Đề thi học sinh giỏi môn thi Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng

Đề thi học sinh giỏi môn thi Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng

Câu1 (3,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

 “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nơ­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con ngơ­ời. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Cây tre Việt Nam - Thép Mới - Văn 7 tập 1)

Câu 2 (2,0 điểm): Có bạn cho rằng: Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang và bài thơ Bạn đến chơi nhà hoàn toàn giống nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn thi Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI.
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Người ra đề: Lê Thị Thúy
Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng
*********
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Tiếng việt
- Biện pháp tu từ
Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 1
Sốđiểm:3,0
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm:3,0
Tỉ lệ:30% 
Chủ đề 2:
Văn học
- Qua Đèo Ngang.
- Bạn đến chơi nhà.
- Cảnh khuya
- Hiểu tâm trạng của tác giả, hiểu tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả.
Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ % 
 Số câu: 2
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ: 50 %
Số câu: 2 
Số điểm:5,0
Tỉ lệ: 50%
Chủ đề 3:
 Tập làm văn
- Văn phát biểu cảm nghĩ
- Hiểu tình yêu thương, kính trọng của cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ % 
Số câu: 1
Số điểm:12,0
Tỉ lệ: 120%
Số câu: 1
Số điểm:12,0
Tỉ lệ: 120% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 8,0
Tỉ lệ: 80 %
 Số câu: 1
Số điểm: 12,0
Tỉ lệ: 120 %
Số câu: 4
Số điểm: 20
Tỉ lệ: 200%
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Người ra đề: Lê Thị Thúy
Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng
*********
Câu1 (3,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
 “GËy tre, ch«ng tre chèng l¹i s¾t thÐp cña qu©n thï. Tre xung phong vµo xe t¨ng, ®¹i b¸c. Tre gi÷ lµng, gi÷ n­íc, gi÷ m¸i nhµ tranh, gi÷ ®ång lóa chÝn. Tre hi sinh ®Ó b¶o vÖ con ng­êi. Tre, anh hïng lao ®éng! Tre, anh hïng chiÕn ®Êu!”
(C©y tre ViÖt Nam - ThÐp Míi - V¨n 7 tËp 1)
Câu 2 (2,0 điểm): Có bạn cho rằng: Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang và bài thơ Bạn đến chơi nhà hoàn toàn giống nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?
Câu 3 (3,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mười dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê.
Câu 4 (12,0): Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này ! con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2011 – 2012
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Người ra đề: Lê Thị Thúy
Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng
*************
Câu 1.(3,0 điểm). 
* Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ.
- Điệp ngữ : ‘‘tre’’ (7 lần), ‘‘giữ’’(4 lần), ‘‘anh hùng’’ (2 lần). (0,25 điểm).
- Nhân hóa : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. (0,5 điểm).
* Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre. (0,5 điểm).
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa : ‘‘ Chống lại sắt thép quân thù’’, ‘‘xung phong vào xe tăng đại bác’’, ‘‘giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín’’ (0,5 điểm).
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hương, đất nước ‘‘Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh để bảo vệ con người’’
(0,5 điểm)
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. (0,5 điểm)
- Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt Nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước. (0, 25 điểm)
Câu 2.(2,0 điểm):
- Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụm từ trong từng bài.
+ Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về mặt hình thức, nhưng khác nhau về nội dung và ý nghĩa biểu đạt. (0,5 điểm)
+ Ở bài “ Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người giữa chủ và khách giữa hai người bạn; Ở bài “ Qua Đèo Ngang” có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của bài thơ.(0,5 điểm)
+ Nếu “ Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri âm tri kỷ , thì ở bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể xẻ chia của nhân vật trữ tình.(1,0 điểm)
Câu 3 (3,0 điểm):
+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. (1,5 điểm)
+ Về mặt nội dung: Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya. (1,5 điểm)
Câu 4 (12,0):
I. Yêu cầu chung:
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh,
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát.
- Dùng từ , câu phù hợp và chính xác.
- Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Đúng yêu cầu của đề.
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
II. Dµn bµi cô thÓ:
a. Më bµi : ( 2 ®iÓm ) 
 Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự, nghị luận, học sinh trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung những dòng thư của bố gửi cho En-ri-cô.
b. Th©n bµi: (8 ®iÓm)
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó . (1,0 điểm)
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó: (2,0 điểm)
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. (1,0 điểm)
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. (1,0 điểm)
+ Hiểu được tấm lòng của người bố. (1,0 điểm)
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” với mẹ.
(1,0 điểm)
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm. (1,0 điểm)
c.KÕt bµi: (2 ®iÓm)
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.
* Lưu ý: Tùy mức độ thiếu sót nội dung và mắc lỗi trình bày, diễn đạt mà giáo viên linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích học sinh có bài làm sáng tạo, cách trình bày và bài viết có cảm xúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_thi_ngu_van_lop_7_truong_thcs_ly_tu.doc