Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn

Câu1(6đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 “Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Câu 2(14đ): Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn:

 “Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

 Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

 Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

 Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

 Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

 Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

 Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

 Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GD - ÑT PHUØ MYÕ ÑEÀ THI HOÏC SINH GIOÛI LÔÙP 9 CAÁP HUYEÄN 
 TRÖÔØNG THCS MYÕ LOÄC NAÊM HOÏC : 2009 - 2010
 Moân : NGÖÕ VAÊN 
 (ÑEÀ ÑEÀ XUAÁT ) Thôøi gian laøm baøi : 150 phuùt ( khoâng keå phaùt ñeà ) 
Câu1(6đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng.”
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 2(14đ): Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn:
 “Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
 Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
 Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
 Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
 Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”
Nguyễn Du tả sắc tài của Thúy Vân, Thúy Kiều nhưng đã ngụ ý thể hiện tính cách và số phận của mỗi người. Tìm hiểu đoạn thơ và dựa vào diễn biến cốt truyện để làm sáng tỏ điều đó?
ÑAÙP AÙN VAØ BIEÅU ÑIEÅM CHAÁM
MOÂN: NGÖÕ VAÊN – LÔÙP 9
Câu 1: (6điểm) 
 * Nội dung (5điểm) cần đảm bảo các ý sau: 
 -Bốn câu thơ đầu:
 +Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh:dòng sông xanh ,bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.Chỉ vài nét phác họa nhưng đã vẽ ra được cả không gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la ,cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân cùng với âm thanh vang vọng ,tươi vui của chim chiền chiện (Hót chi mà vang trời) (1,5 điểm)
 +Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ,gam màu hòa hợp (xanh tím).Dựng khung cảnh không đạm cũng không nồng, lại có gì nhỏ nhắn, êm đềm( Dòng sông xanh lặng lẽ, một bông hoa, chim là chim chiền chiện ) con người cũng nhỏ nhẹ , reo thầm ( ơi, hót chi mà).Tất cả tạo nên cảnh mùa xuân , con người, khí chất Huế (1đ)
-Hai câu cuối:
 +Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui của tác giả trước cảnh mùa xuân(0,5đ)
 + “ Từng giọt” có thể là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng trời xuân nhưng gắn với các câu thơ trên thì nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện . Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim hiện ra thành hình, thành khối( giọt) thành ánh sáng và màu sắc( long lanh) cụ thể đến mức có thể hứng được .Hình ảnh thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân của xứ Huế.
 Nếu liên hệ với hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo, cái chết cận kề từng ngày ta mới thấy hết tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống của nhà thơ (2đ)
*Hình thức: Trình bày như một bài văn ngắn có đủ bố cục ba phần, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, văn phong lưu loát ,giàu cảm xúc, không mắc lỗi các loại (1đ)
Câu 2: (14đ)
I.Yêu cầu chung:
 - Kiểu bài : Nghị luận
 - Nội dung: Nhà thơ Nguyễn Du tả sắc tài chị em Thúy Kiều nhưng đã ngụ ý thể hiện tính cách và số phận của mỗi người.
II. Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài (1,5đ) 
 - Đặc sắc về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều chỉ tả vài nét nhưng làm bộc lộ tính cách nhân vật .
 - Tả tài sắc của chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du còn dự báo với người đọc số phận của mỗi người .
 2.Thân bài: (9đ) cần đảm bảo các ý sau:
 a. Nguyễn Du tả Thúy Kiều và Thúy Vân cùng đẹp tuyệt vời( bút pháp ước lệ)
 Mai cốt cách tuyết tinh thần
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Đó là vẻ đẹp vượt lên những so sánh bình thường 
Thúy Vân :Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Thúy Kiều: Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Nhưng tả Vân là để tả Kiều , Kiều có những nét khác biệt với Vân .
- Cái đẹp của Thúy Vân là phúc hậu, đoan trang còn cái đẹp của Thúy Kiều là sắc sảo, mặn mà
- Sắc đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều cùng vượt lên trên khi so sánh với vẻ đẹp thiên nhiên nhưng cách dùng từ để miêu tả mỗi nhân vật của Nguyễn Du lại khác : Thúy Vân (thua, nhường)
Thúy Kiều (ghen, hờn) .
Chính những từ đó đã dự báo hai số phận khác nhau , Thúy Vân được dành một số phận yên ổn , hạnh phúc, Thúy Kiều sẽ bị đày đọa , chìm nổi , bất hạnh.
- Những nét nổi bật của Thúy Kiều :
 + Sắc và tài đều đặc biệt hơn người
+ Không những đẹp mà còn thông minh
+ Biết và thạo: cầm, kỳ, thi, họa nhưng đặc biệt hơn người tài chơi “Hồ cầm” lại tự sáng tác khúc “Bạc mệnh” như là điềm báo trước cho số phận đau khổ mà Kiều với trí thông minh và vốn kiến thức của mình đã dự cảm cho mình.
Nguyễn Du tả người nhưng để chuẩn bị cho đoạn đường đời tương lai của họ. Tả hai chị em cùng xinh đẹp, cùng cha mẹ, cùng môi trường nuôi dạy nhưng số phận của họ lại khác nhau .
b. Tính cách và số phận của Thúy Vân và Thúy Kiều :
- Tính cách khác hẳn nhau 
 + Trong ngày hội đạp thanh , Thúy Kiều thương xót nấm mồ vô chủ, xót xa số phận Đạm Tiên , Thúy Vân dửng dưng như mọi người khác trong ngày hội.
 + Tai họa đến với gia đình, Thúy Kiều đau đớn lo nghĩ, bán mình cứu cha và em còn Thúy Vân không suy nghĩ.
 + Khi Kim-Kiều tái hợp , Vân coi hai người lấy nhau là chuyện tất nhiên trái lại Kiều từ chối .
Thúy Vân đẹp thùy mỵ, nết na nhưng đơn giản , Thúy Kiều đẹp và tài, giàu lòng trắc ẩn, nhiều tình cảm, thông minh, sắc sảo.Thúy Vân dễ có hạnh phúc , Thúy Kiều khó có hạnh phúc.
 -Số phận khác hẳn nhau:
 +Thúy Vân sống hạnh phúc
 + Thúy Kiều thì : Hết nạn nọ đến nạn kia 
 Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần
 Sau mười lăm năm lưu lạc gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều vẫn không hề có hạnh phúc.
3.Kết bài (1,5đ)
-Nghệ thuật tả người của văn học trung đại là ước lệ 
- Mỗi nhân vật của Nguyễn Du dầu thoáng qua nhưng sắc nét . Dẫu không nhìn thấy người đọc vẫn cảm nhận được nhân vật không chỉ hình dung bên ngoài mà còn cảm nhận được tính cách bên trong và hơn nữa dự cảm được số phận nhân vật.
* Trình bày sạch đẹp, bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng gợi cảm, các ý phân tích sâu sắc, dẫn chứng sát hợp, không mắc lỗi (2đ).
	 KT.HIEÄU TRÖÔÛNG 
	 	P.HIEÄU TRÖÔÛNG 	
 HUYØNH MINH TRÒ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI(10).doc