Câu 1: (1.75 điểm )
a. Nêu tính đặc trưng trong cấu trúc phân tử ADN để có thể thực hiện chức năng của vật chất mang thông tin di truyền?. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN được biểu hiện ở những điểm nào?
b. Khi nào một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình?. Trong trường hợp nào thì một đột biến vốn là có hại lại có thể trở thành có lợi
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC - LỚP 9 Năm học: 2009 - 2010 Câu 1: (1.75 điểm ) a. Nêu tính đặc trưng trong cấu trúc phân tử ADN để có thể thực hiện chức năng của vật chất mang thông tin di truyền?. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN được biểu hiện ở những điểm nào? b. Khi nào một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình?. Trong trường hợp nào thì một đột biến vốn là có hại lại có thể trở thành có lợi?. Câu 2: (1.0 điểm ) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ? Câu 3: (1.75 điểm ) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d), trong đó hạt dài là trội không hoàn toàn so với hạt tròn.. Các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định : Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1? Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1? Câu 4: (1.5 điểm) a. Thế nào là ADN tái tổ hợp?. Khi chuyển ADN tái tổ hợp vào các tế bào nhận là tế bào động, thực vật và tế bào vi khuẩn thì sự tồn tại của ADN tái tổ hợp trong các loại tế bào nhận đó khác nhau như thế nào? b. Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí gây đột biến các đối tượng có kích thước bé? Câu 5: (2.0 điểm) a. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?. Lấy ví dụ minh hoạ?. b. Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến + 900C trong đó điểm cực thuận là + 550C. Nhiệt độ 00C và 900C được gọi là gì? Câu 6. (2.0 điểm) a. Mô tả chu kì đóng và duỗi xoắn của NST trong quá trình nguyên phân. Do đâu mà từ 1 tế bào mẹ, qua nguyên phân lại tạo được 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ?. b. Ở một loài sinh vật, cho các cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau. Quá trình giảm phân bình thường cuả cá thể cái xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 1 cặp NST còn cá thể đực thì không trao đổi đoạn. Khi thụ tinh tạo ra 512 hợp tử. Xác định bộ NST 2n của loài trên và gọi tên loài đó? Híng dÉn chÊm thi chän häc sinh giái M«n thi : Sinh häc - líp 9 Năm học 2009- 2010 Câu Nội dung Điểm Câu 1 1 .75điểm a. b. + Tính chất đặc trưng: - Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit. - Hàm lượng ADN là ổn đinh và có khối lượng đặc trưng cho mỗi loài. - Mỗi loài khác nhau có tỉ số (A + T)/ (G + X) ổn định và đặc trưng khác nhau + Hệ quả của NTBS: - Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự sắp xếp các Nu của mạch đơn này thì có thể suy ra được trình tự sắp xếp các Nu của mạch đơn kia. - Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN : A=T ; G=X => A+G=T+X - Các đột biến lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. - Một đột biến vốn là có hại, nếu qua giao phối gặp được tổ hợp gen thích hợp thì có thể trở thành có lợi. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 1. điểm a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống: - Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ... - Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần. - Ví dụ: hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn bắt buộc ở ngô. 0.25 0.25 0.25 b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống. 0.25 Câu 3 1.75 điểm a. - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbDd ( cao, muộn, dài ) Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : - Số kiểu gen ở F1 : 2.3.3 =18 - Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2: 1) = 1: 2 :1: 2 : 4 : 2 : 1 : 2: 1 : 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2: 1: 2: 1 0.25 0.25 0. 5 b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 : - Số loại kiểu hình ở F1 : 1.2.3 = 6 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ). (1 :2 : 1) = 3 : 6: 3 : 1: 2 : 1 0,25 0, 5 HS trình bày và ra kết quả đúng mới cho điểm, trường hợp HS viết SĐL hoặc lập khung pennet để thống kê thì không cho điểm. Câu 4 a. b. 1.5 điểm - ADN tái tổ hợp (ADN lai): là phân tử ADN được tạo ra từ sự ghép ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối - Sự khác nhau của ADN tái tổ hợp trong các loại tế bào nhận: + Tế bào nhận là tế bào động, thực vật: ADN tái tổ hợp được gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi, truyền qua các thế hệ tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào, chỉ huy tổng hợp protein đã mã hoá trong đoạn đó. + Tế bào nhận là tế bào vi khuẩn: đoạn ADN của tế bào cho có thể tồn tại cùng thể truyền, độc lập với NST của tế bào nhận nhưng vẫn có khả năng tự nhân đôi và chỉ huy tổng hợp protein tương ứng. - Vì tia phóng xạ không có khả năng xuyên sâu 0.25 0.5 0.5 0.25 Câu 5 (2.0 điểm) a Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện: + Hỗ trợ: khi các sinh vật sống gần nhau, liên hệ với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ. Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ ở các cây thông mọc gần nhau trong rừng + Cạnh tranh: khi nhóm cá thể gặp các điều kiện bất lợi Ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái... 0.5 0.5 b - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. - Vẽ được đúng sơ đồ - Nhiệt độ 00C được gọi là giới hạn dưới (điểm gây chết dưới) Nhiệt độ 900C được gọi là giới hạn trên (điểm gây chết trên) 0.25 0.5 0.25 Câu 6 2 điểm a. - Mô tả chu kì đóng và duỗi xoắn: + Khi bước vào kì trung gian, các NST ở dạng duỗi xoắn và nhân đôi tạo các NST kép + Vào kì đầu các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính vào các sợi tơ của thoi phân bào. + Đến kì giữa tiếp tục đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo + Ở kì sau 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực và dãn xoắn ở kì cuối. Sau đó lại bắt đầu 1 chu kì mới của tế bào - Do trong quá trình nguyên phân NST đã nhân đôi ở kì trung gian và được phân li đồng đều ở kì sau nên 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ. 0.25 0.5 0.25 b. Khi giảm phân, số loại giao tử hình thành ở các giới là + giới đực: 2n + giới cái: 2n+1 => số hợp tử tạo thành là: 2n . 2n+1 Theo bài ra có: 2n . 2n+1 = 512 => 2n= 8. Đây là ruồi giấm. 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: