? Năm 2010 ( Canh Dần ) nước ta sẽ làm lễ kỷ niệm trọng đại gì ?
Câu 2 : ( 5,0 điểm )
Lập bảng về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ( từ 1858 – 1884 ) và quá trình đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân ta ?
Phßng GD& §T LôC NG¹N Trêng thcs T¢N HOA ®Ò THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 n¨m häc 2010 - 2011 Môn thi : Lịch sử Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) ---------------------------------------------- Câu 1 : ( 4 điểm ) Hãy hoàn thành đầy đủ các thông tiên vào cột tên nước, kinh đô, niên đại trong bảng sau : TT Triều đại Tên nước Kinh đô Niên đại 01 Ngô 02 Đinh – Tiền Lê 03 Lý 04 Trần 05 Hồ 06 Lê sơ 07 Nguyễn ? Năm 2010 ( Canh Dần ) nước ta sẽ làm lễ kỷ niệm trọng đại gì ? Câu 2 : ( 5,0 điểm ) Lập bảng về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ( từ 1858 – 1884 ) và quá trình đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân ta ? Thời gian Quá trình xâm lược của thực dân Pháp Hành động của nhân dân ta . . . a. Điền đầy đủ thông tin vào các cột : thời gian, quá trình xâm lược của thực dân Pháp, hành động của nhân dân ta ? b. So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp ? Câu 3 : ( 2,0 điểm ) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó ? Câu 4 : (3,0 điểm) Trình bày những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1925 ? Hoạt động nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người ? Câu 5 : ( 4,0 điểm) Hãy sắp xếp lại các sự kiện sao cho tương ứng với niên đại trong bảng kê dưới đây về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ( Thí sinh lập lại bảng ). THỜI GIAN TÊN SỰ KIỆN 31/12/ 2009 Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc 01/01/2010 Việt Nam kết thúc nhiệm kì ủy viên không thường trực hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 16/10/2007 Việt Nam đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN 07/11/2006 Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác Á – Âu ( ASEM ) 14/11/1998 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) 03/1996 Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 28/07/1995 Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ) 20/09/1977 Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN Câu 6 : ( 2,0 điểm ) Kể tên c¸c tæ chøc cña Liªn hîp quèc t¹i ViÖt Nam mµ em biÕt? ------- Hết ------- Phßng GD& §T LôC NG¹N Trêng thcs T¢N HOA H¦íNG DÉN CHÊM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 n¨m häc 2010 - 2011 Môn thi : Lịch sử Thêi gian: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) ---------------------------------------------- Câu 1: (4,0 điểm ) TT Triều đai. Tên nước Kinh đô Niên đại Điểm 01 Ngô Âu lạc Cổ Loa 938 0,5 02 Đinh – Tiền Lê Đại cồ Việt Hoa Lư 968 0,5 03 Lý Đại Việt Đại la – Thăng Long 1010 0,5 04 Trần Đại Việt Thăng Long 1226 0,5 05 Hồ Đại Ngu Tây Đô – Thanh Hóa 1400 0,5 06 Lê sơ Đại Việt Thăng Long 1428 0,5 07 Nguyễn Đại Việt Phú Xuân 1802 0,5 - Năm 2010 cả nước ta sẽ làm lễ kỷ niệm trọng đại 1000 năm Thăng Long - Hà Nội ( 0,5) Câu 2 : ( 5,0 điểm) a. Lập bảng về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh chống Pháp xâm lược của nhân dân ta ( 3,5đ ) mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Thời gian Quá trình xâm lược của thực dân Pháp Hành động của nhân dân ta 01/09/1858 Pháp đánh vào bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng) Quân dân ta đánh trả quyết liệt 02/ 1859 Pháp kéo vào Gia Định Quân ta chặn đánh địch ở đây 02/ 1862 Pháp chiếm Gia Định – Định Tường – Biên Hòa – Vĩnh Long Nhân dân ta đấu tranh mạnh mẽ 06/ 1862 Hiệp ước Nhâm Tuất kí kết, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì. Nhân dân độc lập kháng chiến 06/ 1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa 20/11/1873 Pháp đánh Hà Nội Nhân dân tiếp tục chống Pháp 1883 - 1884 Điều ước Hác – măng , Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt. b. So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân ta và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp : (1,5 ) * Nhân dân : (0,5 ) - Thái độ : Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta. - Hành động : + Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “ Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình Huế. * Triều đình :( 1,0 ) - Thái độ : + Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp. + Bỏ lỡ thời cơ để hành động. + Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ, vì quyền lợi của dòng họ mà bán rẻ dân tộc. - Hành động : + Kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862 để mất 3 tỉnh miền đông Nam kì. + 1867 để mất 3 tỉnh miền Tây Nam kì. + Đàn áp phong trào của nhân dân. + 1883 kí Hiệp ước Hác – măng, 1884 kí Hiệp ước Pa- tơ – nốt. Nền bảo hộ của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta. Câu 3: ( 2,0 điểm ) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó : - Các nhà yêu nước chống pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.(1,0 điểm ) - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. ( 1,0 điểm) Câu 4 : (3,0 điểm ) Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1925 ? hoạt động đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động cách mạng của người ? a. Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1925 ( mỗi sự kiện đúng được 0,25 điểm ) Thời gian Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 5/6/1911 Người rời bến nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. 18/6/1919 Người gởi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách đòi quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam 7/1920 Người đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin . Người nhận biết ngay đó là chân lý cách mạng. 12/1920 Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành quốc tế III, gia nhập Đảng cộng sản Pháp. 1921 Người cùng 1 số nhà lãnh đạo cách mạng thuộc địa ở Pari thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào thuộc địa. 1922 Người sáng lập ra báo “ Người cùng khổ” để truyền bá tư tưởng cách mạng vào thuộc địa, trong đó có Việt Nam. 6/1923 - 1924 Người từ Pháp đi Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội V của quốc tế cộng sản, tìm hiểu kinh nghiệm thành lập Đảng và thành lập chính quyền Xô viết. 12/1924 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 6/1925 Người mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu, đào tạo được hơn 200 cán bộ cách mạng. b. Sự kiện đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người ( 0,5 ) 12 – 1920 : Sự kiện này đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong hoạt động cách mạng của Người. Người từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đã đến với chủ nghĩa Mác Lê nin, đi theo con đường cách mạng vô sản . Câu 5 : (4,0 điểm ) Sắp xếp lại các sự kiện sao cho tương ứng với niên đại trong bảng kê dưới đây về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam : Thời gian Tên sự kiện Điểm 20/09/1977 Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc 0,5 28/07/1995 Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN 0,5 03/1996 Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác Á – Âu ( ASEM ) 0,5 14/11/1998 Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) 0,5 07/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) 0,5 16/10/2007 Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 0,5 31/12/2009 Việt Nam kết thúc nhiệm kì ủy viên không thường trực hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. 0,5 01/01/2010 Việt Nam đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN 0,5 Câu 6 : (2,0 điểm ) Häc sinh kÓ ®îc tªn cña 04 tæ chøc của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam (Mçi tæ chøc ®óng ®îc 0,5 ®iÓm) 1. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thuộc Liên Hợp Quốc ( FAO ) 2. Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên Hợp Quốc ( UNESCO ) 3. Tổ chức Quĩ nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF ) 4. Quĩ phát triển Liên Hợp Quốc cho phụ nữ ( UNIFEM )
Tài liệu đính kèm: