Đề thi chọn học sinh giỏi năm: 2008 - 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi năm: 2008 - 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 9

Câu 1 (2điểm):

Phân tích những biện pháp tu từ trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

Câu 2 (2điểm):

Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.

Câu 3 (8điểm):

Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

Câu 4 (8điểm):

Cảm nhận của em về khổ thơ sau:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi.

Tôi đưa tay tôi hứng”.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm: 2008 - 2009 môn thi: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT NINH THUẬN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LƠP 5- 9
 	 NĂM HỌC: 2008-2009
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 	MÔN THI: NGỮ VĂN
(Gồm 01 trang) 	 LỚP: 9
Thời gian làm bài: 150 phút.
(Không kể thời gian giao đề)
	ĐỀ:
Câu 1 (2điểm):
Phân tích những biện pháp tu từ trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 
Câu 2 (2điểm):
Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
Câu 3 (8điểm):
Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.
Câu 4 (8điểm):
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng”.
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ). 
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2 điểm):
 a. Điệp ngữ “không” trong câu 1:
- Xác định đúng tên gọi: 0,25 đ.
- Chỉ ra được 2 từ “không”: 0,25 đ.
- Tác dụng: nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất, làm nổi bật tâm hồn tự do, ung dung của Bác: 0,5 đ.
 b. Nhân hóa trong câu cuối:
- Xác định đúng tên gọi: 0,25 đ
- Chỉ ra được từ “nhòm” của trăng (0,25đ)
- Tác dụng: gợi lên sự gắn bó thân thiết tri âm tri kỷ giữa Bác và trăng (0,5đ).
Câu 2 (2 điểm):
Nguyễn Dữ: chưa rõ năm sinh năm mất, người tỉnh Hải Dương, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà, sống ẩn dật(1đ)
Truyền kỳ mạn lục:
- Viết bằng chữ Hán (0,25đ)
- Gồm 20 truyện ngắn (0,25đ)
- Nhân vật: phụ nữ đức hạnh gặp oan khuất hoặc trí thức bất mãn với thời cuộc (0,5đ)
Câu 3 (8 điểm):
- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội, bài có 3 phần, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy(2đ)
- Trung thực trong thi cử: tự giác làm bài, học bài, không quay cóp, không có thái độ gian dối (1đ)
- Chất lượng học tập đúng với năng lực. (1đ)
- Trung thực trong học tập là biểu hiện của việc hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không” của Bộ GD-ĐT nhằm chấn chỉnh việc thi cử để nâng cao chất lượng dạy và học. (1đ)
- Tác hại của việc thiếu trung thực trong học tập. (1đ)
- Trung thực trong học tập là đạo đức của học sinh. (1đ)
- Suy nghĩ của bản thân. (1đ)
Câu 4 (8 điểm):
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, có bố cục chặt chẽ, liên kết mạch lạc, cảm xúc tốt, đúng chuẩn ngữ pháp, chính tả. (2đ)
- Phân tích được các hình ảnh của thiên nhiên: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim. (1,5đ)
- Cảm nhận từ các hình ảnh đã phân tích: không gian cao rộng, âm thanh vang vọng. (1,5đ)
- Phân tích chi tiết tạo hình cùng sự chuyển đổi cảm giác biểu hiện niềm say sưa ngây ngất (1,5đ)
- Cảm xúc, suy nghĩ về đoạn thơ, về thiên nhiên, về tác giả và liên hệ thực tế. (1,5đ)
* Lưu ý: 
Tùy cảm xúc và cách trình bày của học sinh giám khảo đánh giá và cho điểm hợp lý.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docDethiNguvan9tinhcodapanhot.doc