Câu 2 : ( 1 điểm )
Các thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học ?
a. Ăn không nên đọi, nói chẳng lên lời
b. Người khôn nói ít làm nhiều
Không như người dại nói nhiều nhàm tai
c. Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời
d. Nói hươu nói vượn
Câu 3 : ( 2 điểm )
Điền các từ và cụm từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho thích hợp ( Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, nhiệm vụ, cơ hội, điều kiện thuận lợi, thách thức, bảo vệ, chăm sóc, ra lời kêu gọi khẩn thiết, quan tâm đến vấn đề này ).
Mọi trẻ em trên thế giới đều có quyền được sống, được (ạ) và . (²)
Chúng tôi tham dự (³) để cùng nhau cam kết và (⁴) với toàn thể nhân loại hãy (⁵)
Hiện nay, quyền của trẻ em đang gặp những (⁶) lớn, nhưng cũng có những (⁷) cơ bản. Nắm lấy những (⁸) đó, chúng ta hãy thực hiện những (⁹) vì lợi ích của trẻ em.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Thời gian : 150 phút Câu 1 : ( 1 điểm ) Dựa vào kiến thức đã học về các phương châm hội thoại trong tiếng Việt để điền từ ngữ thích hợp vào ô trống trong sơ đồ sau. ( Chú ý : Học sinh kẻ sơ đồ vào bài làm và đền trực tiếp vào sơ đồ trong bài ). Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân Phương châm chi phối nội dung hội thoại Các phương châm hội thoại (1) (2) (3) (4) (5) Câu 2 : ( 1 điểm ) Các thành ngữ, tục ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học ? Ăn không nên đọi, nói chẳng lên lời Người khôn nói ít làm nhiều Không như người dại nói nhiều nhàm tai Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời Nói hươu nói vượn Câu 3 : ( 2 điểm ) Điền các từ và cụm từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho thích hợp ( Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, nhiệm vụ, cơ hội, điều kiện thuận lợi, thách thức, bảo vệ, chăm sóc, ra lời kêu gọi khẩn thiết, quan tâm đến vấn đề này ). Mọi trẻ em trên thế giới đều có quyền được sống, được (ạ)và .(²) Chúng tôi tham dự (³)để cùng nhau cam kết và (⁴)với toàn thể nhân loại hãy(⁵) Hiện nay, quyền của trẻ em đang gặp những (⁶)lớn, nhưng cũng có những(⁷)cơ bản. Nắm lấy những(⁸)đó, chúng ta hãy thực hiện những(⁹)vì lợi ích của trẻ em. Câu 4 : ( 2 điểm ) Cho các câu sau : Con bé đang bị sốt Cơn sốt giá dầu mỏ đã làm thị trường chao đảo. Cá sốt cà chua là một món ăn ngon nhiều người ưa thích Hãy chứng minh rằng từ “ sốt ” được dùng trong các trường hợp trên là biểu hiện về sự phát triển của từ vựng. Câu 5 : ( 2 điểm ) Gọi tên và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau : “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng” ( Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương ) Câu 6 : ( 2 điểm ) Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương ” theo em chi tiết nào có ý nghĩa quan trọng để cốt truyện phát triển một cách hợp lí lôgíc ? Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương qua chi tiết nghệ thuật đó ? Câu 7 : ( 10 điểm ) Bức tranh mùa xuân và nỗi niềm của con người trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”, ( Trích “ Truyện Kiều ” – Nguyễn Du. Ngữ Văn 9 – tập I ) Hướng dẫn chấm thi HS giỏi cấp huyện khối 9 Câu 1 : ( 1 điểm ) Điền lần lượt từ ( 1 ) đ ( 5 ) : Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. Câu 2 : ( 1 điểm ) Các câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại. Phương châm cách thức Phương châm về lượng Phương châm lịch sự Phương châm về chất ( Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm ) Câu 3 : ( 2 điểm ) : Điền từ ngữ (1) : Bảo vệ (6) : Thách thức (2) : Chăm sóc (7) : Điều kiện thuận lợi (3) : Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em (8) : Cơ hội (4) : Ra lời kêu gọi khẩn thiết (9) : Nhiệm vụ (5) : Quan tâm đến vấn đề này Câu 4 : ( 2 điểm ) Học