Câu 1 (3điểm): Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau?
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
Câu 2 (7điểm): Phát biểu với học sinh Liên Xô (trước đây), đồng chí Ki-li-nin nói: “Nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên chúng ta thể hiện ở chỗ chăm chỉ học tập”.
Với tư cách là một học sinh, em hãy bình luận ý kiến trên.
PHỊNG GD&ĐT BÙ ĐỐP ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008 - 2009 MƠN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút (khơng kể thời gian phát đề) Câu 1 (3điểm): Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau? “Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.” Câu 2 (7điểm): Phát biểu với học sinh Liên Xô (trước đây), đồng chí Ki-li-nin nói: “Nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên chúng ta thể hiện ở chỗ chăm chỉ học tập”. Với tư cách là một học sinh, em hãy bình luận ý kiến trên. HẾT PHỊNG GD&ĐT BÙ ĐỐP ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008 - 2009 MƠN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 150 phút (khơng kể thời gian phát đề) Câu 1 (3điểm): Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau? “Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.” Câu 2 (7điểm): Phát biểu với học sinh Liên Xô (trước đây), đồng chí Ki-li-nin nói: “Nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên chúng ta thể hiện ở chỗ chăm chỉ học tập”. Với tư cách là một học sinh, em hãy bình luận ý kiến trên. HẾT HƯỚNG DÂN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008 – 2009 MƠN: NGỮ VĂN 9 Câu 1: (3đ) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: - Đổi trật tự cú pháp: (2đ ) *Ở phạm vi câu: + Câu 1 và 2 câu văn tả cảnh: Vị ngữ là hai từ láy gợi hình: “lom khom”, “lác đác” đưa lên đầu câu có tác dụng vẽ lên một cảnh tượng hoang vắng, con người hiện lên thưa thớt, nhỏ nhoi, hầu như chìm lắng vào cái hắt hiu, vắng vẻ của cảnh chiều tà. + Câu 3 và 4 vẫn tả cảnh: Tác giả lấy âm thanh của tiếng chim cuốc và âm thanh của tiếng chim đa đa để tả nỗi lòng. Tác giả đưa vị ngữ “nhớ nước”, “thương nhà” lên đứng ở đầu câu để nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước, thương nhàcủa mình. * Ở phạm vi cụm từ: + Cụm danh từ: “tiều vài chú”ù lẽ ra là vài chú tiều. “chợ mấy nhà” lẽ ra là mấy nhà chợ. + Cụm động từ: hai câu 3 và 4 động từ được tỉnh lược (kêu), cụm động từ chỉ còn thành tố phụ( đau lòng, mỏi miệng) - Tác giả còn sử dụng nghệ thuật chơi chữ rất tài tình: “quốc” là nước, đồng âm với “quốc” là chim cuốc, “gia” là nhà, đồng âm với “gia” là chim đa đa(1đ) Câu 2: (7 đ) Yêu cầu bài làm. *Yêu cầu chung. - Bài làm đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Ngôn ngữ trong sáng, hành văn mạch lạc. - Trình bày sạch đẹp, bài viết sáng tạo. - Sử dụng dẫn chứng xác thực, thuyết phục. - Khẳng dịnh việc chăm chỉ học tập là nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên nói chung và cũng là nhiệm vụ yêu nước của học sinh ngày nay. - Nêu rõ tác dụng của lời dạy đó đối với học sinh Việt Nam. *Yêu cầu cụ thể. a. Mở bài: (1đ) - Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân đối với Tổ Quốc. - Giới thiệu câu nói của đồng chí Ki-li-nin, nêu rõ tác dụng của lời dạy đó đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. b. Thân bài: (5đ) - Khẳng định “Nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên chúng ta thể hiện ở chỗ chăm chỉ học tập” là hoàn toàn đúng.(1đ) - Yêu nước là đem tài năng, sức lực ra để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. (1đ) - Muốn xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, mỗi người phải co ùsức khoẻ, có tài năng, có tư tưởng và tình cảm đúng đắn. (1đ) - Vì thế phải chăm chỉ học tập, ra sức học tập nghiên cứu khoa học - kĩ thuật. (1đ) + Chăm chỉ học tập phải thể hiện bằng hành động cụ thể: Có động cơ học tập đúng đắn; bỏ nhiều công sức, nhiều thời giờ, kiên trì học tâp; có phương pháp học tập tốt. + Phê phán những quan niệm và thái độ học tập sai của học sinh: lười học; học vì lợi ích cá nhân; học cầm chừng, thiếu nỗ lực vươn lên. - Cho một vài dẫn chứng minh hoạ: trong thực tế hoặc trong thơ văn. (1đ) c. Kết bài: - Nêu tác dụng lời dạy của Ka-li-nin đối với học sinh: + Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ trước mắt. + Bất cứ trên cương vị xã hội nào cũng phải tiếp tục học tập. BIỂU ĐIỂM Điểm 6 – 7: Bài viết có bố cục rõ ràng, đúng yêu cầu trên, có sự sáng tạo, không sai lỗi chính ta.û Điểm 4 – 5: Bài viết có bố cục, đúng yêu cầu, sai sót một vài lỗi chính tả Điểm 2 – 3: Bài viết lủng củng, thiếu một vài ý, bố cục chưa rõ ràng Điểm 0 – 1: Bài viết chưa đúng yêu cầu, lạc đề, lủng củng, bỏ giấy trắng * Đáp án mang tính chất tham khảo, giáo viên linh động chấm.
Tài liệu đính kèm: