Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 – 2013

Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 – 2013

I. Trắc nghiệm ( 2 đ )

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Song thất lục bát

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Câu 2: Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tiếng gà trưa lại ám ảnh tâm hồn tác giả đến như vậy?

A. Tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê.

B. Tiếng gà nhảy ổ mang đến niềm vui cho người nông dân.

C. Tiếng gà là âm thanh dự báo điều tốt lành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” viết về cốm ở những phương diện nào?

A. Nguồn gốc và cách thức làm ra cốm.

B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm.

C. Sự thưởng thức cốm.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Bài thơ “ Cảnh khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.

B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Những năm tháng hoà bình ở miền Bắc.

D. Những năm kháng chiến chống Mĩ xâm lược.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi học kì I
 môn ngữ văn lớp 7- năm học ( 2012 – 2013)
*Đề
I. Trắc nghiệm ( 2 đ )
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được viết theo thể thơ nào?
Thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Song thất lục bát
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 2 : Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tiếng gà trưa lại ám ảnh tâm hồn tác giả đến như vậy?
Tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê.
Tiếng gà nhảy ổ mang đến niềm vui cho người nông dân.
Tiếng gà là âm thanh dự báo điều tốt lành.
Tất cả các ý trên.
Câu 3 : Văn bản “ Một thứ quà của lúa non : Cốm” viết về cốm ở những phương diện nào ?
Nguồn gốc và cách thức làm ra cốm.
Vẻ đẹp và công dụng của cốm.
Sự thưởng thức cốm.
Cả 3 ý trên.
Câu 4: Bài thơ “ Cảnh khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những năm tháng hoà bình ở miền Bắc.
Những năm kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
Câu 5: Trong câu văn: “ Con ngựa đá con ngựa đá” có sử dụng lối chơi chữ nào?
Dùng từ đồng âm.
Dùng cặp từ trái nghĩa.
Dùng lối nói lái.
Dùng các từ cùng trường nghĩa.
Câu 6: Thế nào là thành ngữ?
Là cụm danh từ, động từ, tính từ.
Là cụm từ có vần có điệu.
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Là một kết cấu chủ – vị, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 7: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là?
Phân tích thơ.
Miêu tả lại điều mình hình dung do bài thơ gợi lên.
Phân tích một chi tiết nào đó mà mình thích.
Trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Câu 8: Bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cũng phải có ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Đúng hay sai?
Đúng
Sai
II. Tự luận ( 8 đ )
Câu 1 ( 1 đ ): Thế nào là điệp ngữ? Lấy ví dụ? 
Câu 2 ( 2 đ ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 Tự nhiờn như thế ai cũng chuộng mựa xuõn. Mà thỏng giờng là thỏng đầu của mựa xuõn, người ta càng trỡu mến, khụng cú gỡ lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương giú; ai cấm được trai thương gỏi, ai cấm được mẹ yờu con; ai cấm được cụ gỏi cũn son nhớ chồng thỡ mới hết được người mờ luyến mựa xuõn. 
 (Trớch “Mựa xuõn của tụi” - Vũ Bằng).
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
*. Đáp án, biểu điểm
I. Trắc nghiệm ( 2 đ )
 Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án đúng
B
D
D
B
A
C
D
A
II. Tự luận ( 8 đ )
Câu1 ( 1 đ )
- Nêu đúng khái niệm điệp ngữ ( 0,5 đ ): Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Lấy đúng một ví dụ có điệp ngữ ( 0,5 đ ).
Câu 2 ( 2 đ )
* Yêu cầu cảm nhận được
- Đoạn văn khẳng định cái tình cảm của con người say mê lưu luyến mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên.
- Mở đầu đoạn văn tác giả khẳng định: ai cũng chuộng mùa xuân đó là điều tự nhiên, với tình cảm rất chân thành nhà văn khẳng định điều đó không có gì lạ hết. 
- Thông qua biện pháp tu từ so sánh, cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong phú gợi cảm tác giả đối chiếu tình cảm của con người mê luyến mùa xuân với những tình cảm tự nhiên như: “Non với nước, bướm với hoa, trăng với gió, mẹ với con, vợ với chồng........”. 
- Cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ “Ai bảo được, ai cấm được”. Điệp từ “thương” được lặp lại 4 lần liên kết với chữ “Yêu”, chữ “Nhớ” đầy ấn tượng và rung động góp phần khẳng định tình cảm yêu mến mùa xuân là một quy luật tất yếu của mỗi con người nói chung và tác giả Vũ Bằng nói riêng.
* Cho điểm : 
- Cho 1,75 – 2 đ: cảm nhận đầy đủ, sâu sắc và tinh tế.
- Cho 1 – 1,5 đ: cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa được sâu sắc và tinh tế.
- Cho 0,5 – 0,75 đ: cảm nhận sơ sài, đôi chỗ diễn đạt còn chưa mạch lạc.
- Cho 0,25: có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 đ: Sai hoàn toàn.
Câu 3 ( 5 đ )
Mở bài ( 0,5 đ )
* Yêu cầu : giới thiệu tác giả , tác phẩm cùng với cảm nhận chung của em về tác phẩm.
* Cho điểm : 
- Cho 0,5 đ : đạt như yêu cầu.
- Cho 0 đ : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 b. Thân bài ( 4 đ)
* Yêu cầu: trình bày cảm nghĩ của em về cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ có 2 tầng nghĩa:
+ miêu tả chiếc bánh trôi nước về màu sắc, hình dáng, chất liệu làm bánh, cách luộc bánh. 
+ ẩn dụ nói về cuộc đời, nhân phẩm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ có vẻ đẹp hình thể “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng phải sống cuộc đời long đong, bấp bênh, chìm nổi “ bảy nổi ba chìm”, không được làm chủ cuộc đời, sống phụ thuộc vào người khác, rắn hay nát do tay kẻ nặn. Nhưng vẫn giữ phẩm chất thuỷ chung, trong trắng, son sắt, nghĩa tình.
- nhân hoá: bánh trôi nước tự kể về cuộc đời mình
- Từ ngữ: từ “ Thân em” mở đầu bài thơ mang hơi thở của ca dao dân ca, gần gũi với cách nói thường ngày.
- Thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”: nhấn mạnh cuộc đời long đong, vất vả, số phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Cặp quan hệ từ “ mặc dầu.....mà”: nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh cuộc đời với phẩm chất nhấn mạnh ý thức vươn lên số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, dân dã, ngôn từ chủ yếu là thuần Việt
- Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: thái độ trân trọng, ngợi ca, tấm lòng cảm thương sâu sắc của tác giả với cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
* Cho điểm: 
- Cho: 3,5 - 4 đ: cảm nghĩ đầy đủ, sâu sắc và tinh tế.
- Cho: 2,75 – 3,25 đ: cảm nghĩ khá đầy đủ nhưng chưa được sâu sắc và tinh tế.
- Cho: 2,0 – 2,5 đ: cảm nghĩ có nhiều ý đúng , diễn đạt bình thường.
- Cho: 1,25 – 1,75 đ: cảm nghĩ sơ sài, đôi chỗ diễn đạt còn chưa mạch lạc.
- Cho: 0,25 – 1,0 đ: có ý chạm được vào yêu cầu của đề.
- Cho: 0 đ: sai hoàn toàn.
 c. Kết bài ( 0,5 đ )
* Yêu cầu: 
- Tình cảm của em đối với tác giả, tác phẩm.
* Cho điểm : 
- Cho 0,5 đ : đạt như yêu cầu.
- Cho 0 đ : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Bac.doc