Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ Văn (đề dự bị)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ Văn (đề dự bị)

Câu 1. (3 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro, em biết không?

(Vũ Quần Phương. Áo đỏ )

Câu 2. (5 điểm) Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Câu 3. (12 điểm) Nhận xét về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, có ý kiến cho rằng: “Đầu tiên là ấn tượng làm người ta nể trọng, sau đó làm ta nghi ngờ, khinh bỉ để rồi cuối cùng bộc lộ cái bản chất lưu manh vô học, con buôn lọc lõi, vô nhân tính”.

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008 – 2009 môn: Ngữ Văn (đề dự bị)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKR’LẤP	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 	PGD & ĐT	 NĂM HỌC 2008 – 2009
	 MÔN : NGỮ VĂN 
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ DỰ BỊ
Câu 1. (3 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương. Áo đỏ )
Câu 2. (5 điểm) Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
Câu 3. (12 điểm) Nhận xét về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, có ý kiến cho rằng: “Đầu tiên là ấn tượng làm người ta nể trọng, sau đó làm ta nghi ngờ, khinh bỉ để rồi cuối cùng bộc lộ cái bản chất lưu manh vô học, con buôn lọc lõi, vô nhân tính”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Hết.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
-Các từ đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật có liên quan đến lửa. Các từ đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa làm anh say đắm, ngất ngây ( đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng)
- Ngoài việc dùng các từ cùng trường từ vựng, bài thơ còn dùng những cặp từ ngữ đối lập như: cây xanh – ánh hồng; em đi – anh đứng
àNhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
Câu 2.Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình
Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối)
Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
Câu 3. Học sinh trình bày được:
Về nội dung: phân tích được tính cách, bản chất Mã Giám Sinh:
+ Lai lịch bất minh, bịp bợm ( giả danh sinh viên Quốc tử giám đi hỏi vợ nên dễ làm người ta nhầm lẫn, nể trọng) 
+ Thô lỗ, vô học ( qua tả cách xưng hô, ngoại hình, phong thái, cử chỉ, hành động)
+ Con buôn ti tiện, lọc lõi (ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ, cò kè bớt một thêm hai)
+ Vô nhân tính : xem người con gái tài sắc Thúy Kiều chỉ là món hàng không hơn, không kém
Về nghệ thuật: 
+ Phân tích được nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của tác giả
+ Thấy được ngôn ngữ, cách ngắt nhịp, nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ đặc sắc của tác giả
UBND HUYỆN ĐĂKR’LẤP	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008 – 2009
 PHÒNG GD & ĐT	 MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ DỰ BỊ
I. TRẮC NGHIỆM
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng. Ví dụ: Câu 1: A
Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? 
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền
Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến
Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa tới nay
Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước tới nay
Câu 2. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nói về những nhân vật nào?
Thúy Kiều và Kim Trọng 	B.Thúy Kiều và Vương Quan 
C. Thúy Kiều và Thúy Vân	D.Thúy Kiều và Từ Hải
Câu 3. Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời kì nào?
Trước cách mạng tháng Tám	B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mĩ	D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
Câu 4. Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A. Công việc vất vả, nặng nhọc	B. Cuộc sống thiếu thốn
C. Thời tiết khắc nghiệt	D. Sự cô đơn, vắng vẻ
Câu 5. Câu: Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học vi phạm phương châm hội thoại nào ?
 	A. Phương châm về chất	B. Phương châm về lượng
 	C. Phương châm quan hệ	D. Phương châm cách thức
Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
	A. Đèn điện	B. Thình lình
	C. Rưng rưng	D. Vành vạnh
Câu 7. Câu thơ nào chứa từ tượng thanh ?
 	A. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
	B. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long
	C. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
	D. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Câu 8. Câu thơ “ Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
 	A. Vẻ đẹp của đôi mắt	B. Vẻ đẹp của làn da
 	C. Vẻ đẹp của mái tóc	D. Vẻ đẹp của dáng đi
Câu 9. Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của việc vua Quang Trung dẫn ra những tấm gương anh hùng dân tộc trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An?
 	A. Thể hiện niềm tự hào của Quang Trung đối với những con người đó
 	B. Thể hiện sự am hiểu về lịch sử dân tộc của Quang Trung
	C. Nói lên truyền thống chống giặc ngọai xâm của dân tộc ta từ xưa 
	D. Thể hiện khao khát của Quang Trung muốn lập chiến công như những vị anh hùng đó
Câu 10. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” trong bài thơ Ánh trăng tượng trưng cho điều gì?
 	A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy	B. Quá khứ đẹp đẽ, không phai mờ
 	C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn 	D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng
Câu 11. Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì ?
A. Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình
B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện
C. Để thể hiện nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ
D. Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông
Câu 12. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?
	A. Dấu ngoặc đơn	B. Dấu gạch ngang
	C. Dấu ngoặc kép	D. Dấu hai chấm
II. TỰ LUẬN 
Câu 13. Tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân ( khoảng 7 câu).
Câu 14. Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu .
Hết
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 9
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Từ câu 1 đến câu 12 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ/a
A
C
B
D
B
A
C
A
C
B
C
B
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 13 (2 đ):
-Nội dung ( 1đ): tóm tắt được nội dung chính của truyện ngắn Làng 
-Hình thức ( 1đ): viết đúng kiểu tóm tắt văn bản tự sự ( khoảng 7 câu ). Viết liền mạch, ý lưu loát không mắc lỗi dùng từ, không sai chính tả .
Câu 14 (5 đ):
-Nội dung( 3,5đ) : 
+Giới thiệu tác giả Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và nêu khái quát về bài thơ Đồng chí (0,5 đ)
+Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ Đồng chí: vẻ đẹp chân thực, bình dị về tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp (2đ)
+Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ: cách dung từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc( 1đ)
-Hình thức( 1,5 đ) : 
+Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học. 
+Hành văn mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, không sai chính tả.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe DB HSG 08-09.doc