Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (vòng 2)

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (vòng 2)

Câu 1: ( 6 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

 “ Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

 Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mễn lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

 - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

 Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba. a. a. ba!".

 (Trích “ Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng)

 Em hãy tìm lời giải đáp về “ tình cảm đột biến” của bé Thu với người cha bằng việc tạo một đoạn văn dài không quá 1 trang giấy thi.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (vòng 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD - ĐT Đông Anh
Năm học 2009 - 2010
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9 ( VÒNG 2)
Thời gian: 150 phút
 * * *
Câu 1: ( 6 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
 “ Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
 Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mễn lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
 Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
Ba... a... a... ba!".
 (Trích “ Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng)
 Em hãy tìm lời giải đáp về “ tình cảm đột biến” của bé Thu với người cha bằng việc tạo một đoạn văn dài không quá 1 trang giấy thi.
Câu 2: ( 14 điểm)
 Có ý kiến cho rằng:
 “ Cái nhìn hiện thực đã giúp Lỗ Tấn nhận ra: cố hương như một thứ ngục thất tăm tối, tàn phá, huỷ hoại sự sống của con người.”
 Bằng hiểu biết của mình về truyện ngắn “Cố hương” ( Lỗ Tấn), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1: (6đ)
 * Yêu cầu về nội dung: 
 - Lí do của sự thay đổi đột ngột trong tình cảm của bé Thu với cha mình là do đêm hôm trước, em bỏ về nhà bà ngoại, em được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba mình. sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải toả và ở em nảy sinh một trạng thái ân hận, hối tiếc.
 - HS cảm nhận được trong giờ phút chia tay với cha mình, tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ trong nhân vật bé Thu...
 *Yêu cầu về diễn đạt: Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc sâu sắc, có liên kết chặt chẽ; không phạm những lỗi thông thường về câu, từ, chính tả...
Câu 2: ( 14 điểm)
 Bài viết cần đạt những yêu cầu cơ bản sau đây về nội dung:
 * Sử dụng các kỹ năng của văn nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định đã cho ở đề bài: Truyện ngắn “Cố hương” khai thác đề tài cố hương quen thuộc trong văn học truyền thống nhưng không được khai thác từ vẻ đẹp trữ tình mà được viết dưới cái nhìn hiện thực:
 - Nhân vật trung tâm của truyện ngắn “ Cố hương” là “tôi” sau hơn hai mươi năm xa cách “ không quản trời lạnh giá”, “ xa những hai ngàn dặm” trở về thăm lại quê cũ. Hơn nữa đây còn là sự trở lại cuối cùng bởi “ tôi phải bán nhà, chuyển đến nơi ở mới”. Hoàn cảnh ấy khiến người ta chờ đợi sự tương ngộ của một người con xa quê với nơi chôn nhau cắt rốn của mình hẳn sẽ thật bùi ngùi, xúc động và hạnh phúc.
 - Nhưng sợi dây buộc chặt tấm lòng của đứa con với mảnh đất quê nhà ấy cứ dần lơi lỏng khi càng đọc tác phẩm, người đọc thấy một thực tế khác:
 + Đầu tiên là những nét vẽ xa lạ của một làng quê “ tiêu điều, hoang vắng, nằm im dưới vòm trời màu vàng úa”, gần hơn là ngôi nhà xưa “mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không được.” khiến “tôi” có phần hoài nghi, không nhận ra.
 + Nhưng sự thay đổi đáng kể nhất mà lại là thay đổi theo hướng lụi tàn là sự thay đổi của con người nơi cố hương, ( qua nhân vật Nhuận Thổ - người bạn thân thiết thủơ ấu thơ và thím Hai Dương – hàng xóm mà tiêu biểu là Nhuận Thổ): Nhuận Thổ thật thê thảm: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh đần độn, mụ mẫm. Dù vẫn giữ được bản chất tốt đẹp song Nhuận Thổ cũng chẳng biết trông mong vào đâu ngoài việc trông vào cầu cúng thần linh. Chị Hai Dương ngoa ngoắt, tham lam, thậm chí dựa cả vào việc xưng công xưa đã từng bế Tấn lúc nhỏ để kiếm cớ xin đồ đạc.( HS chú ý phân tích nghệ thuật đối chiếu, tương phản giữa quá khứ và hiện tại được sử dụng triệt để khi tác giả miêu tả nhân vật Nhuận Thổ).
 => Cùng với những người khác ở quê, họ đã thay đổi cả về diện mạo, tinh thần lẫn tính cách, đạo lý con người.
 + Tất cả những chi tiết ngỡ là nhỏ lẻ trong toàn truyện ngắn đều được điển hình hoá cẩn thận, đều được nhằm chỉ tới cái đông đảo, cái toàn cục mang tính khái quát xã hội... “ Cố hương” không chỉ hiểu là nơi chôn nhau cắt rốn, cố hương còn là bức tranh thu nhỏ của xã hội, của đất nước. Đó là tình trạng sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ XX, là những tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động - một thứ “ bệnh tật” cần phải được “chữa trị”.
 + Từ những miêu tả quá trình sa sút nghiêm trọng về mọi mặt ở trên khiến nhân vật “tôi” lâm vào cảnh ngộ không có gì thanh thản: ở cố hương mà lại nhớ cố hương, Lỗ Tấn có cơ sở để thổ lộ ước mơ cuối tác phẩm của nhân vật “tôi” khi không chút lưu luyến rời xa quê trong cảnh hoàng hôn để đi theo “con đường của tôi”: con đường rời xa cố hương tuy chưa rõ nét nhưng nhân vật “ tôi” có niềm tin vào tương lai đổi thay, cố hương không nằm trên đường trở về, cố hương chỉ tìm thấy khi người ta dũng cảm mở đường về phía trước...

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_9_vong_2.doc