Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học (thời gian làm bài phút)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học (thời gian làm bài phút)

Câu 1: (2 điểm) Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?

Câu 2: (2 điểm) Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

Câu 3: (2 điểm) Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học (thời gian làm bài phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010 – 2011
Mụn thi: SINH HỌC
(Thời gian làm bài phỳt)
Câu 1: (2 điểm) Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
Câu 2: (2 điểm) Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?
Câu 3: (2 điểm) Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
Cõu 4: (2 điểm)
Hóy so sỏnh kết quả lai phõn tớch F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liờn kết của hai cặp tớnh trạng.
Câu 5: (2điểm) 
Cú 2 gen nhõn đụi một số lần khụng bằng nhau và đó tạo ra 20 gen con. Biết số lần nhõn đụi của gen I nhiều hơn so với gen II.
Xỏc định số lần nhõn đụi và số gen con tạo ra của mỗi gen
Gen I và gen II đều cú 15% Ađờnin. Gen I dài 3060A0, gen II cú 2400 nuclờụtit. Xỏc định số lượng từng loại nuclờụtit mụi trường cung cấp cho gen I nhõn đụi. Số liờn kết hyđrụ bị phỏ vỡ khi gen II nhõn đụi.
Câu 6:(4 điểm)
 Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài.
Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? 
Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn
 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.
 Câu 7: (3 điểm)
 Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin.
Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010 – 2011
Mụn thi: SINH HỌC
(Thời gian làm bài phỳt)
Câu 1: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
Đáp án
Điểm
* Biến dị di truyền:
 a. Biến dị tổ hợp
 b. Đột biến:
 - Đột biến gen: 
 Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
 Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một 
 hoặc một số cặp nuclêôtit khác.
 - Đột biến nhiễm sắc thể:
 + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: 
 Gồm các dạng: Mất đoạn nhiễm sắc thể.
 Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
 Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
 + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 
 Gồm các dạng: Đột biến dị bội.
 Đột biến đa bội.
* Biến dị không di truyền: 
 Thường biến.
 Chú ý: Nếu chỉ kể tên đột biến gen chỉ cho 0,25điểm. Nếu phân loại được 2 loại đột biến gen trở lên cho thêm 0,25điểm.
 Nếu chỉ kể tên đột biến NST cho 0,25điểm, chỉ phân loại đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST, cho thêm 0,25điểm 
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 2: Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN chỉ có tính ổn định tương đối?
Đáp án
Điểm
* Cấu trúc hóa học của ADN.
 - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P...
 - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
 - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
 - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit.
 - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật.
* Cấu trúc không gian của ADN.
 - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953.
 - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
 - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh.
 - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia.
 - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0.
 - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài.
* Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối:
 - Cấu trúc ADN ổn định nhờ:
 + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững.
 + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn.
 - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì:
 + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.
 + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen).
 + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới.
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 3: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể?
Đáp án
Điểm
* Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể.
* Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể
 - Đối với loài sinh sản hữu tính:
 + Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân.
 Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
 + Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 
 Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
 - Đối với loài sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ khác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân.
 Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ.
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 6: 
Đáp án
a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2.
- Xác định trội lặn:
 Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Vậy tính trạng thân xám là tính trạng trội, thân đen là tính trạng lặn, tính trạng cánh dài là tính trạng trội, cánh ngắn là tính trạng lặn.(theo định luật đồng tính Menđen)
- Quy ước gen: 
 B: thân xám b: thân đen
 V: cánh dài v: cánh ngắn
- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc thân:
 ở F2 thân xám : thân đen = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Bb
 SĐL: P: Thân xám x Thân xám
 Bb x Bb
 GP: B ; b B ; b
 F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1bb
 Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen
- Xét sự di truyền tính trạng kích thước cánh:
 ở F2 cánh dài : cánh ngắn = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Vv
 SĐL: P: Cánh dài x Cánh ngắn
 Vv x Vv
 GP: V ; v V ; v
 F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1VV : 2Vv : 1vv
 Tỉ lệ kiểu hình: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn
- Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng:
 Nếu các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì:
 (3 thân xám: 1 thân đen) (3 cánh dài: 1 cánh ngắn) =
9thân xám, cánh dài:3thân xám, cánh ngắn:3thân đen, cánh dài:1 thân đen, cánh ngắn
Nhưng tỉ lệ đề bài là 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài. Vậy các gen không phân li độc lập mà di truyền liên kết.
 - F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1, suy ra F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo Bv
 bV
Bố mẹ thuần chủng 
 thân xám, cánh ngắn kiểu gen Bv ; thân đen, cánh dài có kiểu gen bV
 Bv bV
SĐL: P: thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài 
 Bv bV
 Bv x bV
 GP: Bv bV
 F1: Bv
 bV 
 ( 100% thân xám, cánh dài)
 F1 x F1: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài
 Bv x Bv
 bV bV 
 GF1: Bv ; bV Bv ; bV
 F2: Bv Bv bV
 T LKG: 1 : 2 : 1
 Bv bV bV
 TLKH: 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài.
b. Chọn ruồi khác để khi lai với ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn.
 Thế hệ con có kiểu hình 100% thân xám mà ruồi F1 có kiểu gen Bb, vậy ruồi đem lai chỉ cho giao tử B, kiểu gen là BB.
 Thế hệ con có tỷ lệ cánh dài: cánh ngắn= 3:1, suy ra cả bố và mẹ có kiểu gen Vv.
 Vậy ruồi đem lai có kiểu gen là BV (kiểu hình thân xám, cánh dài)
 Bv
 P: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài
 Bv x BV
 bV Bv 
 GP: Bv ; bV BV ; Bv
 F1: BV Bv BV bV
 T LKG: 1 : 1 : 1 : 1
 Bv Bv bV Bv
 TLKH: 3 thân xám, cánh dài:1 thân xám, cánh ngắn.
Câu 7: 
Đáp án
Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen.
 - Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)
 - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
 A = T = 1200 (nu)
 G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)
 - Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:
 A = T = 1350 (nu)
 G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)
Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu?
ở kì giữa của giảm phân I nhiễm sắc thể đã nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép, do đó gen trên nhiễm sắc thể cũng được nhân đôi.
Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời điểm đó là:
 A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu)
 G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)
Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?
 - Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có hai loại giao tử bình thường là A, a, hai loại giao tử không bình thường là Aa và O.
 - Số nu mỗi loại trong các giao tử là:
 + Giao tử A: A = T = 1200 (nu)
 G = X = 300 (nu)
 + Giao tử a: A = T = 1350 (nu)
 G = X = 150 (nu)
 + Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu)
 G = X = 300 + 150 = 450 (nu)
 + Giao tử O: A = T = 0 (nu)
 G = X = 0 (nu)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG HUYEN.doc