Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS TT Ba Tơ

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

( Trích)

 Lê Anh Trà

I. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 - Thấy được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 - Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

II. Chuẩn bị :

 Gv : - Đọc kỹ văn bản, sgv, một số tư liệu tham khảo. Đọc Bác Hồ – Con người – Phong cách – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2005.

 - Đồ dùng dạy học : Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên phủ Chủ tịch.

 - Phương pháp tích cực, tích hợp. Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại, với Tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ( lớp 7).

 Hs : - Đọc kỹ văn bản, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 1. Ổn định tổ chức : (1’)

 Kiểm diện HS lớp 9A1

 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Gv giới thiệu chương trình Ngữ văn 9

 3 Bài mới :

 a. Giới thiệu : (1’) Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 272 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01	Ngày soạn : 30 / 8 / 2006
Tiết : 01	Ngày dạy : 05 / 9 / 2006
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Trích)
	Lê Anh Trà
I. Mục tiêu cần đạt :
	Giúp HS :
	- Thấy được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
	- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
II. Chuẩn bị :
	Gv : - Đọc kỹ văn bản, sgv, một số tư liệu tham khảo. Đọc Bác Hồ – Con người – Phong cách – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2005.
	 - Đồ dùng dạy học : Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên phủ Chủ tịch.
	 - Phương pháp tích cực, tích hợp. Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại, với Tập làm văn ở bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, với văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ ( lớp 7). 
	Hs : - Đọc kỹ văn bản, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện HS lớp 9A1
	2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Gv giới thiệu chương trình Ngữ văn 9
	3 Bài mới : 
	a. Giới thiệu : (1’) Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Người được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
	b. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của gviên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
18’
15’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản, đọc chú thích, giải thích từ khó, tìm hiểu kiểu loại và bố cục.
1. Đọc : Giọng chậm rãi, rõ ràng.
- GV đọc đoạn 1,2.
- GV nhận xét cách đọc.
2. Giải thích từ khó.
Giải thích thêm từ bất giác, đạm bạc.
3. Kiểu loại. 
- Văn bản này thuộc loại văn bản gì? Em hiểu gì về loại văn bản này?
4. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
5. Xuất xứ và bố cục.
- Em hãy nêu xuất xứ và bố cục của đoạn trích? (GV ghi bố cục trên bảng phụ)
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản
- Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào?
- GV bình: Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
- Theo tác giả, để có được những vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
- Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
- Vậy, con đường hình thành phong cách HCM, đó là gì?
- GV bình: Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
-
- HS đọc tiếp đến hết bài.
- HS đọc chú thích (1) 
- Bất giác : một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
- Đạm bạc : sơ sài, giản dị, không cầu, bày vẽ.
--> Văn bản nhật dụng.
--> Nghị luận và biểu cảm.
--> Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện văn hoá, Hà Nội, 1990.
 - Văn bản trích có thể chia làm 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. 
+ Đoạn 2 : Tiếp theo hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại : Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- HS đọc lại đoạn 1.
--> Vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ. 
--> Dày công học tập,rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân:
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc , nhiều vùng khác nhau trên thế giới từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, khắp các châu lục Á, Au ,Phi, Mĩ  Ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước  từng sống dài ngày ơ Pháp, Anh. Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc:Pháp, Anh, Hoa,Nga
Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
- Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Học trong công việc, trong lao động, học ở mọi nơi, mọi lúc.
--> Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
+ Một lối sống rất bình dị, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
.--> trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế; tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực; không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
I. Giới thiệu :
- Kiểu loại : 
Văn bản nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm
- Xuất xứ: trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà.
- Bố cục : 3 đoạn.
II. Phân tích :
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh :
- Vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng
- Con đường hình thành :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
à Sự kết hợp hài hoà: truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, xưavà nay, dân tộc và quốc tế.
 4. Củng cố: (3’)
	- Bài Phong cách Hồ Chí Minh thuộc chủ đề gì? (Sự hội nhập thế giới và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc)
	- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về điều gì? (Phong cách làm việc và phong cách sống của Bác Hồ)
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
	- Học kĩ bài.
	- Trả lời tốt các câu hỏi hướng dẫn.
	- Tiếp tục tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: phong cách sống và làm việc.
	- Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần : 01	Ngày soạn : 30 / 8 / 2006
Tiết : 02	Ngày dạy : 6 / 9 / 2006
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
( Trích)
	(Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt :
	Giúp HS :
	- Thấy được vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị; phân tích nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
	- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
	- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
II. Chuẩn bị :
	Gv : - Đọc kỹ văn bản, sgv, một số tư liệu tham khảo. Đọc Bác Hồ – Con người – Phong cách – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2005.
	 - Đồ dùng dạy học : Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên phủ Chủ tịch.
	Hs : - Đọc kỹ văn bản, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
	 - Tìm một vài đoạn thơ, câu chuyện về phong cách Hồ Chí Minh.	 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
	1. Ổn định tổ chức : (1’)
	Kiểm diện HS lớp 9A1 :	
	2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	 1. Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
	A. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
	B. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.
	C. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
	D. Cả A, B, C đều đúng.
	2. Con đường hình thành phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh là gì?
	* Đáp án: 1.D 
	 2. Con đường hình thành phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh: 
	 - Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
	 - Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.	 
	3. Bài mới : 
	a). Giới thiệu : (1’) Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
	b). Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
3’
14’
9’
3’
Phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Hướng dẫn HS đọc đoạn văn từ “Lần đầu tiên trong lịch sử” đến hết bài.
- Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Em đọc một vài đoạn thơ nói về lối sống giản dị của Bác Hồ?
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Tại sao tác giả bài viết lại so sánh Hồ Chí Minh với các vị danh nho ngày xưa? Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa Bác Hồ với họ. (Thảo luận nhóm)
- GV phân tích hai câu thơ nôm trong bài để thấy được vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? 
Hoạt động3 :Tổng kết
-Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- GV liên hệ, giáo dục tư tưởng cho HS : thế nào là lối sống có văn hoá, là mốt,?
- 2 HS đọc.
--> Lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc; chiếc nhà sàn nhỏ đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỷ niệm
+ An uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
--> Nhà gác đơn sơ một góc vườn; Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn; Giường mây chiếu cói đơn chăn gối; Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
--> Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
 Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
 Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
--> HS phát biểu tự do theo cảm nhận của mình (là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị)
- Kết hợp giữa kể và binh luận Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như HCM, quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bạc hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
- So sánh với các vị hiền triết ngày xưa.
--> Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 
- Lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơ ... , sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
I. Giới thiệu : 
1. Tác giả : M.Gor-ki (1868 – 1936)
2. Tác phẩm : Thời thơ ấu (1913 – 1914)
- Thể loại: tiểu thuyết tự thuật.
- Gồm 13 chương .
- Văn bản “Những đứa trẻ thuộc chương IX.
- Bố cục: 3 phần.
II. Tóm tắt tác phẩm:
III. Phân tích:
1. Những đứa trẻ:
- A-li-ô-sa : mồ côi cha, không có mẹ, thường bị ông ngoại đánh đòn.
- Ba đứa trẻ : mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn.
=> Sống thiếu tình thương.
4.Dặn dò: (3’)
	- Cho HS liên hệ bản thân.
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Học kỹ bài .
