Đề bài:
Câu 1 (1 điểm): Tìm các từ láy trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”
(Nguyễn Du,Truyện Kiều)
Câu 2: (1 điểm):
a) Câu tục ngữ “Gọi dạ, bảo vâng” và những từ ngữ như: “Thưa” , “Knh thưa” nhắc nhở chúng ta điều gì khi giao tiếp?
b) Chúng có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em trên năm trên lưng”
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
a) Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ nào?
b) Trong 2 dòng thơ, từ “mặt trời” nào dùng theo nghĩa gốc?
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ BÀI Đề bài: Câu 1 (1 điểm): Tìm các từ láy trong những câu thơ sau: “Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” (Nguyễn Du,Truyện Kiều) Câu 2: (1 điểm): Câu tục ngữ “Gọi dạ, bảo vâng” và những từ ngữ như: “Thưa” , “Knh thưa”nhắc nhở chúng ta điều gì khi giao tiếp? Chúng có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em trên năm trên lưng” (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm) Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Trong 2 dòng thơ, từ “mặt trời” nào dùng theo nghĩa gốc? Câu 4 (2đ) Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật trong truyện Làng.Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của tình huống ấy là gì? Câu 5 (5điểm): Kể lại một kỷ niệm sâu sắc về người bạn thân. Ma trận Nội dung kiểm tra Các mức độ TS Biết Thông hiểu và vận dụng ST Từ láy PCHT BP tu từ, nghĩa của từ Làng Bài viết TLV (Văn tự sự) C1 (1 đ) C2 (1 đ) C3 (1 đ) C4 (2 đ) C5 (5 đ) 1 1 1 1 1 Tổng số câu 4 1 5 Tổng số điểm 5 5 10 Đáp án: Câu 1 (1 điểm): Các từ láy trong những câu thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. Câu 2 (1 điểm): a) Câu tục ngữ “Gọi dạ, bảo vâng” và những từ ngữ như: “Thưa”;, “Knh thưa”nhắc nhở chúng ta cần lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. (0,5 đ) b) Chúng liên quan đến phương châm lịch sự. (0,5 đ) Câu 3: a) Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ 2 dùng theo biện pháp ẩn dụ. (0,5 đ) b) Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ nhất dùng theo nghĩa gốc. (0,5 đ) Câu 4: Tình huống: Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ. (1 đ) b) Tác dụng: Tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tâm trạng và tính cách của nhân vật thêm sâu sắc, góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm. (1 đ) Câu 5: (5đ) Nội dung: Xác định đúng đối tượng để kể chuyện là bạn thân Kỷ niệm được kể thực sự sâu sắc, gây xúc động ở người đọc, có ý nghĩa giáo dục về tình bạn cao đẹp, về tư tưởng về đạo lý làm người Có tình huống đặc sắc, tạo kịch tính Hình thức Bố cục rõ ràng hợp lí Biết xây dựng các đoạn văn tự sự Lời văn trong sáng, mạch lạc Biết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự Thang điểm: Điểm 5: bài viết hoàn chỉnh (bố cục rõ, nội dung sâu sắc, có sáng tạo, ít lỗi diễn đạt) Điểm 3, 4: bố cục rõ, có sáng tạo, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. Điểm 1, 2: hiểu đề, bài viết có nội dung song chưa làm nổi bật được chủ đề, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả Điểm 0: để giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: