Đề thi học kì II môn Văn lớp 7

Đề thi học kì II môn Văn lớp 7

Đề bài :

Câu 1: ( 1 điểm )

a. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? ( 0,5 điểm)

b. Xác định cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu sau và cho biết nó làm thành phần nào? ( 0,5 điểm)

 Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm gợi lên bao nỗi buồn man mác.

Câu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 6 đến 8 câu) giải thích : Vì sao nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, trong đó có sử dụng phép liệt kê. ( 2,5 điểm)

Câu 3 : Hãy chứng minh rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu trước sự sống chết của muôn dân. (6,5 điểm)

III. Đáp án và biểu điểm:

Câu 1:

a. Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu là: dùng cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần của câu hoặc của cụm từ. ( 0,5 đ )

b. Cụm chủ vị làm thành phần câu là:

Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm (chủ ngữ) ( 0,5 đ)

Câu 2:

- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh ( 0,5 điểm )

- Có sử dụng phép liệt kê ( 1 điểm)

- Cần giải thích được:

+ Ca Huế được hình thành từ hai nguồn gốc nhạc : Nhạc dân gian và nhạc cung đình, vừa lạc quan, sôi nổi, vui tươi vừa trang trọng uy nghi từ nội dung đến hình thức.

+ Cách biểu diễn nhẹ nhàng theo nhóm nhỏ, tác động trực tiếp tới người nghe.

+ Cách ăn mặc của các ca công và nhạc công lịch sự, trang nhã, kín đáo.

+ Không gian thưởng thức đặc biệt : vừa lịch sự vừa yên tĩnh, vừa thơ mộng như không gian lễ hội nhỏ.

+ Cách thưởng thức : im lặng đồng cảm, tán thưởng nhẹ nhàng, giao tiếp tế nhị.( Mỗi ý đúng cho 0,2 điểm)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II Đề bài :
Câu 1: ( 1 điểm )
a. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? ( 0,5 điểm) 
b. Xác định cụm chủ vị làm thành phần câu trong câu sau và cho biết nó làm thành phần nào? ( 0,5 điểm)
 Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm gợi lên bao nỗi buồn man mác.
Câu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 6 đến 8 câu) giải thích : Vì sao nghe ca Huế là một thú vui tao nhã, trong đó có sử dụng phép liệt kê. ( 2,5 điểm)
Câu 3 : Hãy chứng minh rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu trước sự sống chết của muôn dân. (6,5 điểm)
III. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 
a. Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu là: dùng cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần của câu hoặc của cụm từ. ( 0,5 đ )
b. Cụm chủ vị làm thành phần câu là:
Những hạt mưa xuân thì thầm rơi trong đêm (chủ ngữ) ( 0,5 đ)
Câu 2: 
- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh ( 0,5 điểm )
- Có sử dụng phép liệt kê ( 1 điểm)
- Cần giải thích được: 
+ Ca Huế được hình thành từ hai nguồn gốc nhạc : Nhạc dân gian và nhạc cung đình, vừa lạc quan, sôi nổi, vui tươi vừa trang trọng uy nghi từ nội dung đến hình thức.
+ Cách biểu diễn nhẹ nhàng theo nhóm nhỏ, tác động trực tiếp tới người nghe.
+ Cách ăn mặc của các ca công và nhạc công lịch sự, trang nhã, kín đáo.
+ Không gian thưởng thức đặc biệt : vừa lịch sự vừa yên tĩnh, vừa thơ mộng như không gian lễ hội nhỏ.
+ Cách thưởng thức : im lặng đồng cảm, tán thưởng nhẹ nhàng, giao tiếp tế nhị.( Mỗi ý đúng cho 0,2 điểm)
Câu 3: 
A. Mở bài: ( 0,5 điểm )
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần chứng minh.
B. Thân bài:
1. Giải thích: ( 0,5 điểm.)
- “ Lòng lang, dạ thú” : Tâm địa độc ác, mất hết tính người.
- “ Lòng lang dạ thú” của quan phụ mẫu thể hiện trong tác phẩm: Sự thờ ơ, vô trách nhiệm, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi khổ của nhân dân.
2. Chứng minh: 
- Thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm: ( 2 điểm)
+ Đi hộ đê mà ở chỗ cao ráo, trốn tránh nơi xung yếu : Coi như không hay biết đến chuyện đê vỡ. 
+ Đi hộ đê mà thực chất là đi tiêu khiển, cùng với đám tuỳ tùng chơi tổ tôm. 
 - Độc ác vô nhân đạo, nhẫn tâm trước nguy cơ muôn dân đang bị đe doạ: 
+ Khi có người báo đê sắp vỡ : Thây kệ, vẫn ung dung đánh bài. ( 0,5 điểm)
+ Khi có người báo đê vỡ : Quát tháo, đổ trách nhiệm cho người khác, lập lại trật tự để tiếp tục ván bài. ( 1điểm)
+ Đê vỡ, dân chết, nhà trôi, lúa má ngập – Quan sung sướng, hả hê vì ù to. ( 1điểm )
-> Quan cha mẹ bỏ mặc dân trước cảnh khốn cùng, mất hết tính người trước những đau khổ, mất mát của người dân.
* Liên hệ với các tác phẩm khác -> Từ đó rút ra bản chất của tên quan phụ mẫu là bản chất chung của bọn quan lại thời phong kiến. ( 0,5 điểm)
C. Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Khẳng định lại vấn đề.
- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong bài thơ : Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
Câu 2: Hãy chứng minh : Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ.
Đề 2: 
Câu 1: Phân tích tác dụng các phép tu từ sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Trên đường hành quân xa
 .........................................
 Nghe gọi về tuổi thơ.
Câu 2: Truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phụ mẫu trước sự sống chết của muôn dân. Em hãy chứng minh.
Đề 3:
Câu 1: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Mỗi cách cho một ví dụ?
Câu 2: Viết đoạn văn chứng minh cho ý sau: Sách là người bạn tốt của mỗi học sinh.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn.
II. Luyện đề:
Đề 1:
Câu 1: 
- Nội dung: Cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc và tâm trạng của Bác Hồ.
- Các biện pháp tu từ:
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát.
-> So sánh âm thanh của tự nhiện với âm thanh của con người-> Gợi cảnh núi rừng yên tĩnh nhưng không hiu quạnh, hoang sơ, buồn vắng vì có âm thanh của cuộc sống con người.
-> Cảnh rừng khuya 
+ Điệp từ “lồng” : gợi khung cảnh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, lung linh, huyền ảo -> Gợi cảm giác hoà hợp, quấn quýt của thiên nhiên.
+ So sánh : Cảnh khuya như vẽ.
+ Điệp ngữ : chưa ngủ : Nhấn mạnh lí do Bác chưa ngủ : Không chỉ vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn vì lo lắng cho nước cho dân. Điệp ngữ như một bản lề khép mở giữa tâm trạng 2 con người trong một chủ thể trữ tình Hồ Chí Minh : Một nghệ sĩ yêu thiên nhiên tha thiết đang đắm hồn mình giữa một đêm trăng đẹp và một vị lãnh tụ vĩ đại đang trằn trọc, thao thức vì vận mệnh dân tộc.
-> Lòng yêu thiên nhiên, yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Hồ Chí Minh.
Câu 2: 
A. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu nhận xét.
B. Thân bài :
1. Giải thích:
- Thế nào là tương phản? ( SGK tr )
- Tương phản thể hiện trong tác phẩm ntn?
2.Chứng minh:
a. Cảnh dân hộ đê > < Cảnh quan trong đình.
- Dân : 
+ Ngoài trời, đêm khuya, mưa lũ...
+ Ra sức chống chọi với thiên nhiên mưa lũ để cứu đê : thuổng, cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ... bì bõm, lướt thướt...từ chiều đến lúc bấy giờ ( gần một giờ đêm)
-> Mọi cố gắng đều vô vọng vì nguy cơ đê vỡ đang đến gần.
- Cảnh trong đình: 
+ Trong đình, nơi cao ráo, đèn thắp sáng trưng.
+ Quan ung dung chơi bài.
+ Xung quanh có kẻ hầu người hạ.
+ Mang theo nhiều đồ dùng sang trọng.
-> Đi hộ đê mà như đi hưởng lạc.
b. Cảnh quan thắng ván bài > < Dân thảm cảnh:
- Quan sung sướng, hả hê vì ù to -> Sung sướng đến cực độ.
- Dân : đê vỡ, nhà trôi, lúa má ngập, người sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn.
-> Cảnh hết sức bi thảm.
=> Bản chất ích kỉ, vô trách nhiệm, tàn nhẫn, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu -> Bản chất của bọn quan lại trong xã hội phong kiến.
C. Kết bài : Khẳng định sự thành công của việc sử dụng phép tương phản để vạch trần bộ mặt tên quan phụ mẫu trong tác phẩm. 
Đề 2: 
Câu 1:
- Nội dung : Tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đường hành quân.
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ cách quãng : “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương.
+ Liệt kê + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nghe...
-> Người chiến sĩ không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn lắng nghe cảm nhận bàng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn, bằng hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khoẻ lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gàđánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà, gia đình, quê hương. Tiếng gà như sợi dây vô hình nối liền quá khứ với hiện tại.
=> Đoạn thơ ngắn nhưng khắc hoạ được tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước của người lính.
Câu 2: 
A. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề.
B. Thân bài:
1. Giải thích:
- “ Lòng lang, dạ thú” : Tâm địa độc ác, mất hết tính người.
- “ Lòng lang dạ thú” của quan phụ mẫu thể hiện trong tác phẩm: Sự thờ ơ, vô trách nhiệm, độc ác, tàn nhẫn trước nỗi khổ của nhân dân.
2. Chứng minh: 
- Thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm: 
+ Đi hộ đê mà ở chỗ cao ráo, trốn tránh nơi xung yếu : Coi như không hay biết đến chuyện đê vỡ.
+ Đi hộ đê mà thực chất là đi tiêu khiển, cùng với đám tuỳ tùng chơi tổ tôm.
- Độc ác vô nhân đạo, nhẫn tâm trước nguy cơ muôn dân đang bị đe doạ: 
+ Khi có người báo đê sắp vỡ : Thây kệ, vẫn ung dung đánh bài.
+ Khi có người báo đê vỡ : Quát tháo, đổ trách nhiệm cho người khác, lập lại trật tự để tiếp tục ván bài.
+ Đê vỡ, dân chết, nhà trôi, lúa má ngập – Quan sung sướng hả hê vì ù to.
-> Quan cha mẹ bỏ mặc dân trước tình cảnh khốn cùng, mất hết tính người trước những đau khổ, mất mát của người dân.
* Liên hệ với các tác phẩm khác -> Từ đó rút ra bản chất của tên quan phụ mẫu là bản chất chung của bọn quan lại thời phong kiến.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
Đề 3:
Câu 1: 
- Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Mỗi cách cho một ví dụ.
Câu 2: Cần trình bày được các ý sau: 
- Sách là người bạn gần gũi, thân thiết không thể thiếu của học sinh.
- Sách cung cấp tri thức, mở mang trí tuệ.
- Sách bồi đắp tâm hồn...
Câu 3: 
-A. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
B. Thân bài:
1. Thế nào là “ Uống nước nhớ nguồn”?
- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hoặc đấu tranh của các thế hệ tưrớc.
- Nhớ nguồn: Biết ơn những người làm ra thành quả đó.
- Nghĩa của cả câu tục ngữ: Lời khuyên, nhắc nhở lớp người đi sau, những ai đã đang và sẽ hưởng thành quả của lớp người đi trước thì phải biết ơn.
2. Tại sao “ uống nước” phải “nhớ nguồn”?
- Trong thiên nhiên, xã hội không có sự vật nào là không có nguồn gốc; không có thành quả nào tự nhiên mà có -> Phải do công sức lao động và chiến đấu của những ngời đi trước tạo nên.
- Những người đi sau, được hưởng những thành quả đó thì phải có lòng biết ơn.
- Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của những người đã làm nên thành quả trong cuộc sống.
- Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm biết ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hoá...
3. “Nhớ nguồn” ta phải làm gì?
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hoá rạng rỡ của dân tộc , bảo vệ, phát huy những truyền thống quý báu ấy.
- Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa dân tộc.
- Sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm.
- Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nước ngoài để làm cho truyền thống ngày càng thêm phong phú.
C. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc ki 2 lop 7.doc