Đề thi học kỳ - Môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học kỳ - Môn Ngữ văn lớp 9

I.VĂN – TIẾNG VIỆT (5đ)

1. Qua văn bản “Bàn luận về phép học”. Em hãy nêu ý kiến của mình về tình trạng học gạo hiện nay trong học sinh? (3đ)

2. Tại sao phải có sự sắp xếp trật tự từ trong câu? (1đ)

3. “Hàng bưởi

 Đu đưa

 Bế lũ con

 Đầu tròn

 Trọc lốc. . . .” (Mưa- Trần Đăng Khoa)

-Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra từ thực hiện biện pháp nghệ thuật đó? (1đ)

II. TẬP LÀM VĂN (5đ)

 Đề bài : Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản « Hịch tướng sĩ » .

Hướng dẫn chấm Ngữ văn - Lớp 9

Thời gian: 120

 

docx 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ - Môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ - MƠN NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian: 120’
I.VĂN – TIẾNG VIỆT (5đ)
1. Qua văn bản “Bàn luận về phép học”. Em hãy nêu ý kiến của mình về tình trạng học gạo hiện nay trong học sinh? (3đ)
2. Tại sao phải có sự sắp xếp trật tự từ trong câu? (1đ)
3. “Hàng bưởi
 Đu đưa
 Bế lũ con 
 Đầu tròn 
 Trọc lốc. . . .” (Mưa- Trần Đăng Khoa) 
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chỉ ra từ thực hiện biện pháp nghệ thuật đó? (1đ) 
II. TẬP LÀM VĂN (5đ)
 Đề bài : Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản « Hịch tướng sĩ » .
Hướng dẫn chấm Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 120’
ĐỀ : B
I. VĂN – TIẾNG VIỆT (5 điểm)
1. Nêu được : 
-Giải thích học gạo là gì? (học cốt lấy điểm cao). (0,5 điểm)
-Thực trạng học gạo: chỉ học ở SGK ít vận dụng, liên hệ thực tế, cốt được điểm cao, vì điểm cao nên quay cóp, gian lận, dối thầy lừa bạn, ... (0,5 điểm)
-Nguyên nhân: bệnh thành tích, bệnh sĩ diện,... (0,5 điểm)
-Tác hại: tạo thành tích ảo, kìm hãm sự phát triển, hạn chế tư duy,... (0,5 điểm)
-Nêu được biện pháp khắc phục học phải nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực hành, biết tư duy, tìm tòi sáng tạo trong học tập, . . . (1 điểm)
2. Nêu được: (Mỗi ý đạt 0,5điểm)
-Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
-Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Sử dụng biện pháp nghệ thuật: Miêu tả (0.25 điểm) ; nhân hóa. (0.25 điểm)
-Từ thực hiện biện pháp nghệ thuật là: 
+Miêu tả: Hàng bưởi, Đu đưa, Bế lũ con , Đầu tròn , Trọc lốc (0.25 điểm) 
+Nhân hóa: Bế lũ con , Đầu tròn , Trọc lốc (0.25 điểm) 
II. TẬP LÀM VĂN 
A. Yêu cầu bài viết đạt được :
-Trình bày được tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn
-Bố cục và lập luận chặt chẽ, ít sai lỗi chính tả.
-Trình bày được luận điểm, luận cứ, theo trật tự nhất định trình bày hấp dẫn, ấn tượng, kết hợp biểu cảm, tính thuyết phục cao...
-Sử dụng linh hoạt các câu. 
B. Dàn bài.
1.Mở bài: (1 điểm) 
-Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn (0,25 điểm)
-Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, ra đời tác phẩm « Hịch tướng sĩ » và thể hịch. (0,25 điểm)
-Khẳng định tinh thần yêu nước của tác giả được thể hiện mãnh liệt trong tác phẩm này. (0,5 điểm)
2.Thân bài: (3 điểm) Trình bày được các luận điểm sau :
- TQT một vị tướng hết lòng vì dân vì nước, lo cho vận mệnh đất nước dẫn chứng : « nữa đêm vỗ gối.vui lòng » (0,5 điểm)
- Thấy nỗi nhục mất nước: Căm tức vì giặc ngang ngược, uất ức vì chúng đòi ngọc lụa, bắt nạt nhân dân (0,5 điểm)
- Khát khao đánh đuổi quân thù một cách mạnh mẽ : (0,75 điểm)
 +Tập hợp binh thư soạn ra cuốn « binh thư yếu lược » cho các tướng sĩ luyện tập.
 +Yêu cầu các tưóng sĩ cùng nhau Ltập và cảnh giác
- Phân tích giọng văn : lúc thì sục sôi, lúc thì đau xót, lúc thì hả hê, lúc thì châm biếm để khích lệ tinh thần các tướng sĩ và tỏ rõ lòng mình. (0,75 điểm)
-Giá trị của tinh thần yêu nước xưa và nay. (0,5 điểm)
3.Kết bài: (1 điểm) Khẳng định lại truyền thống đấu tranh của quân dân nhà Trần, có sự đóng góp rất lớn của TQT.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHI HKI Nam oc 20112012.docx