Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn học: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn học: Ngữ Văn

Câu1 :(8điểm )Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Sóng đã cài then đêm sập cửa

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.’’

 ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá ’’ - Huy Cận )

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

2. Biển nước ta ở phia đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tại sao Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển.’’ Cách viết đó tưởng như vô lí, lại có lí chỗ nào?

 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn

4. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ.

Câu 2 :Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu trong văn bản “ Chiếc Lược Ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện - Môn học: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC ĐỀ: 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn
Câu1 :(8điểm )Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.’’
 ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá ’’ - Huy Cận )
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Biển nước ta ở phia đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tại sao Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển.’’ Cách viết đó tưởng như vô lí, lại có lí chỗ nào?
 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ.
Câu 2 :Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu trong văn bản “ Chiếc Lược Ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC ĐỀ: 10
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn
 	I. ĐỂ RA:
 Câu 1: (2,5đ)
 Phân tích nét độc đáo của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
 Câu 2: (1,5đ)
 Em hãy cho biết ba hình ảnh trăng sau đây gắn đời Thuý Kiều với những nhân vật nào? Ở hoàn cảnh cụ thể nào trong Truyện Kiều?
 - Vầng trăng vằng vặc giữa trời
 Đinh ninh hai miệng một lời song song.
 - Vầng trăng ai xẻ làm đôi
 Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
 - Lần thâu gió mát trăng thanh
 Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
 Câu 3: (6đ)
 Phẩm chất và số phận người phụ nữ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
	 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ: 11
 	 MÔN : NGỮ VĂN 
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương. Áo đỏ )
Câu 2. (5 điểm) Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
Câu 3. (12 điểm) Nhận xét về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, có ý kiến cho rằng: “Đầu tiên là ấn tượng làm người ta nể trọng, sau đó làm ta nghi ngờ, khinh bỉ để rồi cuối cùng bộc lộ cái bản chất lưu manh vô học, con buôn lọc lõi, vô nhân tính”.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 4. Tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân ( khoảng 7 câu).
Câu 5. Giới thiệu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu .
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC ĐỀ: 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Môn: Ngữ văn
Câu 1 (2 điểm)
Kết thúc đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
“Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.”
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du – NXB Văn hoá 2002)
Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (3 điểm)
	Tục ngữ có câu: “Thời gian là vàng”.
	Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
Câu 3 (5 điểm) 
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.
—Hết—

Tài liệu đính kèm:

  • docIN DE 9,10,11,12.doc