Đề tài Vận dụng sự đổi mới công tác dạy và học trong việc giúp đỡ học sinh yếu

Đề tài Vận dụng sự đổi mới công tác dạy và học trong việc giúp đỡ học sinh yếu

. Thực trạng hiện tại:

 Năm học 2008-2009 số lượng học sinh học ở trường trên 1000 hs, trình độ tiếp thu trong một lớp không đồng đều (năm học 2007-2008 tỉ lệ hs thi lại ở khối 6,7 tương đối cao so với khôi 8), trong đó chúng ta đang từng bước xây dựng một môi trường giáo dục công nghệ “ phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh”. Để làm được điều đó thì mỗi một chúng ta cần phải có trách nhiệm, tâm huyết để góp phần nâng cao chất lượng hs một cách toàn diện.

 II. Nội dung thực hiện giải pháp

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vận dụng sự đổi mới công tác dạy và học trong việc giúp đỡ học sinh yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN DỤNG SỰ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU
I. Thực trạng hiện tại:
 Năm học 2008-2009 số lượng học sinh học ở trường trên 1000 hs, trình độ tiếp thu trong một lớp không đồng đều (năm học 2007-2008 tỉ lệ hs thi lại ở khối 6,7 tương đối cao so với khôi 8), trong đó chúng ta đang từng bước xây dựng một môi trường giáo dục công nghệ “ phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh”. Để làm được điều đó thì mỗi một chúng ta cần phải có trách nhiệm, tâm huyết để góp phần nâng cao chất lượng hs một cách toàn diện.
 II. Nội dung thực hiện giải pháp
 Là giáo viên thì ai ai cũng phải biết : “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt.” Để giáo dục đạt hiệu quả người giáo viên phải hiểu sâu sắc các em. Từ đó mới có thể đặt ra những tác động sư phạm thích hợp và cụ thể với từng đối tượng học sinh.
 * Việc đầu tiên:
 Giáo viên phải hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu – kém: 
 +Thông qua giáo viên chủ nhiệm để nắm được hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, phụ huynh có quan tâm giáo dục con cái hay không ?
+Thông qua khảo sát chất lượng học sinh đầu năm. Giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh.Trong quá trình dạy giáo viên cần phải phát hiện kịp thời các lỗ hỏng trong kiến thức mà học sinh bị vấp phải.
 + Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Dẫn học sinh nói lên những mong muốn trăn trở của mình.Từ đó giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh.Và cũng từ đây giáo viên sẽ phát huy sở trường của học sinh, từ đó kích thích các em học tập. 
 + Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được sự quan tâm giáo dục 
* Bước tiếp theo phân loại và nhận thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu – kém trong học tập ở các em là:
+ Do hoàn cảnh gia đình.
+ Do mất căn bản.
 + Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần.
 Tất cả các nguyên nhân trên tác động vào quá trình học tập của học sinh. Dẫn đến các em chán học, lơ là, đến trường cho có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng là học tập sa sút đi dần đến yếu –kém.
 Từ đó xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu-kém chính là xác định cho học sinh hiểu là: Học để làm gì? Vì sao phải học?
Chúng ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như sau:
 + Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng đất nước, xây dựng quê hương.
 + Động cơ mang tính cá nhân: học vì lợi ích riêng của mình, muốn hơn người, muốn sau này có vị trí cao trong xã hội
 + Động cơ bên trong: xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học.
 + Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt, muốn thầy cô và cha mẹ vui lòng
Như vậy có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, học sinh học tập để có kết quả tốt .Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng thú trong học tập. Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 Ứng với từng nguyên nhân trên, kết hợp với nội dung vừa nêu, tôi xin đề ra những giải pháp thiết thực hữu hiệu sau:
 1. Học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình:
Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc.Vì vậy, giáo dục gia đình là một “điểm mạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song mỗi gia đình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất,toàn vẹn trong quá trình giáo dục. 
Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần :
- Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp,của trường
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện.Qua đó,giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập,hạnh kiểm,các mặt tham gia hoạt động của con em mình thông qua sổ liên lạcGiáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp.Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ,nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn.
- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em. (không nên lạm dụng).
- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay lại lớp.
 2. Học sinh yếu do mất căn bản: 
 Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt . Do mất căn bản học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới . Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần :
 - Hệ thống kiến thức sau khi thực hành, luyện tập.
 - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học.
 - Phân hóa đối tượng học sinh .
 - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em, bằng nhiều hình thức tổ chức (thi đua cá nhân,thi đua tổ nhóm,đố vui,giải trí,).Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em.
 - Động viên ,khích lệ,tuyên dương kịp thời với tác dụng :
 + Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh.
 + Kích thích sự say mê,hứng thú học tập của học sinh .
 + Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực .
 + Giúp học sinh tự tin là mình học được,mình có thể giỏi như các bạn
 + Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh.
 + Kèm chế sự bộc phát,tập thói quen chu đáo và cẩn thận.
 + Ngược lại nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh.
 Ta thấy rằng, con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định mình và đồng nhất mình với người khác. Do vậy, trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững đều này để kích thích học sinh hứng thú say mê học tập.
3/Học sinh yếu do lười ,học không chăm chỉ ,không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập :
 Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do : không học bài, không làm bài, thường xuyên để quen tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập chung , 
 Để các em có hứng thú học tập ,giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng học tập Giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập mà thầy cô giáo giao cho . Ngoài ra , giáo viên động viên các học sinh trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên.Chúng ta phải hiểu, một học sinh yếu – kém không đòi hỏi các em phải giỏi ngay được. Mà điều chúng ta mong muốn là sự tiến bộ từng bước ở các em so với thời gian trước. 
 Ngoài ra, giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời nói ,cử chỉ ,mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em .
 Chính những tác động trực tiếp thường tạo ra dấu ấn tức thì về sự chuyển biến tâm lí như thái độ ,hành vi , tình cảmVí dụ: Học sinh thích thú khi được đến trường ,các em sẽ luôn mong muốn được điểm tốt ,được thầy cô giáo khen, được vui đùa cùng các bạn. Đến trường để được làm bài, chia sẻ ý kiến và suy nghĩ của mình đối với bạn bè 
 Phương pháp này có hiệu quả nếu giáo viên tác động đến kịp thời, đúng mức độ đến từng đối tượng học sinh. Kết quả của sự tác động phụ thuộc vào tình cảm, thái độ, nghệ thuật của giáo viên khi tác động. Giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm tin : “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.”
Bên cạnh phương pháp giáo dục trực tiếp đến từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần phải phối hợp phương pháp giáo dục tập thể. Dùng dư luận của tập thể tác động đến đối tượng học sinh cá biệt, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh thành khối đoàn kết, với phương châm: “Sống có trách nhiệm”, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các thành viên, khêu gợi động lực học tập của học sinh vì danh dự tập thể mỗi thành viên tự giác điều khiển hành vi của bản thân.
Ví dụ : Giáo viên động viên học sinh bằng điểm thi dua cho mỗi cá nhân, tổ vào mỗi ngày và tổng kết tuyên dương sau mỗi tuần. Có như vậy các thành viên trong tổ mới động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để giữ gìn truyền thống. Có như vậy mà các thành viên ở tổ khác sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả tốt như tổ bạnChính dư luận là dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của tập thể trong đó có sự tiến bộ của các đối tượng học sinh cá biệt.
 Trong qúa trình dạy và học ta thấy rằng không ít học sinh bi quan, mất niềm tin,tự ti, chủ quantrong học tập ,trong sinh hoạt do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, có lúc ta thấy các em linh động, lại có lúc lầm lì chậm chạpTất cả các trường hợp đó, giáo viên phải tận dụng phương pháp này kích thích các em để các em biết kiềm chế bản thân, giảm bớt những biểu hiện quá đà hoặc tạo hứng thú cho các em đang ù lì trở lại hoạt động vui chơi, hòa đồng với các bạn trong tổ, trong lớp.
2. Bài học kinh nghiệm:
 *Ưu điểm:
 - Kích thích động cơ học tập của học sinh yếu –kém.
 - Hạng chế sự trên lệch trình độ giữa các học sinh trong lớp.
 - Tạo tinh thần đoàn kết của các thành viên trong lớp.
 - Nâng cao chất lượng dạy và học.
 - Giảm tỉ lệ học sinh thi lại và ở lại.
 - Tạo niềm tin ở học sinh và các bậc phụ huynh.
*Hạn chế:
 - Giáo viên mất nhiều thời gian , phải kiên trì ,nhẫn nại.
 - Học sinh phải tích cực phấn đấu học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô và gia đình .
 - Gia đình phải có sự quan tâm, nhắc nhở, giúp đỡ và tạo điều kiện cho con em mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN09.doc