Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – Năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – Năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn

Câu 1: (4.0 điểm)

Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau:

 “Làn thu thủy nét xuân sơn

 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

 Một hai nghiêng nước nghiêng thành

 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

 ( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

 Câu 2: (6.0 điểm)

 Đọc mẩu chuyện sau :

“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là.

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là.

- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.”

(Trích SGK Ngữ văn 9 – tập 1, trang 40)

Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.

 Câu 3: (10 điểm)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: " Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – Năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – NĂM HỌC 2011-2012 
MÔN: NGỮ VĂN 
	 	 ĐỀ ĐỀ XUẤT 	 
Thời gian làm bài: ( không kể thời gian phát đề)
	 ..
Câu 1: (4.0 điểm)
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
	“Làn thu thủy nét xuân sơn
	 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
	 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
	 Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
	( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
	Câu 2: (6.0 điểm)
 Đọc mẩu chuyện sau : 
“Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là... 
Người thầy giáo già hoảng hốt: 
- Thưa ngài, ngài là... 
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”
(Trích SGK Ngữ văn 9 – tập 1, trang 40) 
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. 
	Câu 3: (10 điểm)
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: " Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
..Hết.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI
MOÂN : NGỮ VĂN – Lớp 9
Câu
 ĐÁP ÁN
B.điểm
1
Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục ba phần; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát; không mắc lỗi.
Về nội dung:
Cần đảm bảo các ý sau: 
 - Ẩn dụ: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (Ánh mắt trong như làn nước mùa thu, lông mày cong, xanh như dáng núi mùa xuân)
	- Nhân hóa: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (thiên nhiên “ghen” và “hờn” trước vẻ đẹp của Kiều)
 - Phép nói quá: Thúy Kiều đẹp đến mức “Hoa ghen – Liễu hờn”, “Nghiêng nước nghiêng thành”
	à Cách sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp bút pháp ước lệ cổ điển trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng điển tích, điển cố đã làm hiển hiện trước mắt người đọc một trang giai nhân tuyệt sắc, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy dường như dự báo được cuộc đời dâu bể lận đận của Kiều sau này, qua đó đã cho ta thấy được tài năng của người nghệ sỹ bậc thầy Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
(4.0 )
(0.5 )
(0.5)
(0.5)
(0.5)
(2.0)
2
1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 
* Những điều rút ra từ câu chuyện: 
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 
- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng 
(một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy). - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 
* Bình luận, rút ra bài học: 
- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ... 
- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa 
giao tiếp. 
- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, 
có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người. 
- Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn. 
(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên) 
* Liên hệ mở rộng: 
- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống 
“uống nước nhớ nguồn”. 
- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa. 
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực 
à Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người. 
(6.0)
(0.5)
(2.0)
(2.0)
(1.5)
3
1) Về kỹ năng:
- Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
- Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn.đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày sạch đẹp. rõ ràng, có cảm xúc.
- Phương pháp; Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh ( luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục. học sinh phải biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu.)
2) Về nôi dung: Đây là một đề văn nhằm đánh kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở một mức độ nào đó đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học đó là cái hay của thơ ca. Tuy nhiên. từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm về thi ca, nhưng ở đề này cái chính là hiểu và lấy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ quan niệm của Trần Đăng Khoa: Thơ hay là thơ cùng một lúc phải đạt cả ba phẩm chất: gián dị, xúc động và ám ảnh.
Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau:
* Đây là kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học thông qua một nhận định.
* Muốn chứng minh được người viết phải hiểu được nhãn định và giải thích một cách khái quát nhận định ấy: 
+ Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cản nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.
+ Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ:
- Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn gián. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thề hiện
- Xúc động: Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa độc giả và nhà thơ từ đó thầy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.
 	- Ám ảnh: Những cảm xúc vấn đề tác giả thê hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọcnhững cảm xúc không thể nào quên
+ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: gián dị, xúc động và ám ảnh
- Bằng sự cảm thụ tác phẩm, học sinh chứng minh cái giản dị, xúc động và ám ảnh được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu tứ, ngôn ngừ, hình ảnh hình tượng  của bài thơ 
- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ
- Để thê hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đep đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa. thuy chung.
- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người
- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
- Kêt cẩu, gỉọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật cỉu đề, tạo tỉnh chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu săc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Tình cảm, cảm xúc cúa nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.
* Bài viết sạch, đẹp, rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, văn viết lưu loát, có cám xúc, sáng tạo, biết vận dụng ở mức chừng mực kiến thức lí luận văn học trong vlệc giải thích chứng mỉnh đề bài 
(10)
(3.0)
(6.0)
(1.0)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HOC SINH GIOI VAN 9 1.doc