Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hải Dương lớp 9 THCS năm học 2006-2007 Môn Ngữ văn

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hải Dương lớp 9 THCS năm học 2006-2007 Môn Ngữ văn

 1)- . Mối rằng : Giá đáng nghìn vàng,

 Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !”

 Cò kè bớt một thêm hai,

 Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

 (Theo Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD 2005-tr 98)

 Đọc kỹ đoạn thơ rồi trả lời các câu hỏi sau:

 1.1) Mối rằng:”Giá đáng nghìn vàng”,nội dung lời nói phải hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 1.2) Phương thức tu từ trong câu thơ trên là gì? Từ nào trong câu thơ cho em biết điều đó?

 1.3) Cò kè bớt một thêm hai có phải là một câu thơ hay theo quan niệm “là một câu thơ có sức gợi” (chữ dùng của nhà thơ Lưu Trọng Lư) ?

 1.4) Phương án nào là đúng nhất nói về câu thơ Cò kè bớt một thêm hai:

 A. Bản chất con buôn: trắng trợn, bỉ ổi của người được gọi là Giám Sinh họ Mã trong cảnh gia biến của Vương viên ngoại.

 B. Mã Giám Sinh xem Kiều như một món hàng cao giá, y mặc cả một cách trắng trợn, bỉ ổi, chà đạp nhân phẩm Thúy Kiều.

 

docx 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hải Dương lớp 9 THCS năm học 2006-2007 Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hải dương
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Lớp 9 thcs năm học 2006-2007
đề thi chính thức
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 24/03/2007
 Đề thi gồm: 01 trang
Câu I (1,5 điểm): 
	1)-. Mối rằng : Giá đáng nghìn vàng,
 	 Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !”
	Cò kè bớt một thêm hai,
	 Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
	(Theo Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD 2005-tr 98)
	Đọc kỹ đoạn thơ rồi trả lời các câu hỏi sau:
 1.1) Mối rằng:”Giá đáng nghìn vàng”,nội dung lời nói phải hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
	1.2) Phương thức tu từ trong câu thơ trên là gì? Từ nào trong câu thơ cho em biết điều đó?
	1.3) Cò kè bớt một thêm hai có phải là một câu thơ hay theo quan niệm “là một câu thơ có sức gợi” (chữ dùng của nhà thơ Lưu Trọng Lư) ?
	1.4) Phương án nào là đúng nhất nói về câu thơ Cò kè bớt một thêm hai: 
	A. Bản chất con buôn: trắng trợn, bỉ ổi của người được gọi là Giám Sinh họ Mã trong cảnh gia biến của Vương viên ngoại.
	B. Mã Giám Sinh xem Kiều như một món hàng cao giá, y mặc cả một cách trắng trợn, bỉ ổi, chà đạp nhân phẩm Thúy Kiều.
	C. Mụ mối và Mã Giám Sinh ngã giá về “món hàng đặc biệt”: trắng trợn, bỉ ổi, vô lương tâm trong cảnh đau đớn đến câm lặng của nàng Kiều.
	D. Ngòi bút và thái độ của Nguyễn Du về con người Mã Giám Sinh: trắng trợn, bỉ ổi, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của Kiều. 
	1.5) Phương thức biểu đạt chính của Truyện Kiều và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên có mâu thuẫn không? 
	2) Chọn một phương án phù hợp ( trong các phương án A, B, C, D) và viết thêm cho rõ nghĩa câu thơ Nao nao dòng nước uốn quanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du):
	A. Câu thơ biểu đạt sắc thái cảnh vật.
	B. Câu thơ biểu đạt cảm giác của Thuý Kiều.
	C. Câu thơ biểu đạt vẻ đẹp của dòng suối.
	D. Câu thơ biểu đạt khung cảnh buổi chiều..
Câu II (2 điểm):
	Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua 2 câu thơ: 
	- Đầu súng trăng treo (Đồng chí-Chính Hữu) 
	- Vầng trăng thành tri kỷ (ánh trăng-Nguyễn Duy) 
Câu III (1,5 điểm): 
	Về chữ “hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 
Câu IV(5 điểm): Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn (Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe (Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ nhân Tháng Thanh niên 2007.
-------------Hết--------------
Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: .
Chữ ký giám thị 1: . Chữ ký giám thị 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_hai_duong_lop_9_thcs_nam_hoc.docx
  • docx1_091220101539148857895.docx