Đề thi học sinh giỏi 9 môn Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi 9 môn Ngữ Văn

 Câu 1(2điểm)

 Cảm nhận của em về nghệ thuật diễn tả âm thanh trong những câu thơ sau:

a. “Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên”

 ( Hữu Thỉnh)

 b. “ Tiếng ve màu đỏ

 Cháy trong vòm cây”

(Thanh Thảo )

b. “ Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng

Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm”

 ( Hoàng Nhuận Cầm )

 Câu 2(1điểm)

 Nét đặc sắc trong đoạn thơ sau là gì ?

 “ Trong như tiếng hạc bay qua

 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

 Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du

 Câu 3(7điểm)

 Qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại (ngữ văn 9 tập I) hãy làm rõ: “Bức chân dung tầng lớp thanh niên Việt Nam trong kháng chiến cũng như trong lao động dựng xây đất nước”

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi 9 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi 9 môn ngữ văn .
 Câu 1(2điểm)
 Cảm nhận của em về nghệ thuật diễn tả âm thanh trong những câu thơ sau:
“Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên”
 ( Hữu Thỉnh)
 b. “ Tiếng ve màu đỏ
 Cháy trong vòm cây”
(Thanh Thảo )
“ Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng
Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm”
 ( Hoàng Nhuận Cầm )
 Câu 2(1điểm)
 Nét đặc sắc trong đoạn thơ sau là gì ?
 “ Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
 Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du
 Câu 3(7điểm)
 Qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại (ngữ văn 9 tập I) hãy làm rõ: “Bức chân dung tầng lớp thanh niên Việt Nam trong kháng chiến cũng như trong lao động dựng xây đất nước”
	Hướng dẫn chấm đề học sinh giỏi lớp 9. Môn ngữ văn
1. Câu 1:
- Trình bầy đợc đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở cả 3câu thơ, đợc 0,5điểm.
- Câu thơ 1: nghệ thuật ẩn dụ lấy tính chất của nớc, qua từ láy “bập bềnh” để miêu tả tiếng chim bìm bịp. Khiến tiếng chim trở lên có hình khối, có chuyển động. Do đó diễn tả đợc sự lan toả của âm thanh tiếng chim trong một không gian rộng lớn, tĩnh lặng.(0,5điểm).
- Câu thơ 2 :
Cũng là ẩn dụ, lấy tính chất của lửa chỉ cho tính chất của tiếng ve. Âm thanh ở đây không đợc cảm nhận bằng thính giác mà bằng thị giác. Nên câu thơ diễn tả đợc trực tiếp âm thanh, màu sắc sôi động, hừng hực của mùa hè. Câu thơ không tả nắng mà ta thấy đợc sự chi phối của nó lên cảnh vật. (0,5điểm).
- Câu thơ 3 :
Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến âm thanh tiếng chim đợc liên tởng giống nh những vong bi thuở nhỏ. Câu thơ khắc hoạ đợcc tâm hồn trẻ trung của ngời chiến sĩ, đợc những giay phút bình yên hiếm có giữa khói lửa chiến tranh.(0,5điểm).
2.Câu 2:
- Nói đợc : Tiếng đàn của Thuý Kiều đợc miêu tả một cách tinh tế qua nghệ thuật so sánh (0,5điểm).
- Diễn tả đợc bốn cung bậc khác nhau của tiếng đàn : trong, đục, khoan, mau đợc so sánh với : tiếng hạc, tiếng suối mới sa, tiếng gió, tiếng ma, thể hiện đợc tài năng, tâm hồn nhạy cảm tinh tế của ngời đánh đàn, cũng nh tài miêu tả của cụ Nguyễn Du...(0,5điểm).
3. Câu 3 :
- Giải nghĩa đợc bức chân dung: Chân dung là hình ảnh con ngời đợc vẽ lại, chụp lại qua nghệ thuật hội hoạ, nhiếp ảnh. Nhng trong văn học, chân dung con ngời đợc dựng lên qua ngôn ngữ. Nếu qua chụp, qua vẽ ngời ta chỉ thấy đợc hình ảnh hữu hạn, thì qua ngôn ngữ, chân dung con ngời hiện lên một cách sinh động cả tâm hồn, dáng vẻ....
- Làm rõ đợc bức chân dung tầng lớp thanh niên Việt Nam qua các tác phẩm : “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “Bếp lửa” và một số tác phẩm khác nếu các em biết.
- Đó là những con ngời yêu quê hơng, đất nớc, giàu nhiệt huyết cách mạng và tinh thần tuổi trẻ.
- Những con ngời hết sức mộc mạc, giản dị.
- Những con ngời có ý trí, nghị lực vợt lên mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn của hoàn cảnh chiến tranh, cũng nh cuộc sống đời thờng. Họ đặt tình yêu quê hơng đất nớc lên trớc hết, ý thức đợc ý nghĩa của việc mình làm(“đồng chí” ra đi để mặc gian nhà không..., ngời lính lái xe, xe cứ chạy vì miền Nam...Anh thanh niên coi mình với công việc là đôi, cô kĩ s trẻ tìm lên với vung cao...).
- Là những con ngời có lí tởng sống cao đẹp.
- Đó là những con ngời biết sống chan hoà, yêu thơng, đoàn kết.
- Cũng sống hết sức trẻ trung, lãng mạn ( ngời lính trong “Đồng chí” với phút “đầu súng trăng treo”, Ngời lính lái xe với những tiếng cời ha ha, với những lúc chung bát đũa, anh thanh niên với việc trồng hoa, đọc sách....) 
- Nói đợc về nghệ thuật xây dựng các nhân vật đó, cũng nh t tởng mà các tác giả gửi gắm khi xây dựng nhân vật.
- Qua hình ảnh của họ ta thấy đợc sức sống của dân tộc Việt Nam trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ : bền bỉ lặng thầm, nhng cũng bất khuất, kiên cờng.
* Cả 3 câu, mỗi câu học sinh đều phải trình bầy thành một bài văn hoàn chỉnh, có bố cục rõp ràng, cân đối. Các ý đợc triển khai mạch lạc, lôgic. Chuyển đoạn, liên kết đoạn nhịp nhàng. Lời văn trong sáng.
* Câu 3 trình bầy đợc nh trên cho điểm 6-7.
- Điểm 4-5 khi còn thiếu một đôi ý nhỏ, hoặc nói cha cặn kẽ một số ý quan trọng nào đó.
- Điểm 3-4 khi thiếu một đến hai ý cơ bản. 
- Điểm 2-3 khi thiếu hơn hai ý cơ bản.
* Học sinh không nêu đợc ý cơ bản nh trên, có sáng tạo, ngời chấm dựa trên sáng tạo cho điểm, nhng không cho quá đến một nửa số điểm quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu quan trong.doc