Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 năm học 2009- 2010

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 năm học 2009- 2010

Câu 1 ( 5 điểm )

 Hãy phân tích biện pháp tu từ trong đoạn trích sau?

 “ Nhớ Người những sáng tinh sương

 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

 Nhớ chân Người bước lên đèo

 Người đi rừng núi trông theo bóng Người”

 ( Tố Hữu- Việt Bắc )

Câu 2: ( 5 điểm )

 Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:

 “Không có kính, rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phái trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim”

 ( Phạm Tiến Duật- Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

( Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng)

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 năm học 2009- 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn 9
Năm học 2009- 2010
Câu 1 ( 5 điểm )
 Hãy phân tích biện pháp tu từ trong đoạn trích sau?
 “ Nhớ Người những sáng tinh sương
 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
 Nhớ chân Người bước lên đèo
 Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
 ( Tố Hữu- Việt Bắc )
Câu 2: ( 5 điểm ) 
 Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:
 “Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phái trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 ( Phạm Tiến Duật- Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
( Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng)
Câu 3: ( 10 điểm )
 Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1 ( 5 điểm )
 - Biện pháp nhân hoá: “ Người đi rừng núi trông theo bóng Người” => Nói nên tấm lòng yêu mến của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ ( Rừng núi ở đây không chỉ là rừng núi thiên nhiên Việt Bắc , mà còn là đồng bào Việt Bắc. Rừng núi tượng trưng cho người dân Việt Bắc) ( 3 điểm )
 - Điệp từ “ nhớ” ở câu thớ nhất và câu thứ ba để nói rõ hơn tấm lòng nhớ mong Bác ( nhớ mong tha thiết, khôn nguôi) đối với Bác. ( 2 điểm)
Câu 2: ( 5 điểm )
* Hình thức: viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ số dùng tối thiểu qui định, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, sạch đẹp. ( 0,5 điểm )
* Nội dung: Đoạn văn trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và khổ thơ cuối của bài thơ, trích dẫn khổ thơ ( 1 điểm)
- Khổ thơ đã nói lên sự thử thách đối với người lính lái xe ngày càng nhiều, càng ác liệt: Không có kính, rồi xe không có đèn
 Không có mui xe, thùng xe có xước ( 1 điểm)
- Sự đối lập tình trạng hư hỏng của chiếc xe và hoạt động không ngừng của xe cùng với các từ mang tính chất khẳng định và biện pháp tu từ hoán dụ đã khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển , khẳng định tình yêu tổ quốc là sức mạnh vô song. ( 2 điểm)
- Câu kết bài thơ đã biểu dương cao độ sức mạnh tinh thần và lòng yêu tổ quốc của người lính lái xe Trường Sơn nói chung và của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ nói chung. ( 0,5 điểm )
 Câu 3 ( 10 điểm )
1 Yêu cầu chung: Vận dụng cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( nghị luận về nhân vật văn học) làm sáng tỏ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ SaPa”
2. Hướng dẫn chấm
a) Hình thức: Viết thành bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, có lập luân chặt chẽ, luận cứ cụ thể sát hợp, trình bày khoa học, sạch đẹp ( 1 điểm )
b) Nội dung: ( 9 điểm )
* Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” và nêu cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên: ( 1 điểm )
 - Truyện ngắn “ Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai của tác giả...
- Anh thanh niên trong truyện là người mang nhiều phẩm chất đáng khâm phục, đáng gợi ca...
* Thân bài:
- Anh thanh niên là người cởi mở, chân thành, cân cần, chu đáo ( dẫn chứng) 
 ( 2 điểm )
- Sống ngăn nắp, qui củ, tổ chức công việc một cách khoa học ( dẫn chứng )
 ( 1 điểm )
- Yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, sống có mục đích, có lý tưởng. 
 ( dẫn chưng) ( 3 điểm )
- Là người khiêm tốn ( dẫn chứng ) ( 1 điểm )
* Kết bài ( 1 điểm )
Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng hiến cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2009_2.doc