây dựng đơn vị tổ ngay từ khi chưa khai giảng: Tổ khoa học Tự nhiên, tổ khoa học Xã hội.
 Bổ nhiệm tổ trưởng dự theo tiêu chuẩn sau:
Là giáo viên giỏi (ít nhất là cấp trường).
Có bằng cấp đạt chuẩn đào tạo.
Bước đầu có năng lực quản lý.
Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với công việc.
Phân công giảng dạy dựa trên sự sắp xếp của tổ.
Nắm vững đặc trưng của từng tổ để có kế hoạch chỉ đạo phù hợp.
Giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch.
Hướng dẫn tổ chuyên môn làm tốt công tác thông tin 2 chiều.
Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng các loại Hồ sơ, sổ sách
Chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên.
Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của trường.
Định kỳ họp, nâng cao chất lượng các cuộc họp tổ chuyên môn.
Chỉ đạo tổ chuyên môn đúc rút và viết Sáng kiến kinh nghiệm.
Chương II
Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Quỳnh Thắng- Quỳnh Lưu.
1. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS Quỳnh Thắng.
Đặc điểm của tổ chuyên môn.
Trong đơn vị trường chúng tôi có 2 tổ chuyên môn: 
+ Tổ khoa học Tự nhiên gồm giáo viên các bộ môn: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Kỹ Công nghệ, Thể dục gồm có 25 giáo viên.
+ Tổ khoa học Xã hội gồm các môn: Văn, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ gồm có 29 giáo viên.
Về trình độ chuyên môn có : hệ Đại học: 21 giáo viên, hệ Cao đẳng: 29 giáo viên, hệ 10+3: 1 giáo viên, THCN: 3 giáo viên.
Hoạt động của tổ chuyên môn. 
* Ưu điểm: Những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy ở Trường THCS Quỳnh Thắng, tổ chuyên môn đã làm được những việc sau đây:
- Vào đầu mỗi năm học, các tổ tổ chuyên môn đều sinh hoạt xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, đăng ký các danh hiệu cá nhân và tập thể.
- Tổ chức dự giờ, thăm lớp xây dựng giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức theo dõi việc giảng dạy, thực tập, phân công dạy thay, cuối học kỳ, cuối năm có đánh giá, xếp loại giáo viên.
- Tổ chức đúc rút và viết Sáng kiến kinh nghiệm.
* Tồn tại: Chưa tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ. Vì vậy, chưa đánh giá kịp thời những ưu, khuyết điểm và tồn tại để điều chỉnh kịp thời.
- Có tham gia phong trào thi đua “ Dạy tốt - học tốt” nhưng chưa chủ động, sáng tạo mà còn phụ thuộc vào kế hoạch chung của trường – Việc dự giờ thăm lớp còn hạn chế.
- Chưa có kế hoạch vĩ mô trong việc bồi dưỡng giáo viên yếu, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu
- Một tồn tại khá phổ biến là việc đúc rút và viết Sáng kiến kinh nghiệm, tuy có nhưng sơ sài, còn mang tính đối phó
1.3. Vai trò của tổ chuyên môn 
Các đồng chí tổ trưởng nói chung là những giáo viên gương mẫu được đồng nghiệp tín nhiệm – về chuyên môn cũng tương đối phù hợp, có trình độ năng lực.
	Tuy vậy, ở mỗi tổ cũng còn một số hạn chế nhất định như: Chưa có phương pháp quản lý kế hoạch, chưa chủ động sáng tạo trong nội dung sinh hoạt- đánh giá giáo viên chưa thực sự sát, đúng.
2. Thực trạng về việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.
Qua thực tế của việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn ở trường, bản thân tự rút ra những nhận xét sau: 
 2.1. Về ưu điểm:
	- Về công tác kiện toàn tổ chức đầu năm: Hiệu trưởng đã chú ý đề cử được các tổ trưởng có năng lực, uy tín, đạo đức tư cách tốt, tích cực, nhiệt tình trong công tác.
	- Trong công tác chuyên môn: Hiệu trưởng đã chú ý đến vai trò trách nhiệm, năng lực tay nghề của từng giáo viên để có sự phân công, phân nhiệm phù hợp- có chú ý đến việc phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, giáo viên có tay nghề, có năng lực.
	- Về xây dựng kế hoạch: Hiệu trưởng đã biết nghe và xử lý thông tin phục vụ cho việc ra các Quyết định hợp lý.
 2.2. Về tồn tại:
- Về tổ chức: chưa định hướng thành lập các tổ chuyên môn khác ngoài 2 tổ Tự nhiên và Xã hội làm cho một số giáo viên như thể dục chưa phát huy được đặc thù bộ môn, chưa chuyên sâu
	- Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Tuy đã giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nhưng chưa hướng dẫn sát sao các kế hoạch cụ thể như: Hồ sơ, Kế hoạch thực tập, kế hoạch kiểm tra, kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm 
	- Việc theo dõi, thực hiện tổ chưa thường xuyên, kịp thời
	- Hiệu trưởng chưa chú trọng việc đánh giá từng giáo viên thông qua chất lượng, hiệu quả đào tạo bộ môn họ phụ trách
Chương III
Một số giải pháp đề xuất và kết quả đạt được
 1. Một số giải pháp đề xuất.
 1.1.Về công tác tổ chức. 
 - Thành lập tổ chuyên môn: Do thực tế giáo viên đông, sinh hoạt chuyên môn khó khăn, trong tổ có thể thành lập riêng các nhóm (hoặc tổ) chuyên môn ví dụ: Toán-lý, Sinh-hoá-Công nghệ, Văn-sử-địa, Thể dục, Ngoại ngữ để sinh hoạt thiết thực hơn với đặc thù bộ môn.
	- Cử thêm mỗi tổ một đồng chí tổ phó.
	- Chú ý hơn đến khả năng tổ chức, lãnh đạo của tổ trưởng, tổ phó.
	- Hiệu trưởng cần bố trí thời gian dự họp đầy đủ với các tổ chuyên môn để xây dựng, quyết định ngay những vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch, trong việc thực hiện kế hoạch
	- Bố trí việc giảng dạy theo hình thức cuốn chiếu từ khối 6 đến khối 9 để giáo viên hệ thống hoá được kiến thức toàn cấp. “ Quản lý Trường học là làm sao để thầy dạy tốt, trò học tốt, tất cả để phục vụ 2 tốt ấy” (Phạm Văn Đồng)
 1.2. Giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
 a. Xây dựng kế hoạch : Hiệu trưởng cần hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo quy trình:
	- Nhận thông tin từ Hiệu trưởng, thu thập thông tin từ giáo viên để chuẩn bị cho nội dung cơ bản của kế hoạch. 
	- Tranh thủ ý kiến của giáo viên, giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm để bổ sung kế hoạch. 
	- Thông qua tổ và Đại hội kế hoạch đầu năm để hoàn thành kế hoạch, duyệt lãnh đạo và tổ chức, thực hiện kế hoạch. 
 b. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: 
	- Với thực hiện kế hoạch chuyên môn thì kiểm tra của Hiệu trưởng có ý nghĩa rất lớn. Mục đích của kiểm tra là phát hiện, giúp đỡ, sửa sai. 
	- Có thể nói rằng: Nơi nào không có kiểm tra, nơi đó không có quản lý, kiểm tra là chức năng cơ bản của quản lý.
 1.3. Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt với tổ chuyên môn. 
	- Các tổ chuyên môn thường sinh hoạt qua loa, ngắn gọn nên Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nên dành những thời gian nhất định để tham gia sinh hoạt với các tổ.
	- Khi dự sinh hoạt Hiệu trưởng đóng vai trò: Là người lãnh đạo và là thành viên của tổ.
1.4. Hiệu trưởng với công tác xây dựng phong trào thi đua 2 tốt, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
 a. Phong trào thi đua 2 tốt
	- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, Hiệu trưởng thường xuyên phát động phong trào dạy tốt, học tốt
	- Thành lập tổ thanh tra chuyên môn gồm tổ trưởng và một số giáo viên giỏi để kiểm tra, đánh giá giáo viên.
	- Hiệu trưởng cần định hướng cho tổ chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề (trong phạm vi hẹp), ngoại khoá bằng nhiều hình thức như: hái hoa dân chủ, văn nghệ
 b. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 
	- Trong kế hoạch đầu năm, Hiệu trưởng cần chú ý đến việc tổ chức đăng ký giáo viên giỏi các cấp.
	- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua việc dự giờ thao giảng, đúc rút kinh nghiệm, tránh hiện tượng chiếu lộ “ Đầu voi, đuôi chuột”, Đánh trống bỏ dùi”.
	- Thông qua thao giảng, đúc rút kinh nghiệm cần chú ý bồi dưỡng một số giáo viên còn yếu về tay nghề.
 1.5. Hiệu trưởng với phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học của giáo viên trong từng bộ môn.
	- Cần quán triệt cho tổ chuyên môn, cho giáo viên nhận thức được rằng: Bên cạnh việc dạy học thì việc viết Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên, là tiêu chuẩn để xét các danh hiệu thi đua.
	- Đầu năm, phải tự học, tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, tay nghề, trình độ chuyên môn hẹp của mình, thực sự là đầu tàu cho việc tự học, tự nghiên cứu, phát minh sáng kiến của mỗi giáo viên.
2. Một số kết quả đạt được sau thời gian chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.
	Trong một số năm gần đây, với phương pháp quản lý tổ chuyên môn như trên, trường chúng tôi có một số kết quả như sau:
Năm học
Giáo viên giỏi cấp Huyện
Tổ lao động giỏi
Học sinh giỏi cấp huyện
Sáng kiến kinh nghiệm bậc 1,2
2001-2002
2
2
69
5
2002-2003
2
2
86
11
2003-2004
3
2
105
25
2004-2005
3
2
58(Học kỳ I)
29
Phần thứ ba
Kết Luận
	Trong nhà trường phổ thông, tổ chuyên môn có vai trò và trách nhiệm cực kỳ to lớn trong việc dạy-học, là yếu tố chính để quyết định vấn đề chất lượng, hiệu quả giáo dục- đào tạo. 
	Vì vậy, việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của người quản lý là một nhiệm vụ trọng yếu. Do đó, đòi hỏi người quản lý phải làm việc một cách khoa học, có sáng tạo. Trong đề tài này, tôi đã nêu lên một số giải pháp cần khắc phục những tồn tại của Hiệu trưởng với việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn và của tổ trưởng tổ chuyên môn trong việc quản lý, thực hiện kế hoạch. Đồng thời cũng mạnh dạn kiến nghị, đề xuất một số vấn đề để Hiệu trưởng tham khảo, có thể vận dụng được vào đơn vị mình, nhằm từng bước không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông.	
	Vì thời gian và năng lực còn hạn chế, nội dung bản Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và lãnh đạo ngành cấp trên.
Xin chân thành cảm ơn!
Quỳnh Thắng, tháng 4 năm 2005
Người thực hiện 
 Hoàng Minh Đàn

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong HSG van 9(1).doc