	- Chuẩn bị tốt phần còn lại :
	+ Cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
	+ Chuyện đời thường và vườn cổ tích.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
	- HS chưa biết, chưa đọc tác phẩm, GV nên tóm tắt tác phẩm.
	- Không cần thảo luận nhóm tiết này.
..
-------------------------------------
Tuần 17	Ngày soạn :25/12/2006 
Tiết 85	
NHỮNG ĐỨA TRẺ 
( Trích “Thời thơ ấu”- M. Gor-ki )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS: 
	- Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thướng và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ, tranh ảnh.
HS :	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1.Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Câu 1. Tóm tắt tiểu thuyết “Thời thơ ấu”- M. Gor-ki.
Câu 2. Trình bày những nét cơ bản về tác giả.
3.Bài mới : 
a. Giới thiệu : (1’) 
b. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
7’
23’
3’
* Hoạt động 1.Đọc văn bản , phần đầu. 
* Hoạt động 2. Tiếp tục tìm hiểu văn bản.
Thảo luận nhóm:
- Sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa được tác giả nói đến như thế nào?
-H: Chuyện đời thường và vườn cổ tích trong đoạn trích được thể hiện như thế nào ?
* Hoạt động 3. Tổng kết.
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- HS đọc
- HS trao đổi, thảo luận, phát biểu, lớp nhận xét, góp ý, GV bổ sung
- TL: Những quan sát và cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa vè mấy đứa trẻ :
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết : “Cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại”, cậu bé “thông cảmbọn nó”; “chúng ngồi sát nhau như những chú gà con”
(So sánh)
--> hình ảnh tội nghiệp của những đứa trẻ; niềm thương cảm của A-li-ô-sa.
- Khi A-li-ô-sa kể những câu chuyện cổ tích : thằng anh lớn mỉm cười, hai đứa em im lặng nghe, 
- Khi lão đại tá xuất hiện , hỏi: mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ranhư những con ngỗng ngoan ngoãn.
(So sánh)
--> Gợi dáng vẻ tội nghiệp của những đứa trẻ; gợi lên đời sống tinh thần của chúng (nhẫn nhục, câm lặng)
- Lão đại tá trong ấn tượng của A-li-ô-sa: hách dịch.
- HS trả lời.
HS đọc ghi nhớ sgk.
2. Sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa:
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết.
- Khi A-li-ô-sa kể những câu chuyện cổ tích.
- Khi lão đại tá xuất hiện , hỏi.
- Lão đại tá trong ấn tượng của A-li-ô-sa.
2. Chuyện đời thường và vườn cổ tích :
 * Lồng vào nhau qua chi tiết:
+ Dì ghẻ.
+”Mẹ thật”
+ Hình ảnh “người bà”
IV. Tổng kết.
- Tình bạn thân thiết bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội.
- Tài kể chuyện sinh động.
4.Dặn dò: (3’)
	- Tình bạn trong cuộc đời của em như thế nào?
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	- Học kỹ bài .
	- Chuẩn bị bài Bàn về đọc sách :
	+ Tìm hiểu tác giả Chu Quang Tiềm.
	+ Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách?
	+ Khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách hiện nay.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
	- HS thảo luận nhóm phần khó --> đạt hiệu quả cao.
	- HS liên hệ thực tế còn rụt rè.
..
-----------------------------
Tuần 18	 Ngày soạn:26/12/2006
Tiết:86	
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài.
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa .
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Chấm bài, tổng hợp lỗi sai, đánh giá.
HS :	- Tự ôn lạikliến thức, làm lại bài kiểm tra ở nhà.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức :(1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 41 /41 	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 41 /41 	
* Kiểm tra bài cũ : (’)
* Bài mới : 
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài tập làm văn số 3.
2. Trả bài :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
33’
* Hoạt động 1. Nhận xét về cách phân tích đề bài.
GV gợi dẫn HS trả lời các câu hỏi :
- Tình huống do đề đặt ra?
- Các ý chính cần có ?
* Hoạt động 2. Xác định về phương pháp.
- Cần viết văn bản với phương thức nào là chính ?
- Các yếu tố nào có vai trò bổ trợ ?
* Hoạt động 3. Đánh giá chung về bài làm của cả lớp.
GV nhận xét :
- Số bài đạt được yêu cầu nêu ở hai hoạt động trên ?
- Số bài chưa đạt yêu cầu?
Các vấn đề như : diễn đạt, ngữ pháp,chính tả,
* Hoạt động 4.
- Đọc một bài hay.
- Đọc một bài kém.
- Trao đổi, thảo luận để rút kinh nghiệm.
- HS thảo luận nhóm thực hiện.
- HS thảo luận nhóm thực hiện.
Đề: Một lần em trót xem nhật ký của bạn.
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình
Cộng
Yếu
Kém
Cộng
9A2
9A3
41
41
* NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM :
	Hs biết cách viết bài văn tự sự.
TuÇn 18	Ngµy so¹n : 28.12.2005
Tit 87	Ngµy d¹y : 12.01.2006
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT,
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài.
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa .
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Chấm bài, tổng hợp lỗi sai, đánh giá.
