Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng

Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 8 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 24
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
	Bài 17
Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nướcvà lợi ích công cộng
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
2. Về kỹ năng:
- Biết tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước, lợi ích công cộng.
3. Về thái độ:
- Hình thànhvà nâng cao cho HS ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
B. Nội dung
1. Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng là gì?
2. Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước?.
3. Phương thức quản lí của Nhà nước đối với tài sản thuọc sở hữu toàn dân.
C. Tài liệu, phương tiện
- GV:SGK, SGV, Hiến pháp 1992, Bộ luật hình sự, câu chuyện, tấm gương...
- HS: SGK, vở ghi.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: 15 phút.
Phần I. Trắc nghiệm:
Đọc kĩ câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1: Điền từ vào ô trống phù hợp với sơ đồ sau:
Quyền sử dụng
Câu 2: Nếu thấy hành vi nào chiếm dụng tài sản của người khác, em sẽ làm gì?
A. Sợ hãi, làm như không biết bỏ đi.
B. Nhắc nhở người đó không nên làm.
C. Tìm cách báo cho người bị hại biết để tự bảo vệ.
D. Yêu cầu người đó trả lại tài sản.
Câu 3: Phẩm chất đạo đức nào sau đây không thể hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
A. Trung thực.
B. Thật thà.
C. Liêm khiết.
D. Tự trọng.
E. Tiết kiệm.
Câu 4: Những thứ nào dễ gây nguy hiểm cho người.
A. Thuốc nổ.
B. Thuốc làm pháo.
C. Lương thực.
D. Thuốc trừ sâu các loại.
Phần II. Tự luận.
Công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc tôn trọng quyền sở hữu của người khác?
Đáp án - Biểu điểm 
 Phần I. Trắc nghiệm: Quyền chiếm hữu 
Câu 1. Điền vào ô: Quyền sở hữu Quyền sử dụng (0,5đ)
Quyền định đoạt
Câu 2. Đáp án đúng: B, C,D (1,5đ)
Câu 3. Đáp án đúng: E (0,5đ)
Câu 4. Đáp án đúng: A,B,D (1,5đ)
Phần II. Tự luận.
HS nêu được nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
- Không xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, tập thể, Nhà nước.
- Nhặt được của rơi trả lại cho chủ sở hữu....
- Vay, nợ phải trả đúng hạn, đầy đủ.
- Mượn phải giữ gìn cẩn thận.....
2. Giới thiệu bài: 
Chúng ta đã tìm hiểu tài sản thuộc quyền sở hữu của CD, vậy bên cạnh tài sản của CD còn loại tài sản nào? Nghĩa vụ của chúng ta là gì? Để hiểu rõ hơn những quy định của Nhà nước về vấn đề này, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu bài hôm nay.
3. Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng. 
Hoạt động 1: Nêu vấn đề , HS thảo luận để hiểu khái niệm tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
 Mục tiêu: Giúp HS nắm được tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- HS nhắc lại quyền sở hữu tài sản của công dân.
+? Các tài sản không thuộc quyền sở hữu của công dân thì thuộc về ai?
+? Cho ví dụ về những tài sản của Nhà nước?
- GV cho HS đọc Đ17 - HP 1992.
+? Đối chiếu bảng ghi tài sản của Nhà nước và đánh dấu vào tải sản thuộc sở hữu toàn dân do NN quản lí?
- GV cho HS đọc mục ĐVĐ.
+? Cho biết ý đúng, sai? Vì sao?
+? ở trường hợp của Lan em xử lí thế nào?
+? Em hiểu thế nào là tài sản của Nhà nứơc và lợi ích công cộng?
+? Tài sản NN và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào đối với sưk phát triển kinh tế?
+ Của Nhà nước, công cộng.
+ Ví dụ: Nhà xưởng, tư liệu của HTX, TN trong lòng đất, dầu mỏ dưới thềm lục địa...
- HS đọc.
- HS đọc.
+ Sai, vì trách nhiệm bảo vệ rừng là của mọi người...
+ Ngăn cản người đó hoặc báo cho chính quyền và cơ quan có thẩm quyền...
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do NN quản lí.
- Lợi ích công cộng là những việc có ích cho mọi người.
Hoạt động 2: HS thảo luận lớp để tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của NN.
 	 	Mục tiêu: Giúp HS biết trách nhiệm của mình trong bảo vệ.....
- GV cho HS xem lại tình huống ĐVĐ.
+? Theo em, nghĩa vụ tôn trọng trọng và bảo vệ tài sản của NN và lợi ích công cộng được thể hiện như thế nào? Liên hệ CD - HS?
+?Cho ví dụ về hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước?
- GV KL: Đây là nghĩa vụ pháp lí của công dân được quy định trong Đ 78 - HP 1992 mà mọi người đều phải tự giác chấp hành.
- HS trả lời.
- HS lấy ví dụ: Lấy cắp, phá hoại tài sản...(HS tháo ốc đường tàu...)
- Trách nhiệm của CD - HS thể hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi..) xây dựng ý thgức giữ gìn vệ sinh, tài sản của trường lớp, đấu tranh với hành vi xâm hại hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước.
 	Hoạt động 3: HS tìm hiểu phương thức quản lí của Nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
 	 	Mục tiêu: Giúp HS biết phương thức quản lí của Nhà nước.
- GV cho HS thảo luận: Nhà nước quản lí tài sản NN và lợi ích cộng cộng theo phương thức nào sau đây:
A. Tự mình quản lí.
B. Giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí.
C. Mọi CD có quyền khai thác sử dụng.
+? Vậy các tài sản của NN giao cho các tổ chức cá nhân quản lí, sử dụng thì NN quản lí bằng cách nào?
- HS thảo luận và rút ra KL từng phương thức.
+ Phương pháp quản lí NN là B.
- HS trả lời.
- NN quản lí bằng cách: Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định PL, tuyên truyền, giáo dục mọi người nghiêm túc thực hiện.
Hoạt động 4: HS thảo luận về một số biện pháp của Nhà nước áp dụng cho việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
 	 Mục tiêu: Giúp HS biết các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền sở hữu của công dân.
+? Vì sao PL quy định các tài sản có giá trị như nhà ở, đất đai, ôtô.. phải đăng kí quyền sở hữu?
+? Vậy đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân bảo vệ tài sản của mình không?Vì sao?
+? Nêu một số biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài sản của CD?
- GV đọc Đ 144.
+ Phải đăng kí thì PL mới ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của CD.
+ Tránh có sự tranh chấp không cần thiết.
...
+ Phải, Đó là để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của công dân...
- HS trả lời.
4. Biện pháp của Nhà nước áp dụng cho việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
- Nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu hợp páhp của công dân.
- Tăng cường, coi trọng việc giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ taì sản, quyền sở hữa của công dân.
 	 4. Củng cố, luyện tập.
+ GV: Yêu cầu cả lớp làm bài tập 2 SGK trang 49.
- GV thống nhất ý kiến và đánh giá cho điểm HS.
- HS làm việc cá nhân.
- Cả lớp trao đổi đưa ra cách ứng xử tình huống.
- HS khác bổ sung ý kiến giải thích.
- Điểm đúng của ông Tám: Giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản..
- Điểm chưa đúng: SD vào công việc bất hợp pháp vì mục đích kiếm lời các nhân.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới – Bài 18" Quyền khiếu nại, tố cáo..."
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2007
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc