Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn

Câu 1:( 4 điểm) Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” , Thanh Hải có viết:

“ Đất nước bốn nghìn năm

 Vất vả và gian lao

 Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.

Câu 2: ( 4 điểm) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em khi đọc truyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

- Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .

( Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)

Câu 3: ( 12 điểm)

 Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2011 - 2012 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ
TRƯỜNG THCS NINH XUÂN
MÃ KÍ HIỆU
V-01-HSG9-11-PGDHL
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 3 câu 1 trang)
Câu 1:( 4 điểm) Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” , Thanh Hải có viết:
“ Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 2: ( 4 điểm) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em khi đọc truyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
	Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .
( Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22)
Câu 3: ( 12 điểm)
	Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt
-----------Hết-----------
Người ra đề TT chuyên môn duyệt BGH duyệt
Trần Nhật Lan
PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ
TRƯỜNG THCS NINH XUÂN
MÃ KÍ HIỆU
V-01-HSG9-11-PGDHL
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
Năm học: 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN
 (hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(4điểm)
 Yêu cầu: 
- HS chỉ ra được trong khổ thơ tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh, điệp từ
1 điểm
- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật:
 + Phép nhân hóa: đất nước vất vả gian lao -> hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng của người mẹ, người chị tần tảo, cần cù.
 + Phép so sánh đất nước với “ vì sao cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo hình ảnh đất nước rất khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ. Là 1 vì sao nhưng ở vị trí đi lên trước dẫn đầu. Đó cũng là hình ảnh của cách mạng VN, của đất nước trong lịch sử.
-> Điệp từ : đất nước cùng các biện pháp tu từ trên góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả
3 điểm
 2
( 4 điểm)
Yêu cầu: 
* Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận.
* Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau , song cần đảm bảo những ý sau:
 - Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh niên ..,ông già ăn xin
 - Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống toát ra từ truyện.
 - Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người.
 + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác.
 + Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy.
-> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người.
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại?
1 điểm
2 điểm
1 điểm
3
(12 điểm)
Yêu cầu:
*Hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học.
*Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau:
Mở bài:
- Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa.
Thân bài:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu .
- Bếp lửa đời:
 + là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình VN
 + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm.
- Bếp lửa trong thơ Bằng Việt:
 + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. Từ bếp lửa củi rơm, đến bếp lửa của lòng người gợi về tình bà cháu, tình quê nồng ấm
 + Nỗi nhớ về bếp lửa được nói trực tiếp song vẫn rất tinh tế và sâu lắng. Nó được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giácMọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi.
 + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iuchính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháuNếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói..với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn.(dẫn chứng)
 + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháuNhớ về bếp lửa , nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.(dẫn chứng)
 + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa củi rơm không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người.( dẫn chứng)
 + từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn.Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của 1 tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu.
 + Trong tình cảm của bà có tình cảm đất nước, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước. tình cảm đối với bà là 1 ẩn dụ của tình yêu đất nước dành cho những người xa quê.
Kết bài:
- Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ BV là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt. ..
- Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt.
Biểu điểm:
- Điểm 11,12: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy, mạch lạc. 
- Điểm 8,9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, còn 1 vài lỗi diễn đạt hoặc chính tả.
- Điểm 5,6: Đáp ứng 1/3 yêu cầu. Viết lúng túng, luận điểm không rõ ràng.
- Điểm 2,3: Chưa biết viết bài, sa vào phân tích cả bài thơ, lập luận không rõ ràng.
- Điểm 0: Không hiểu bài. 
-----------Hết-----------
Người ra HD chấm TT chuyên môn duyệt BGH duyệt
Trần Nhật Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi chon hoc sinh gioi van 9.doc