Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: Ngữ văn lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: Ngữ văn lớp 9

Phần I.( 4 điểm )

“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

 Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. “

 ( Đồng chí- Chính Hữu )

Câu1. ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?

A. Tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự

 C. Miêu tả, thuyết minh D. Biểu cảm, nghị luận

 2. Nội dung các câu thơ trên nói về điều gì?

A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận

B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình

C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính

D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội.

 3. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ được hiểu như thế nào?

A. Giếng nước gốc đa cũng nhớ người ra trận

B. Người ở nhà nhớ người ra trận

C. Người ra trận và người ở lại luôn hướng về nhau.

D. Cả quê hương dõi theo người ra trận

 4. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ, nhân hoá B. Điệp ngữ, ẩn dụ

C. Nói quá, chơi chữ D. So sánh, ẩn dụ.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2006-2007
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian: 120 phút
Phần I.( 4 điểm ) 
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. “
 ( Đồng chí- Chính Hữu )
Câu1. ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự
 C. Miêu tả, thuyết minh D. Biểu cảm, nghị luận
 2. Nội dung các câu thơ trên nói về điều gì?
A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận
B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình
C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính
D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội.
 3. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ được hiểu như thế nào?
A. Giếng nước gốc đa cũng nhớ người ra trận
B. Người ở nhà nhớ người ra trận
C. Người ra trận và người ở lại luôn hướng về nhau.
D. Cả quê hương dõi theo người ra trận
 4. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì?
a. ẩn dụ, nhân hoá B. Điệp ngữ, ẩn dụ
C. Nói quá, chơi chữ D. So sánh, ẩn dụ.
Câu 2.( 2 điểm ) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phần II. ( 6 điểm ).
 Bằng hình ảnh ánh trăng hiện ra đột ngột giữa khung cảnh thành phố, bài thơ như một lời tự nhắc của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
 Qua bài thơ “ ánh trăng “ của Nguyễn Duy( Ngữ văn 9, tậpI), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Hướng dẫn chấm bài thi
Chọn học sinh giỏicấp huyện năm 2006-2007
Môn: Ngữ văn 9
phần I.( 4 điểm )
Câu1. ( 2 điểm ) học sinh trả lời đúng mỗi ý 0,5 điểm.
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
B
3
C
2
D
4
A
Câu2. ( 2 điểm ). Học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng nói chung phải đạt được những ý sau:
 - Đoạn thơ làm hiện lên hình ảnh người nông dân mặc áo lính gửi ruộng nương, bỏ lại gian nhà trống trải , chưa cần tu sửa để ra đi cứu nước.Từ “ mặc kệ “ diễn tả sự mạnh mẽ dứt khoát, sẵn sàng ra đi cứu nước. ( 1 điểm )
 - Những hình ảnh nhân hoá ẩn dụ: “bến nước, gốc đa” “ nhớ “ thể hiện tình cảm của quê hương với anh và của anh với quê hương: nhớ thương gắn bó...( 1 điểm )
Phần II. (6 điểm ).
A. Yêu cầu chung:
 - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Chữ viết sạch sẽ rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể:
 -Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song, bài viết đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài: (1 điểm )
 - Có lời dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ :ánh trăng. (0,5 điểm)
 - Nêu khái quát giá trị của bài thơ và dẫn lời nhận xét.(0,5 điểm)
2. Thân bài: ( 4 điểm ).Học sinh phân tích bài thơ để làm sáng tỏ lời tự nhắc của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
a. Những kỷ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng( 2 khổ thơ đầu ).(1,5 điểm)
 - Quá khứ tuổi thơ của tác giả gắn bó gần gũi với thiên nhiên, với đồng với sông với bể.Hồi chiến tranh gắn bó với vầng trăng tri kỉ tình nghĩa. Nghệ thuật nhân hoá, khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong khó khăn gian khổ của cuộc sống nơi núi rừng cùng chiến tranh. Tình bạn giữa trăng và người lính gắn bó sâu nặng đằm thắm như những người bạn tri âm tri kỷ. Trăng như hiểu được tình cảm con người.(1 điểm) 
 - Trong quá khứ trăng còn mang một vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ: “Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ“ .Trăng và người lính như có sự đồng cảm, sẻ chia: tình nghĩa bền vững mãi mãi.(0,5 điểm)
b. ánh trăng trong sự lãng quên. ( 3 khổ thơ tiếp theo). Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng khi chiến tranh đã kết thúc, người lính trở về với cuộc sống đời thường được 3 năm.( 1,5 điểm)
 - Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang “ ánh điện cửa gương “ lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp. Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn.( 0,5 điểm)
- Sự xuất hiện đột ngột, tự nhiên của trăng trong bối cảnh đèn điện tắt: “ Thình thình đèn điện tắt “ gợi bao kỷ niệm nghĩa tình: “ Đột ngột vầng trăng tròn “. Trăng vẫn đến với người bằng tình cảm tràn đầy nguyên vẹn, thuỷ chung. Con người có thể quay lưng với quá khứ còn trăng vẫn vậy, vẫn đánh thức tâm hồn họ.
ánh trăng đánh thức những kỷ niệm quá khứ- đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức lại những gì con người lãng quên.(0,5 điểm)
 - Cảm xúc, nỗi niềm rưng rưng trào dâng trong lòng tác giả với những kỷ niệm về những năm tháng gian lao của người lính đã từng gắn bó với thiên nhiên đất nước.(0,5 điểm)
c. ánh trăng và suy ngẫm của tác giả. ( khổ thơ cuối )(1 điểm)
 - Trăng cứ tròn vành vạnh, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Trăng không thay đổi, vẫn tràn đầy vẹn nguyên , thế mà bị con người lãng quên.(0,5 điểm)
 - Từ sự im lặng: “ánh trăng im phăng phắc “ như một nhân chứng nghĩa tình nghiêm khắc nhắc nhở con người phải day dứt, trăn trở để nhìn lạị chính mình, tìm lại mình, tìm lại những điều lãng quên trong quá khứ, một quá khứ đẹp và bất diệt.(0,5 điểm)
3. Kết luận.( 1 điểm ).
 - Khẳng định giá trị bài thơ:( 0,75 điểm )
+ Nghệ thuật:Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi trảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga tha thiết, khi thì thầm lặng suy tư, sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm...
+Nội dung: Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. 
- Liên hệ mở rộng.(0,25 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi Dap an HSG cap Huyen.doc