Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng thi thứ 2 - Môn: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao nhận đề)

Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng thi thứ 2 - Môn: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao nhận đề)

Câu 1. (4 điểm)

Trình bày các loại biến dị di truyền? Vì sao những loại biến dị này lại di truyền được cho thế hệ sau?

Câu 2. (4 điểm)

Nghiên cứu sự di truyền của một số bệnh ở người, người ta thu được các sơ đồ phả hệ như sau:

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1080Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện vòng thi thứ 2 - Môn: sinh học 9 thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN QUỲ HỢP	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 PHÒNG GD & ĐT	 Vòng thi thứ 2 - Môn: Sinh học 9
	 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao nhận đề)
Đề chính thức
Câu 1. (4 điểm)
Trình bày các loại biến dị di truyền? Vì sao những loại biến dị này lại di truyền được cho thế hệ sau?
Câu 2. (4 điểm)
Nghiên cứu sự di truyền của một số bệnh ở người, người ta thu được các sơ đồ phả hệ như sau:
	 1.	 2.
P
F1
F2
Trong đó:	 Nữ bình thường Nữ bị bênh
 Nam bị bệnh Nam bình thường
a. Xác định kiểu gen của mỗi người trong các sơ đồ trên. Biết sơ đồ 1, bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Sơ đồ 2, bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính Y
b. Em có nhận xét gì về sự di truyền của gen nằm trên NST X và gen nằm trên NST Y
Câu 3. (5 điểm)
Một cặp gen dị hợp có chiều dài bằng nhau và có tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit là 5996.
- Gen trội B quy định hạt tròn có 1900 liên kết hiđrô.
- Gen lặn b quy định hạt dài có hiệu số giữa Ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 10% số nuclêôtit của gen. Cho cây P chứa cặp gen dị hợp trên tự thụ phấn. Trong số các cây F1 thấy có cây chứa 1000 Xitôzin.
Tìm số lượng từng loại nuclêôtit trong gen B và gen b?
Xác định số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi lợi hợp tử F1?
mARN được tổng hợp từ gen B tham gia quá trình giải mã. Tính số axit amin có trong một phân tử prôtêin được tạo thành từ quá trình giải mã đó?;
Câu 4. (4 điểm)
Cho F1 lai với 3 cá thể khác để xét tính trạng hình dạng quả thu được kết quả như sau:
- Với cá thể thứ nhất: thu được 24 cây có quả dẹt, 32 cây có quả tròn và 8 cây có quả dài
- Với cá thể thứ hai: thu được 16 cây có quả dẹt, 32 cây có quả tròn và 16 cây có quả dài
- Với cá thể thứ ba: thu được 36 cây có quả dẹt, 24 cây có quả tròn và 4 cây có quả dài
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên? Biết gen quy định hình dạng quả nằm trên NST thường
Câu 5. (3 điểm)
Một hợp tử của người tiến hành nguyên phân một số lần liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp 705 NST đơn. Trong quá trình nguyên phân đó người ta đếm được có tổng số 30 tế bào từng xuất hiện.
a. Xác định bộ NST hợp tử.
b. Cho ví dụ về một cá thể mạng bộ NST như trên? Nêu đặc điểm của cá thể đó?
c. Sự hình thành bộ NST của hợp tử trên theo cơ chế nào?
Hết (đề có 02 trang)
SBD:.
UBND HUYỆN QUỲ HỢP	ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 PHÒNG GD & ĐT	 Vòng thi thứ 2 - Môn: Sinh học 9
	 Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao nhận đề)
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
Ý 1
Các loại biến dị di truyền:
- BD tổ hợp: Là loại BD do sự sắp xếp lại các tính trạng đã có ở thế hệ bố mẹ.
- Đột biến gen: Là những thay đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay một số cặp Nu, xảy ra ở 1 hay 1 số vị trí nào đó trên AND. Thường có các dạng: Mất 1 hay 1 số cặp Nu; thêm 1 hay 1 só cặp Nu
- Đột biến NST: có 2 dạng.
+ Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi về cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn,)
+ Đột biến số lượng NST: là những biến đổi về số lượng NST. Có 2 dạng
Thể dị bội: là dạng đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hay 1 số cặp NST bị thay đổi số lượng
Thể đa bội: là dạng đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Ví dụ: 3n, 4n
0.5
1.0
0.5
0.5
0.25
0.25
Ý 2
Các loại BD này di truyền được vì đều là những thay đổi trong vật chất di truyền
1.0
Câu 2
Sơ đồ 1: Ký hiệu gen gây bệnh là a, gen không gây bệnh là A
Bố bị bệnh, KG: XaY; Mẹ không bị bệnh, có thể có 2 KG: XAXA; XAXa
Con trai F1 không bị bệnh, KG: XAY 
Con gái F1 không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên KG phải là: XAXa
Con trai F2 bị bệnh, KG: XaY
Con gái F2 không bị bệnh, KG: XAXA; XAXa 
Sơ đồ 2: Bố bị bệnh, nên KG: XYa
Mọi người con gái trong sơ đồ đều có KG: XX
Con trai F1 bị bệnh, KG: XYa
Con trai F2 bị bệnh, KG: XYa
1.5
1.5
Gen mằm trên NST X di truyền chéo: Bố truyền cho con gái, con gái truyền cho cháu trai
Gen mằm trên NST Y truyền thẳng: Bố truyền cho con trai, con trai truyền cho cháu trai
1.0
Câu 3
Tìm số luợng từng loại Nu của gen B và b
Gọi N là số Nu của mỗi gen, theo bài ra ta có: 2. (2N-2) = 5996. Vậy N = 1500 Nu
- Gen trội B có: 2A + 3G = 1900
 2A + 2G = 1500
Giải ra ta có X = G = 400 Nu
A = T = 1500/2 – 400 = 350 Nu
- Gen lặn b có: A – G = 10%
 A + G = 50%
Giải ra ta có A = 30%
A = T = 30%.1500 = 450 Nu
G = X = 1500/2 – 450 = 300 Nu
Số lượng từng loại Nu trong mỗi hợp tử F1:
- Cây F1 đã cho có 1000 X, vậy ta có: X = 1000 = 400 + 2.300 = Xgen B+ 2.Xgenb. Như vậy F1 có KG Bbb nên trong 2 cây P đã có đột biến số lượng NST trong giảm phân.
- Sơ đồ minh họa:
P: Bb x Bb
GP: Bb, 0 B, b
F1: BBb, Bbb,B0, b0
- Hợp tử BBb có: A = T = 350.2 + 450 = 1150 Nu
 G = X = 400.2 + 300 = 1100 Nu
- Hợp tử Bbb có: A = T = 350 + 450.2 = 1250 Nu
 G = X = 400 + 300.2 = 1000 Nu
- Hợp tử B0 có: A = T = 350 Nu
 G = X = 400 Nu
- Hơp tử b0 có: A = T = 450 Nu
 G = X = 300 Nu
Số a xit amin trong phân tử prôtêin = số bộ ba trên mARN – 2
Số bộ ba trên mARN = NARN/3 = NADN/2.3 = 1500/6 = 250 bộ ba
Vậy số aa có trong phân tử Pr là: 250 – 2 = 248 aa
0.5
1.0
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
Câu 4
- Xét trường hợp F 1 lai với cá thể thứ 3: F2 thu được tỷ lệ: 36 quả dẹt : 24 quả tròn : 4 quả dài = 9:6:1, là tỷ lệ của quy luật tác động qua lại giữa 2 gen kiểu bổ trợ, F2 cho 16 tổ hợp, suy ra F1 của cơ thể thứ 3 đều dị hợp 2 cặp gen: AaBb
Sơ đồ lai: 
F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab; AB, Ab, aB, ab
F2: KG: 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb
 KH: 9 quả dẹt; 6 quả tròn, 1 quả dài
Quy ước: 9A-B-: quả dẹt; 3A-aa, 3aaB-: quả tròn; 1 aabb: quả dài
- Xét trường hợp F1 lai với cá thể thứ nhất: F2 thu được tỷ lệ: 24 quả det : 32 quả tròn : 8 quả dài = 3:4:1, F2 có 8 tổ hợp, mà F1 cho 4 giao tử còn cơ thể lai thứ nhất cho 2 giao tử dị hợp 1 cặp gen có kiểu gen Aabb hoặc aaBb
+ Trường hợp 1: 
F1: AaBb x Aabb
GF1: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F2: KG: AABb, AaBb, AAbb, Aabb, AaBb, aaBb, Aabb, aabb
 KH: 3 quả det; 4 quả tròn; 1 quả dài
+ Trường hợp 2:
F1: AaBb x aaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab aB, ab
F2: KG: AaBB, AaBb, AaBb,Aabb, aaBB, aaBb, aaBb, aabb
 KH: 3 quả det; 4 quả tròn; 1 quả dài
- Xét trường hợp F1 lai với cá thể thứ 2, F2 thu được tỷ lệ: 16 qả dẹt : 32 quả tròn : 16 quả dài = 1:2:1, F2 có 4 tổ hợp mà F1 cho 4 giao tử, còn cơ thể lai thứ 2 cho 1 giao tử kiểu gen phù hợp: aabb
 Sơ đồ lai: 
F1: AaBb x aabb
GF1: AB, Ab, aB, ab ab
F2: KG: AaBb, Aabb, aaBb, aabb
 KH: 1 quả det; 2 quả tròn; 1 quả dài
2.0
1.0
1.0
Câu 5
a
Gọi số lần nguyên phân là k (k nguyên dương)
Theo bài ra ta có: 2 (2k – 1) = 30, suy ra k = 4
Bộ NST của hợp tử là: 2n = 705/24 – 1 = 47
1.0
b
Hợp tử này thuộc loài người nhưng đột biến thêm 1 NST: Ký hiệu 2n + 1
Ví dụ: người bị bệnh Đao, có 3 NST ở cặp thứ 21. Đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu
1.0
c
Cơ chế: Do rối loạn trong giảm phân, 1 cặp NST không phân li, dẫn đến giao tử có cả 2 NST trong cặp đó. Giao tử này sẽ kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử 2n + 1 (học sinh trình bày bằng sơ đồ vẫn cho điểm tối đa)
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe, Dap an HSG vong II, NH 09-10 mon Sinh.doc