sinh giải nghĩa các từ “ sốt ”được dùng trong các câu : Nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức bình thường do bệnh tật (0,5đ) Trạng thái tăng đột ngột của giá cả (0,5 đ) Cách chế biến một món ăn đạt yêu cầu nóng, sốt, khác với kho, sào (0,5 đ) Kết luận : Từ vựng không ngừng phát triển, một trong những biểu hiện là sự phát triển nghĩa của một từ thành từ nhiều nghĩa ( 0,5 điểm ) Câu 5 : ( 2 điểm ) - Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( tóc những hành tre ), ẩn dụ ( nước gương trong) so sánh ( tâm hồn – buổi trưa hè ). ( 1 điểm ) - Phân tích : ( 1 điểm ) + Vẻ đẹp của dòng sông quê hương với những nét thân thương, bình dị được diễn tả qua những hình ảnh gợi cảm, ngôn từ tự nhiên, không có sự trau chuốt ( xanh biếc – trong suốt – phẳng lặng của dòng sông, vẻ hiền hòa duyên dáng của hàng tre) + Vẻ đẹp của một tâm hồn rộng mở, muốn ôm trọn “ Mối tình của tuối trẻ ”một kỉ niệm đẹp, đằm thắm tựa “ Buổi trưa hè ” tỏa nắng lung linh. + Đoạn thơ là nỗi hoài niệm thiết tha của một hồn thơ suốt đời luôn gắn bó với quê hương. Câu 6 : ( 2 điểm ) - Chi tiết có ý nghĩa quan trọng giúp cốt truyện phát triển: Chi tiết chiếc bóng(0,5 đ) - Cảm nhận : + Là biểu hiện cảm động vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ rất thương con. Vũ Nương muốn trong tâm hồn thơ bé, non dại của con luôn có hình bóng của người cha ( 0,5 điểm ). + Mượn chiếc bóng để kí thác tình yêu thủy chung son sắc đối với Trương Sinh – một tình yêu rất riêng theo kiểu Vũ Nương. ( 0,5 điểm ) + Từ chi tiết đó, người đọc cảm thông cho cuộc sống cô đơn vò võ – một nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong thời phong kiến chiến tranh loạn lạc( 0,5 điểm) Câu 7 : ( 10 điểm ) : Yêu cầu cần đạt : - Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, trôi chảy, tổ chức sắp xếp ý khoa học hợp lí, lập luận có sức thuyết phục . - Đúng bố cục bài TLV ( Rõ ràng 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài ) - Bài viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, có chất văn. A. Mở bài : Giới thiệu đoạn trích, tác giả, nôị dung chính cần triển khai ( 1,5 điểm ) B. Thân bài : Bức tranh mùa xuân ( 4 điểm ) - Cảm nhận chung : Đoạn trích có không gian, thời gian, có thiên nhiên cảnh vật mùa xuân, có sinh hoạt, cuộc sống con người. Người đọc cảm nhận được vẻ sống động, bước chuyển của mùa xuân trong những thời điểm khác nhau ( Từ sáng sớm đến chiều tà ) dưới ngòi bút miêu tả tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của Nguyễn Du. Cụ thể : + Vẻ đẹp trong sáng, tươi mới, tinh khôi và tràn đầy sức sống của đất trời dù tiết xuân đã vào tháng 03 ( 1 điểm ) + Mùa xuân gắn với lễ hội : Tưng bừng, náo nhiệt, sôi động, đông vui . ( 1 điểm ) + Cảnh lúc chiều tà : Vẫn là những đường nét, hình ảnh tiêu biểu của mùa xuân. Bình lặng, êm dịu như ngưng lắng theo ánh hoàng hôn, song có vẻ tiêu sơ hui hắt. Cảnh sáng mùa xuân thì mở ra với bầu trời trong sáng, cả không gian no nê trong sắc xanh của cỏ, bước chân con người như phơi phới hòa điệu cùng mùa xuân, còn cảnh chiều tà thì khép lại như tiêu biến ( nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ, dòng nước nhỏ nằm gọn trong tầm mắt, còn bước chân con người thì thơ thẩn, hụt hẫng, nuối tiếc ( 2 điểm ) * Nỗi niềm con người ( 3 điểm ) - Chủ yếu phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong phần kết của đoạn trích : Buồn bã, vấn vương, đa cảm. ( 2 điểm ) - Tình cảm của tác giả : Ngay trong mùa xuân đẹp đẽ, Nguyễn Du đã kín đáo bộc lộ dự cảm xót xa về tương lai của Kiều ( 1 điểm ). C. Kết bài : ( 1,5 điểm ) - Khẳng định lại giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn trích - Bộc lộ được cảm nghĩ của cá nhân khi cảm nhận được cái hay của đoạn trích
Tài liệu đính kèm: