Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học: 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9

Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học: 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC: 2009-2010

MÔN: NGỮ VĂN 9

Câu 1: (4 điểm): Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” nhà văn Nguyễn Thành Long đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của cách xây dựng tình huống đó trong việc khắc hoạ nhân vật và chủ đề của truyện?

Câu 2: (4 điểm): Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ? Cho biết nghĩa của từ “đầu” trong câu “Đầu súng trăng treo” được dùng theo phương thức nào? Tác dụng của phương thức đó ra sao?

Câu 3: (12 điểm): Đã có lần em cùng người thân đi thăm và tảo mộ cho mộ người thân trong ngày lễ tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học: 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1: (4 điểm): Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” nhà văn Nguyễn Thành Long đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của cách xây dựng tình huống đó trong việc khắc hoạ nhân vật và chủ đề của truyện?
Câu 2: (4 điểm): Có mấy phương thức chuyển nghĩa của từ? Cho biết nghĩa của từ “đầu” trong câu “Đầu súng trăng treo” được dùng theo phương thức nào? Tác dụng của phương thức đó ra sao?
Câu 3: (12 điểm): Đã có lần em cùng người thân đi thăm và tảo mộ cho mộ người thân trong ngày lễ tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu 1: (4 điểm): Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các ý sau:
- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các vị khách (cô kĩ sư, bác hoạ sĩ ) trong chuyến xe đi SaPa với anh thanh niên làm công tác htuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn qua sự giới thiệu của bác lái xe.(1đ)
- Đó là một tình huống tự nhiên, hợp lí, rất nhẹ nhàng thơ mộng trữ tình. (0.5đ)
- Tác dụng: 
+Tác giả muốn giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi. (0.5đ)
+ Để nhân vật anh thanh niên hiện ra một cách rõ nét hơn, đẹp hơn qua cái nhìn, cảm xúc và ấn tượng của các nhân vật khác một cách khách quan, chân thực.(1đ)
+ Từ đó chủ đề của tác phẩm được khắc hoạ và nổi bật. (1đ)
Câu 2: (4 điểm): Học sinh trình bày được những ý sau:
- Có 2 phương thức chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. (1đ)
- Từ “đầu” trong câu “Đầu súng trăng treo” được dùng theo phương thức ẩn dụ. (1đ)
- Tác dụng: Vừa gợi tả được công việc của những người chiến sĩ trong đêm khuya vừa tạo được chất lãng mạn. (2đ)
Câu 3: (12 điểm): Dàn bài:
 1. Mở bài: (2đ)
 Nêu hoàn cảnh tảo mộ. Tảo mộ ai? người đó có quan hệ như thế nào?
 2. Thân bài: (8đ): mỗi ý trình bày đúng được 2 điểm:
 - Nêu những công việc chuẩn bị cần thhiết cho việc tảo mộ: mua sắm vàng, hương, nến...
 - Giới thiệu không gian, thời gian của việc tảo mộ: khung cảnh nghĩa trang, hình ảnh những ngôi mộ, những người đi viếng...
 - Kể lại những việc cần tiến hànhkhi tảo mộ: thắp hương, khẩn, chăm sóc mộ người thân và những ngôi mộ xung quang đó...
 - Nêu tình cảm với người đã khuất.
 3. Kết bài: (2đ)
 - Ý nghĩa của việc tảo mộ.
 - Một lần nữa khắc sâu tình cảm của người viết với người đã khuất.
 - Nêu lời hứa.
	HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HSG 0910.doc