Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 vòng I năm học 2011 – 2012 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 vòng I năm học 2011 – 2012 môn thi: Ngữ Văn

Câu 1 ( 3.0 điểm):

Từ lời thoại của nhân vật cai lệ và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích dưới đây:

 “ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?”

( Ngô Tất Tố)

em hãy cho biết:

a) Vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại.

b) Xét về phương châm lịch sự thì:

- Nhân vật nào tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự tuân thủ.

- Nhân vật nào không tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự không tuân thủ.

c) Nhân vật đã thể hiện nét tính cách nào từ sự không tuân thủ phương châm lịch sự?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 vòng I năm học 2011 – 2012 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 VÒNG I
NĂM HỌC 2011 – 2012
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể giao đề)
Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Từ lời thoại của nhân vật cai lệ và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích dưới đây:
 “ Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?”
( Ngô Tất Tố)
em hãy cho biết:
a) Vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại.
b) Xét về phương châm lịch sự thì: 
- Nhân vật nào tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự tuân thủ.
- Nhân vật nào không tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự không tuân thủ.
c) Nhân vật đã thể hiện nét tính cách nào từ sự không tuân thủ phương châm lịch sự?
Câu 2 (3.0 điểm): 
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
“ Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
( Khi con tu hú – Tố Hữu)
Câu 3 ( 4.0 điểm): 
Đằng sau phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ.
 hết .
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ TH THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG 1 CẤP HUYỆN 
 NĂM HỌC 2011 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang )
A. YÊU CẦU CHUNG
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
 - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể .
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
 - Điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25 điểm.
 B. YÊU CẦU CHI TIẾT
Câu 1 ( 3.0 điểm): 
Cần xác định được:
Vai xã hội của các nhân vật:
+ Nhân vật cai lệ: vai trên => 0.5 điểm
+ Nhân vật chị Dậu: Vai dưới => 0.5 điểm
Xét về phương châm lịch sự:
+ Nhân vật tuân thủ: chị Dậu => 0.5 điểm; biểu hiện: Từ ngữ xưng hô: “ cháu” – “ ông”, lời lẽ: van xin => 0.25 điểm ( thí sinh có thể diễn đạt bằng những từ ngữ khác, miễn là hợp lý).
+ Nhân vật không tuân thủ: cai lệ => 0.5 điểm; biểu hiện: Từ ngữ xưng hô: “ông” – “ mày”, lời lẽ: chửi mắng, doạ dẫm => 0.25 điểm ( thí sinh có thể diễn đạt bằng những từ ngữ khác, miễn là hợp lý).
c) Sự không tuân thủ phương châm lịch sự ấy đã góp phần thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật: hách dịch, nhẫn tâm, độc ác=> 0.5 điểm ( thí sinh có thể diễn đạt bằng những từ ngữ khác, miễn là hợp lý). 
Câu 2 (3.0 điểm): 
1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Về kiến thức: 
Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ đã cho. Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
+ Tín hiệu hè về đã khơi dậy cảm xúc của nhân vật trữ tình để rồi khung cảnh mùa hè trong tâm tưởng được hiện ra.
+ Khung cảnh mùa hè được khắc hoạ qua âm thanh, màu sắc, hình ảnh, hương vị, đường nét Đó là một bức tranh mùa hè rộn rã, tươi vui, đầy sức sống
+ Đằng sau bức tranh mùa hè là tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do của nhân vật trữ tình. Đó cũng là tình yêu, khát vọng của nhà thơ Tố Hữu.
b. Về kỹ năng: 
 - Có kỹ năng xác định yêu cầu của đề, biết làm một đoạn văn kiểu cảm nhận thông qua việc trình bày những suy nghĩ, đánh giá, bàn luậnmang đầy cảm xúc chủ quan của bản thân về đoạn thơ đã cho.
- Viết được đoạn văn với bố cục hợp lý: có mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
 - Biết đặt đoạn thơ trong mối quan hệ với chỉnh thể bài thơ để trình bày sự cảm nhận.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm 
 	- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 2.0 điểm. 
 	- Trình bày được suy nghĩ, đưa ra được những đánh giá theo yêu cầu của đề nhưng văn viết thiếu cảm xúc và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả => 1.5 điểm.
+ Nội dung bài viết sơ sài => 1.0 điểm. 
Lưu ý: -Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
 - Thí sinh có thể có những cảm nhận và có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý. 
 - Nếu thí sinh sa vào trình bày cảm nhận chung về bài thơ nhưng trong đó vẫn có nội dung về đoạn thơ đã cho thì tùy trường hợp cụ thể giám khảo không cho quá 1/2 số điểm của câu. 
+ Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu. 
Câu 3 ( 4.0 điểm):
 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau đây:
a. Về kiến thức:
Nắm vững kiểu bài nghị luận chứng minh và xác định được vấn đề nghị luận: tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ được toát lên từ phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”. Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Hiểu biết của thí sinh về nhân đạo 
- Biểu hiện của tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ từ phẩm chất và số phận của Vũ Nương:
+ Từ phẩm chất của nhân vật Vũ Nương ( ), Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ sự khẳng định, trân trọng, ca ngợi đối với nhân vật.
+ Từ số phận của nhân vật ( ), tấm lòng nhân đạo của nhà văn được thể hiện:
* Thấu hiểu, xót thương, đồng cảm trước bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Phê phán, lên án thói ghen tuông mù quáng, thói vũ phu tàn bạo trong quan hệ gia đình.
* Tố cáo gay gắt xã hội phong kiến 
* Bài học sâu sắc được gửi gắm từ bi kịch của cuộc đời Vũ Nương
b. Về kỹ năng:
- Viết được bài văn nghị luận với bố cục hoàn chỉnh, sáng rõ.
- Biết kết hợp nhiều phép lập luận khi làm bài: chứng minh, giải thích, bình luận 
- Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm 
 	- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 3.0 điểm. 
 	- Trình bày được suy nghĩ, đưa ra được những đánh giá theo yêu cầu của đề nhưng văn viết thiếu cảm xúc và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả => 2.0 điểm.
+ Nội dung bài viết sơ sài => 1.0 điểm. 
Lưu ý:
 - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
 - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận và cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý. 
 - Nếu thí sinh sa vào trình bày chung về tác phẩm hay về nhân vật Vũ Nương nhưng trong đó vẫn có nội dung về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ thì tùy trường hợp cụ thể giám khảo không cho quá 1/2 số điểm của câu. 
+ Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu. 
 hết .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Dap an HSG khoi 9.doc