Đề thi đề xuất học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian: 150 phút)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian: 150 phút)

Câu 1: 3 điểm

 So sánh phép lai một cặp tính trạng trong hai trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở, cơ chế và về kết quả ở F1 và ở F2?

Câu 2: 3 điểm

 Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai quy luật này?

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất học sinh giỏi lớp 9 môn: sinh học ( thời gian: 150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT huyện Na hang
Trường: THcs sơn phú
đề thi đề xuất học sinh giỏi lớp 9
Môn: Sinh học ( Thời gian: 150 phút)
* Đề:
Câu 1: 3 điểm 
 So sánh phép lai một cặp tính trạng trong hai trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở, cơ chế và về kết quả ở F1 và ở F2?
Câu 2: 3 điểm 
 Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. Qua đó so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai quy luật này?
Câu 3: 3 điểm
 NST có tính đặc trưng theo loài sinh vật và đặc trưng so với cấu trúc khác trong tế bào ở những yếu tố nào? Hãy giải thích và chứng minh.
Câu 4: 3 điểm
 Giải thích cấu trúc không gian của phân tử ADN?
Câu 5: 3 điểm
 ở lúa hạt đục trội hoàn toàn so với hạt trong. Cho lúa hạt đục thuần chủng thụ phấn với lúa hạt trong.
 a. Xác định kết quả thu được ở F1 và ở F2?
 b. Nếu cho cây F1 và ở F2 có hạt gạo đục nói trên lai với nhau thì kết quả như thế nào?
Câu 6: 3 điểm
 So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng?
Câu 7: 2 điểm
 Công nghệ sinh học là gì? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học?
* Đáp án:
Câu 1: 3 điểm 
 a. Các điểm giống nhau:
 Về cơ sở: Đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn.
 Về cơ chế: Quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là phân li của cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
Về kết quả: 
- Nếu P thuần trủng về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đều đồng tính và F2 đều có sự phân li tính trạng.
- F1 đều mang kiểu gen dị hợp.
- F2 đều có tỉ lệ kiểu gen 1 đồng hợp trội: 2 dị hợp: 1 đồng hợp lặn
 b. Các điểm khác nhau:
Điểm so sánh
Tính trội hoàn toàn
Tính trội không hoàn toàn
Về cơ sở
Gen trội át hoàn toàn gen lặn
Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
Về kết quả
F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 tính trội: 1 tính lặn
F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 tính trội: 
2 tính trung gian: 1 tính lặn
Câu 2: 3 điểm 
 - Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần trủng của P.
 - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
* So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li và phân li độc lập:
* Những điểm giống nhau:
 - Đều có cá điều kiện nghiệm đúng như: 
 + Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi.
 + Tính trội phải là trội hoàn toàn.
 + Số lượng con lai phải đủ lớn.
 - ở F2 phải có sự phân li tính trạng (xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình).
 - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là:
Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
* Những điểm khác nhau:
 Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng, phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra hai loại giao tử F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1 F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9: 3: 3: 1 F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp F2 xuất hiện biến dị tổ hợp .
Câu 3: 3 điểm
* NST có tính đặc trưng theo loài sinh vật:
Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật đặc trưng bởi các yếu tố về số lượng và về hình dạng.
- Về số lượng:
 Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), tổ hợp các NST tế bào là 2n (lưỡng bội) và 2n của mỗi loài là một đặc trưng riêng.
Thí dụ:
Người: 2n = 46; ruồi giấm: 2n = 8; gà: 2n = 78; đậu hà lan: 2n = 14; bắp (gô): 2n = 20
Và vì vậy số NST đơn bội (n) trong giao tử cũng đặc trưng.
Thí dụ:
Người: n = 23; ruồi giấm: n = 4; gà: n = 39; đậu hà lan: n = 7; bắp (ngô): n = 10
- Về hình dạng:
Bộ NST trong tế bào 2n của mỗi loài có hình dạng đặc trưng riêng.
* NST có tính đặc trưng so với các cấu trúc khác trong tế bào:
 Đó là trong tế bào 2n, NST luôn xếp thành cặp và đều là các cặp NTS tương đồng (ngoại trưg cặp NST giới tính XY). Mỗi cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình thái, kích thước, trong đó có một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 4: 3 điểm
 - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, tạo thành các vòng xoắn mang tính chu kì. Mỗi chu kì xoắn có chiều dài 34 ăngtơrông, chứa 20 nuclêôtit xếp thành 10 cặp. Đường kính của vòng xoắn và của phân tử ADN là 20 ăngtơrông.
 - Giữa các nuclêôtit trên hai mạch của phân tử ADN, theo từng cặp xuất hiện liên kết theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau:
A trên mạch này liên kết với T trên mạch còn lại và G trên mạch này liên kết với X trên mạch còn lại.
 - Do nguyên tắc bổ sung nên nếu biết trình tự các nuclêôtit trên mạch của ADN , ta có thể suy ra trình tự các nuclêôtit trên mạch còn lại. Và cũng theo nguyên tắc bổ sung, nên trong phân tử ADN có:
Số A = Số T và số G = số X
Do đó: A + T = G + X
 A + T
- Riêng tỉ lệ trong ADN thì khác nhau mang tính đặc trưng cho từng loài
	 G + X
Câu 5: 3 điểm
 a. Qui ước: A : đục a: trong
 Cây P có hạt gạo đục có kiểu gen: AA
 Cây P có hạt gạo trong có kiểu gen: aa
 Sơ đồ lai:
 P Gạo đục x Gạo trong
 AA aa
 G A a
 F1 Gạo hạt đục
 Aa
 F1 x F1 Gạo hạt đục x Gạo hạt đục
	Aa	Aa
 G F1 A , a A , a
 F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa
 KH 3 đục : 1 trong
 b. Cây F1 có kiểu gen: A a, F2 có kiểu gen: AA, Aa
 Sơ đồ lai:
 P Gạo hạt đục x Gạo hạt đục
 AA Aa
 G A A , a
 F1 Gạo hạt đục
 AA : Aa
 P Gạo hạt đục x Gạo hạt đục
 Aa Aa
 G A , a A , a
 F1 KG 1AA : 2Aa : 1aa
 KH 3 đục : 1 trong
Câu 6: 3 điểm
 a. Các điểm giống nhau:
 * Về cấu tạo:
 - Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
 - Đều được tạo ra từ các nguyên tố hoá học là C, H, O, N, và P
 - Đơn phân đều là nuclêôtit. Có 3 trong 4 loại nuclêôtit giống nhau là A (ađênin), G (guanin) và X (xitôzin).
 - Giữa các đơn phân có các liên kết hoá học nối lại tạo thành mạch.
 * Về chức năng:
Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin di truyền.
b. Các điểm khác nhau:
ADN
ARN
Cấu
Tạo
Có cấu trúc hai mạch xoắn lại
Có cấu trúc một mạch
Có nuclêôtit loại timin (T) mà không có uraxin (U)
Có nuclêôtit loại uraxin (U) mà không có timin (T)
Có kích thức và khối lượng lớn hơn ARN
Có kích thức và khối lượng nhỏ hơn ADN
Chức
Năng
Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo phân tử prôtêin
Trực tiếp tổng hợp prôtêin
Câu 7: 2 điểm
* Khái niệm công nghệ sinh học:
 Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các tế bào sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
* Các lĩnh vực công nghệ sinh học:
 - Công nghệ lên men.
- Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
- Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
- Công nghệ sinh học và xử lí môi trường.
- Công nghệ enzim/ prôtêin.
- Công nghệ gen.
************************Hết*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HS gioi 2011-2012.doc