Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Hà Trung năm học 2008-2009 môn thi Ngữ văn – lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Hà Trung năm học 2008-2009 môn thi Ngữ văn – lớp 9

Câu 1: (3,0 điểm)

 Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:

Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

 Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:

 Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc .

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Hà Trung năm học 2008-2009 môn thi Ngữ văn – lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng Giáo dục và Đàotạo Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS 
 Hà Trung năm học 2008-2009
 Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Đề chính thức
 (Thời gian làm bài : 150 phút – Không kể thời gian giao đề)
 Họ và tên thí sinh :..SBD:
Câu 1: (3,0 điểm)
	Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?
Câu 2: (2,0 điểm)
 Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:
 Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc.
Câu 3: (3.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
 (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 4: (12 điểm)
 Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc. Đặc biệt tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong bài thơ “ Tình sông núi”, nhà thơ Trần Mai Ninh viết:
 Có mối tình nào hơn thế nữa
 Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
 Có mối tình nào hơn thế nữa
 Trộn hoà lao động với giang sơn
 Có mối tình nào hơn
 Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các văn bản biểu cảm hiện đại đã được học ở Ngữ văn lớp 9 - tập 1, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.
 Hết
Lưu ý: - Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm
	 	 - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Phòng GD và ĐT Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS 
 Hà Trung năm học 2008-2009
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn - lớp 9
Câu 1: (3,0 điểm)
	Học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó làm rõ giá trị một chi tiết có giá trị cả về nghệ thuật và nội dung trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương" (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - SGK Ngữ văn 9 tập 1)
1. Về nghệ thuật: (1,5 điểm)
Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn:
+ Cái bóng là biểu hiện của tình cảm yêu thương, lòng thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.
2. Về nội duing: (1,5 điểm)
	+ Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.
	+ Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường,
Yêu cầu đoạn văn phải có hành văn trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, có chất văn không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp mới đạt điểm tối đa.
Câu 2: (2,0 điểm)
 HS chỉ ra được 3 chỗ chưa chính xác trong đoạn văn giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của bạn:
 + Năm sinh- năm mất chữa lại là: ( 1765- 1820)
 + Tên chữ và tên hiệu chữa lại là : tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
 + Tên các tập đoàn phong kiến chữa lại là : các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn..
Câu 3: (3.0 điểm)
	Bài viết phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: 
- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng một cách liên tiếp trong suốt 4 câu thơ để nhấn mạnh cảm xúc sung sướng, hạnh phúc dào dạt, tràn ngập của nhân vật trữ tình.(1,0 điểm)
- Những hình ảnh so sánh chọn lọc, tiêu biểu, gợi cảm. (0.5 điểm)
- Hai câu đầu so sánh với các hình ảnh thiên nhiên nhấn mạnh ý trở về với nguồn cội là được hồi sinh, phát triển.	 (0,5 điểm)
- Hai câu thơ sau so sánh với con người: Trẻ thơ được uống sữa, được đưa nôi - sự gặp lại đúng lúc, đúng thời điểm như gặp lại nguồn sống, được tiếp thêm sức mạnh. Nhân dân là người mẹ vĩ đại nuôi sống tâm hồn, tình cảm nhân vật.(1.0 điểm)
 Câu 4: (12,0 điểm)
Bài làm yêu cầu đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, kết hợp nghị luận và biểu cảm, đúng chủ đề về tình yêu Tổ quốc trong các bài thơ hiện đại đã được học trong chương trình ngữ văn 9, tập 1.
Cụ thể:
1) Mở bài: (1,5 điểm)
- Vào bài tự nhiên, hấp dẫn, hướng người đọc vào vấn đề mà đề bài yêu cầu, trích dẫn được đoạn thơ của nhà thơ Trần Mai Ninh. (0,5 điểm)
- Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động, được thể hiện trong các bài thơ hiện đại ở chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1 (1,0 điểm).
2) Thân bài: (9,0 điểm) Cần nêu được các ý cơ bản sau:
a)Tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam trong chiến đấu: (4,5 điểm) 
 (Trong các bài: Đồng chí- Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật), với các biểu hiện cụ thể:
+ Họ trước hết là những người nông dân mặc áo lính. Khi quê hương bị giày xéo trước gót chân kẻ thù xâm lược, thì bằng tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc, họ đã bỏ lại tất cả ở quê nhà để ra đi chiến đấu, quét sạch bóng kẻ thù.(1,0 điểm)
( Dẫn chứng trong bài thơ Đồng chí)
 	 .Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng trăng treo.
+ Tình yêu đối với đất nước đã giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để sống và chiến đấu. (1,0 điểm)
+ Lí tưởng cao cả của họ là chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược, cho dù trên con đướng đó họ có thể gặp nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh: (1,0 điểm)
 Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
+ Như vậy, khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược thì tình yêu Tổ quốc của con người Việt Nam là: “ Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền”.(1,5 điểm)
b) Tình yêu Tổ quốc không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, con người Việt Nam cũng đã thể hiện được tình yêu thiết tha đối với đất nước thân yêu. (4,5 điểm)
 Đó là thứ tình yêu được thể hiện bằng những công việc, những tình cảm tuy lặng thầm nhưng không kém phần sâu sắc: (0,5 điểm)
 (Trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Bếp lửa- Bằng Việt, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm; ánh trăng- Nguyễn Duy)
+ Đó là niềm tự hào khi con người Việt Nam được làm chủ cả một vùng biển Đông rộng lớn, được ra khơi khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho Tổ quốc. Vì vậy dù công việc rất vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan, ra khơi trong tiếng hát hào hứng và say mê. (1,0 điểm) (dẫn chứng trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá)
+ Đó là hình ảnh người bà đáng kính tuy không trực tiếp lao động sản xuất nhưng đã trông cháu cho các con công tác để phục vụ cho đất nước (lấy dẫn chứng trong bài thơ Bếp lửa). 
(1,0 điểm)
+ Đó là người mẹ dân tộc Tà Ôi, tuy em Cu Tai còn nhỏ nhưng người mẹ ấy đã không quản ngại vất vả, lao động sản xuất để phục vụ cho đất nước. ( dẫn chứng trong bài thơ Khúc hát ru) 
(1,0 điểm)
+ Bài thơ ánh trăng: Sự giật mình thức tỉnh trước ánh trăng- nhân dân đất nước bình dị, độ lượng, bao dung, khi con người được sống trong hoà bình, đã vô tình lãng quên quá khứ.
(1,0 điểm)
c) Kết bài: (1,5 điểm)
Học sinh biết khép lại vấn đề một cách hợp lý, tương ứng với phần mở bài, có liên hệ thực tế hoặc nêu cảm nghĩ của bản thân. 
Chú ý: Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt khi chấm bài.
Cần đánh giá cao những bài làm sáng tạo, diễn đạt giàu cảm xúc, có chất văn.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
năm học 2010-2011.
 Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Thời gian:120 phút.
*Câu 1.(3 điểm):
Viết bài văn thuyết minh về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
*Câu 2.(7 điểm):
 Cảm nhận của em về hình tượng người lính qua ba tác phẩm: “Đồng chí”(Chính Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật), “ánh trăng”(Nguyễn Duy).
(Yêu cầu làm ngay sáng thứ năm nộp)
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
năm học 2010-2011.
 Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Thời gian:120 phút.
*Câu1(8 điểm):
 “ Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và cảm động tình yêu làng xóm,quê hương,đất nước của người nông dân Việt Nam”.Em hãy phân tích nhân vật ông Hai để làm sang tỏ nhận định trên.
*Câu 2(2 điểm):
 Cho hai câu thơ sau:
 “Mặt trời chan lí chói qua tim”
 Và “Mặt trời độibiển nhô mà mới”
 Hãy phân tích các biện pháp tu từ trong từng câu thơ đó.
(Yêu cầu làm ngay chiều thứ sáu nộp)
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
năm học 2010-2011.
 Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Thời gian:120 phút.
*Câu 1(5 điểm).
 Phân tích vẻ đẹp của người lính cách mạng qua đoạn thơ sau trích trong Đồng chí của Chính Hữu;qua đó phát biểu cảm nghĩ của em về những con người vượit qua gian khổ,chiến đấu quyên mình,sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
 “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng chán ướt mồ hôi
 áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
 Đêm nay rừng hoang sương muối 
 Đứng cnhj bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.”
 ( “Đồng chí”-Chính Hữu)
*Câu 2(5 điểm).
 Phân tích hình tượng nhân vật người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
(Yêu cầu làm ngay chiều chủ nhậtnộp)
Câu 1: Tập làm văn
 Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.
 - Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm giá con người, đồng tìh thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người
 - Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
 - Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
 - Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
 B- Thâ ... ở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”
 Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân vănđã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
 2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
 - Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
 + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
 + Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, cái én lìa đàn,” mà người chồng vẫn không động lòng.
 + Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
 à Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
 3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
 - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
 - Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.
 - Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được).
 4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
 - XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
 - Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 à Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông, XHPKVN thế kỉ XVI.
 C- Kết bài:
 - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độ phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
___________________________________________________________
Câu 2. Đoạn văn
 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu về nội dung:
 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
 b. Yêu cầu vê hình thức :
 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)
 Câu 3.
 Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
 Gợi ý :
I/ Tìm hiểu đề :
 - Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm có tính chất chung được nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
 - Nhưng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn iến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nước của nhân vật.
 - Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong sự giác ngộ cách mạng.
 - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhưng để phân tích được trọn vẹn, có thể trình bày lướt qua về nhân vật ở những đoạn khác.
II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài:
 - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
 - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B- Thân bài
 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
 a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
 - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
 - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
 b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
 - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật,” đã xong chưa?
 - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
 c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
 - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
 - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
 - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
 - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
 - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
 + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
 + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
 - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
 - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
 - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
 - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
 Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
 C- Kết bài:
 - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
 - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
_________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_ha_trung_nam_hoc_2008_2.doc