Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 (vòng 1) năm học : 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 (vòng 1) năm học : 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

 ĐỀ RA:

 Câu 1( 6 điểm): Đọc đoạn trích sau :

 “.Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trong, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

 ( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I )

a. Cảm nhận của em về đoạn văn trên.

b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

c. Tác dụng của phương thức biểu đạt ấy.

Câu 2 ( 4 điểm):

 Viết một bài văn ngắn khoảng hai trăm từ với nhan đề: “Điều kỳ diệu từ trái tim của mẹ.”

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 (vòng 1) năm học : 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND Huyện Quỳ Hợp 
 Phòng GD Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện lớp 9( vòng 1)
 Năm học : 2009 - 2010
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Đề ra:
 Câu 1( 6 điểm): Đọc đoạn trích sau : 
 “...Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trong, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
 ( Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I ) 
Cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Tác dụng của phương thức biểu đạt ấy.
Câu 2 ( 4 điểm):
 Viết một bài văn ngắn khoảng hai trăm từ với nhan đề: “Điều kỳ diệu từ trái tim của mẹ.”
Câu 3( 10 điểm) :
 “ ánh trăng” của Nguyễn Duy- một bài thơ có giá trị thức tỉnh mọi người.
 Hãy chứng minh.
Lưu ý: Đối với câu 1: - Học sinh bảng A làm cả 3 câu
 - Học sinh bảng B không làm câu c
 - Học sinh bảng C không làm câu b và c. 
 Hướng dẫn chấm
 A.Yêu cầu chung
Bài thi nhằm kiểm tra kiến thức và kỹ năng của của học sinh về khả năng cảm thụ văn học, làm văn của học sinh để đánh giá đúng và chọn đúng Học sinh giỏi cấp Huyện.
Điểm bài thi là 20, chiết đến 0,5. Điểm bài thi là điểm tổng các câu đề.
B.Yêu cầu cụ thể:
 Câu 1: 
 * Yêu cầu về kiến thức: 
 a . - Học sinh cảm nhận được tình cảm của anh Sáu đối với con gái qua việc tập trung vào làm chiếc lược ngà một cách tỉ mỉ, chu đáo để thực hiện lời hứa với con.
 - Nghệ thuật miêu tả tinh tế, lời văn đầy xúc động, cách sử dụng nghệ thuật so sánh, câu văn dài, nhiều vế, sử dụng nhiều dấu phẩy, lặp lại nhiều lần từ “ cây lược”... đã khắc hoạ tình cảm rõ nét của anh Sáu dành cho con gái dồn cả vào việc làm cây lược.
 - Người cha như một nghệ nhân thực sự đang dồn hết tâm sức cho tác phẩm nghệ thuật duy nhất trong đời ông, đó là cây lược cho con gái, biểu thị sâu sắc nhất của tình cha ...
* yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết viết thành một bài văn nhỏ hoặc một đoạn văn hoàn chỉnh về kiểu bài cảm nhận.
 - Biết dùng từ, đặt câu, kỹ năng xây dựng đoạn, cảm xúc tốt.
- Cảm thụ được vẻ đẹp của đoạn văn. 
* Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên: Cho 4 điểm
 - Đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng xây dựng đoạn chưa tốt: 3 điểm.
 - Đạt các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức đạt 1/2 : Cho 2 điểm
 - Bài viết còn chung chung, chưa xác định rõ các đơn vị kiến thức, kỹ năng non : cho 1 điểm
b. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. ( 1 điểm)
c. Tác dụng : Làm nổi bật dụng ý ngợi ca tình cha con của anh Sáu thông qua việc
dồn hết tâm sức vào làm chiếc lược ngà. ( 1 điểm)
 ( Các mức điểm khác giám khảo tự chiết) 
Lưu ý: Học sinh bảng B không làm câu c, học sinh bảng C không làm câu b. c nhưng vẫn cho điểm tối đa ở câu đã quy định. 
 Câu 2:
* Yêu cầu về kiến thức: 
- Học sinh biết viết một bài văn nhỏ khoảng vài trăm từ dưới nhiều hình thức: Tự sự, biểu cảm, nghị luận ... về đề tài : Điều kỳ diệu từ trái tim của mẹ.
- Bài văn phải thể hiện được sự ngợi ca và tình cảm mến yêu, kính trọng dành cho mẹ vì những điều tốt đẹp nhất trong tình cảm của mẹ dành cho con : tình yêu, lòng nhân hậu, vị tha, sự hy sinh thầm lặng, sự tảo tần, chắt chiu, chịu thương chịu khó của mẹ... 
- Những suy nghĩ của bản thân về mẹ và thể hiện lòng biết ơn ấy bằng hành động. * Yêu cầu về kỹ năng :
 - Bài viết phải có bố cục trọn vẹn, hoàn chỉnh, chặt chẽ dù ở dưới dạng nào.
 - Phải đầy đủ nội dung để thể hiện rõ chủ đề bài văn.
 - Câu văn mạch lạc, trôi chảy, diễn đạt tốt.
 - Không viết quá dài hơn nhiều so với yêu cầu hai trăm từ.
 * Biểu điểm:
 - Đạt tất cả các yêu cầu trên: Cho 4 điểm
 - Đạt 2/3 số ý nội dung, kỹ năng tốt: Cho3 điểm
 - Đạt 1/2 số ý nội dung, kỹ năng non: Cho 1,5 - 2 điểm
 - Viết chung chung, sơ sài: : Cho 1 điểm
 ( Các mức điểm còn lại giám khảo tụ chiết)
Câu 3:
* Yêu cầu về kiến thức:
 - Biết cách chứng minh để làm sáng tỏ nhận định về giá trị của bài thơ “ánh trăng”: Giá trị thức tỉnh mọi người. 
- Bài thơ là câu chuyện nhỏ, tâm tình. Từ câu chuyện riêng của một cá nhân, bài thơ
cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng gian
lao, tình nghĩa. 
 - Bài thơ không chỉ là câu chuyện của cá nhân nhà thơ, chuyện của một người mà là chuyện của cả một thế hệ: Thế hệ đã từng trải qua năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân tình nghĩa, giờ được sống trong hòa bình, được tiếp xúc với nhiều phương tiện hiện đại, hồi tưởng về quá khứ...
 + Qúa khứ được thể hiện từ “ hồi nhỏ”, “ hồi chiến tranh”...gian khổ, khó khăn đấy nhưng ngày ấy “ vầng trăng thành tri kỷ”, thân quen, gần gũi với con người...
 + Khi hòa bình, được sống trong những phương tiện hiện đại, có “ánh điện, cửa gương” vằng trăng bỗng trở nên xa lạ “ như ngưòi dưng qua đường”. Đó là thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt...
 + Để đến khi trong một đêm mất điện, bật tung cánh cửa của căn phòng, ánh trăng xưa lại hiện ra để con người có dịp trở về với quá khứ trong rưng rưng cảm động 
“ như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Hình ảnh vầng trăng “ cứ tròn vành vạnh” “im phăng phắc” nhưng cũng đủ làm cho tác giả “ giật mình”...
Đó là sự nhắc nhở : quá khứ vẫn vẹn nguyên, đẹp đẽ, chẳng thể phai mờ. Trăng chính là quá khứ vẹn nguyên ấy. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình luôn tròn đầy, mãi mãi.
 - Nguyễn Duy đã mượn cái “giật mình” để gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ của ông không được phép lãng quên quá khứ, cần có trách nhiệm, coi quá khứ là điểm lựa cho cho hiện tại, lấy quá khứ để soi vào hiện tại. Thuỷ chung với vầng trăng chính là thuỷ chung với quá khứ 
 - Bài thơ đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, đối với người đã khuất, với chính mình, gợi lên cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” và đạo lý truyền thống dân tộc.
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết viết một bài văn chứng minh, lập luận chặt chẽ, sử dụng dẫn chứng linh hoạt để làm sáng tỏ vấn đề.
- Cảm xúc tốt, câu văn trôi chảy, mạch lạc, xây dựng và tổ chức tốt đoạn văn 
chứng minh.
* Biểu điểm: 
- Đạt tất cả các yêu cầu trên: Cho 10 điểm
Đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng làm bài chưa thật tốt : 7- 8 điểm
Đạt 1/2 ý về nội dung, kỹ năng đảm bảo: 5-6 điểm
Đạt 1/3 số ý nội dung, kỹ năng còn non: 3- 4 điểm
Bài viết còn chung chung, sơ sài : 1-2 điểm
 ( Các mức điểm còn lại giám khảo tự chiết)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSG ngu van.doc