Đề thi chất lượng học kỳ I năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 8

Đề thi chất lượng học kỳ I năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 8

Phần I. Trắc nghiệm:

1. Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?

A. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống.

B. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật.

C. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.

D. Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm súc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.

2. Văn bản Ôn dịch, Thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Thuyết minh.

D. Nghị luận.

3. Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

A. “Bác đã đi rồi sao Bác ơi

 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”.

B. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Bảy nổi ba chìm với nước non”.

C. “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

D. “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kỳ I năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: 
Lớp 8A Đề thi chất lượng học kỳ I
 Năm học 2009-2010
 Môn: Ngữ văn 8
 Thời gian: 90 Phút.
 Điểm Lời phê của Thầy Cô giáo
Phần I. Trắc nghiệm:
Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?
Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống.
Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật.
Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm súc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
Văn bản Ôn dịch, Thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?
Tự sự.
Biểu cảm.
Thuyết minh.
Nghị luận.
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời”.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non”.
 “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
 “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
từ “Này” trong phần trích “Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!”(Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?
Thán từ.
Quan hệ từ.
Trợ từ.
Tình thái từ.
Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thưc biểu đạt nào?
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
Miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
Tự sự, miêu tả và nghị luận.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 12.
“Sau khi đọc song mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông Đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
-Thế là các em được vào lớp 5. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào giám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại).
Ông Đốc nhìn chúng tôivới cặp mắt hiền từvà cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy ngưòi đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”
 (Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, Tập một).
Tác giả của Tôi đi học là ai?
 A. Thanh Tịnh. C. Nam Cao.
 B. Nguyên Hồng. D. Ngô Tất Tố.
Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì?
Sự e dè, sợ hãi ông Đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường.
Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường,
Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên có ý nghiã gì?
Dùng để đánh dấu (Báo trước) lời dẫn trực tiếp.
Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước.
Dùng để đánh dấu phần chú thích (Giải thích, thuyết minh).
Từ “Ông Đốc” được hiểu theo nghĩa nào?
Thầy giáo. C. Thầy Hiệu trưởng.
Thầy giám thị. D. Thầy thanh tra.
Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
Ông Đôc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.
Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động.
Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm.
D. Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào.
Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi. ..Như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” Là phù hợp nhất?
Sợ hãi. C. Lúng túng.
Hồi hộp. D. Ríu rít.
Câu nào dưới đây là câu ghép?
Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
 Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
Ông Đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
Phần II: Tự luận.
Câu 1. Viết một đoạn văn về vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em. (7 đến 10 câu).
Câu2. Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em.
.
 Họ và tên:.
 Lớp 7A Đề thi chất lượng học kỳ I
Năm học 2009-2010
Môn : Ngữ Văn 7.
 Thời gian : 90 phút.
 Điểm Lời phê của thầy cô giáo
Phần I: Trắc nghiệm (khoanh tròn vào mỗi chữ cái đầu dòng trước những câu trả lời đúng).
Câu 1: Bài thơ “Sông núi nước nam” được viết cùng thể thơ với bài thơ nào?
Phó giá về kinh. C. Bánh trôi nước.
Bài ca Côn Sơn. D. Qua đèo ngang.
Câu 2: Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” Giữ vai trò gì?
Chủ ngữ. C. Bổ ngữ.
Vị ngữ. D. Trạng ngữ.
*Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Tôi yêu Sài Gòn da diếtTôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ nhung, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ- Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang vi vi buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buối sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che trở”.
 (Theo Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập một)
Câu 3: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Minh Hương. C. Thạch Lam.
Vũ Bằng. D. Xuân Quỳnh.
Câu 4: Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
Tự sự. C. Nghị luận.
Miêu tả. D. Biểu cảm.
Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn.
Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.
Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn.
Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn.
Câu 6: Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong trong đoạn văn trên?
Sáng tinh sương. C. Đêm khuya.
Buổi chiều. D. Giữa trưa.
Câu 7: Từ nào sau đây không phải từ láy?
Da diết. C. Thưa thớt.
Dập dìu. D. Phố phường.
Câu 8: Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn?
Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày.
Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng.
Bốn mùa trong năm đều cóvẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ.
Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau.
Câu 9: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng từ xưng hô ở ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ hai số ít. C.Ngôi thứ nhất số ít.
Ngôi thứ hai số nhiều. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
Câu 10: Từ “Cây mưa” được dùng với phép tu từ gì?
ẩn dụ. C. Hoán dụ.
Nhân hoá. D. So sánh.
Câu 11: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ Sơn hà?
Giang Sơn. C. Đất nước.
Sông núi. D. Sơn thuỷ.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
Tác phẩm trữ tình thuộc văn bản biểu cảm.
Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
Tác phảm trữ tìnhcó ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
Phần II. Tự luận:
Câu 1: Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến).
Câu 2: Cảm nghĩ về mùa xuân.
Họ và tên: 
Lớp 6A Đề thi chất lượng học kỳ I
 Năm học 2009-2010
 Môn: Ngữ văn 6
 Thời gian: 90 Phút.
 Điểm Lời phê của Thầy Cô giáo
Phần I: Trắc nghiệm ( khoanh tròn vào mỗi chữ cái đầu dòng trước những câu trả lời đúng).
Câu 1: Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn?
Con Rồng cháu Tiên. B. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Đeo nhạc cho mèo. D. Lợn cưới, áo mới.
Câu 2: Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì?
Kể chuyện hấp dẫn. B. Tạo tình huống gây cười.
C. Xây dựng nhân vật. D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đặc điểm nổi bật của truyền thuyết?
nhân vật là thần, thánh hoặc người anh hùng.
Những chuyện xa xưa được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Những chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật lịch sử.
Những chuyện chân thực về lịch sử của dân tộc.
Câu 4: Trong câu “Người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh” Từ “Le lói” được dùng với nghĩa nào?
ánh sáng mạnh, chói chang. B. ánh sáng nhỏ, yếu.
C. Tia sáng mạnh. D. ánh sáng lúc ẩn lúc hiện.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?
Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi.
Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên.
Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 12:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt 
mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. ”
 (Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập một)
Câu 6: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
Miêu tả. C. Biểu cảm.
Tự sự. D. Nghị luận.
Câu 7: ý nào nêu chính xác nội dung đoạn văn trên?
Sự ra đời của Gióng. B. Sự kỳ lạ của Gióng.
C. Hoàn cảnh gia đình Gióng. D. Giai đoạn lịch sử khi Gióng được sinh ra.
Câu 8: Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kỳ ảo?
Hai ông bà ao ước có một đứa con.
Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai.
Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
Đứa bé lên ba vẫn chưa biết nói.
Câu 9: Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?
Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó.
Quan niệm về sức mạnhcủa vũ khí giết giặc.
Câu 10: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
Chăm chỉ. C. Tuấn tú.
Khôi ngô. D. Phúc đức.
Câu 11: Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ?
Đời Hùng Vương thứ sáu.
Hai vợ chồng ông lão.
Chăm chỉ làm ăn.
Một đứa con.
Câu 12: Từ nào dưới đây là từ láy?
Thiên thần. C. Lủi thủi.
Thần thông. D. Thạch Sanh.
Phần II. Tự luận:
Câu 1: Kể lại truyện “Sự tích Hồ Gươm” với ngôi kể là nhân vật Lê Lợi.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi NV ki II cac khoi 678.doc