HS :	- Tự ôn lại kiến thức, làm lại bài kiểm tra ở nhà.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức :(1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 41 /41 	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 41 /41 	
* Kiểm tra bài cũ : (’)
* Bài mới : 
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài kiểm tra tiếng Việt, Văn.
2. Trả bài :
- GV nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của HS.
- HS ghi đáp án. So sánh, đối chiếu bài viết của mình
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình
Cộng
Yếu
Kém
Cộng
9A2
9A3
41
41
* NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM :
	- Câu tự luận HS hay viết gạch đầu dòng.
	- Lưu ý HS phải viết thành những đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
TuÇn 18	Ngµy so¹n : 5.01.2006
Tit 88,89	Ngµy d¹y : 12.01.2006
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
	- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức :(1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 41 /41 	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 41 /41 	
* Kiểm tra bài cũ : (’)
* Bài mới : 
1. Giới thiệu : (1’) Tập làm thơ tám chữ.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
18’
15’
* Hoạt động 1. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
- GV cho HS tham khảo một số đoạn thơ támchữ.
- Nhận xét về thơ tám chữ ?
* Hoạt động 2. Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
- Yêu cầu : 
+ Câu mới viết phải đủ tám chữ. 
+ Phải đảm bảo sự lô-gích về ý nghĩa với những câu đã cho.
+ Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tíếp với những câu đã cho.
Gợi ý : Chọn một trong những câu sau :
- Bởi đời tôi cũng đang chảy 
- Sao thời gian cũng chảy
- Xem phần bổ sung
- TL: Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân linh hoạt ; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau : sao-bao, quang-mang, có vần gián cách: huyết-siết, ta-da.
 Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
.?
 (Đỗ Bạch Mai, Trước dòng sông)
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 ?
 (Phạm Công Trứ. Vô đề) 
* Củng cố: (3’)
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	-Tiếp tục sưu tầm những bài thơ tám chữ.
	- Sáng tác bài thơ tám chữ
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
	Quê hương tôi có con sông xanh biếc
	Nước gương trong soi tóc những hàng tre
	Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
	Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
	 ( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
TuÇn 18	Ngµy so¹n : 5.01.2006
Tit 89	Ngµy d¹y : 14.01.2006
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
	- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước.
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
	- Đồ dùng dạy học : bảng phụ.
HS :	- Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức :(1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 41 /41 	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 41 /41 	
* Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
* Bài mới : 
1. Giới thiệu : (1’) Tập làm thơ tám chữ.
2. Hướng dẫn tìm hiểu :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
33’
* Hoạt động 1. Tập làmthơ tám chữ theo đề tài.
Gợi ý : 
1. Nhớ trường :
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sứac hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
2. Nhớ bạn :
Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
3. Con sông quê hương.
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi nhóm.
* Củng cố: (3’)
* Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
	-Tiếp tục sưu tầm những bài thơ tám chữ.
	- Sáng tác bài thơ tám chữ
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
	Quê hương tôi có con sông xanh biếc
	Nước gương trong soi tóc những hàng tre
	Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
	Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
	 ( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
	- Cho HS tìm lại những bài thơ tám chữ đã học .
TuÇn 18	Ngµy so¹n : 5.01.2006
Tit 90	Ngµy d¹y : 9.01.2006
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài.
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa .
II. CHUẨN BỊ :
GV :	- Chấm bài, tổng hợp lỗi sai, đánh giá.
HS :	- Tự ôn lại liến thức, làm lại bài kiểm tra ở nhà.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức :(1’)
	Kiểm diện học sinh lớp 9A2 : 41 /41 	
	Kiểm diện học sinh lớp 9A3 : 41 /41 	
* Kiểm tra bài cũ : (’)
* Bài mới : 
1. Giới thiệu : (1’) Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I..
2. Trả bài :
- GV nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm của HS.
- HS ghi đáp án. So sánh, đối chiếu bài viết của mình
* THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TBình
Cộng
Yếu
Kém
Cộng
9A2
9A3
41
41
* NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM :
	HS làm bài đạt yêu cầu, bài làm khá, giỏi còn ít.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 9T1THANBA TO.doc