Đề thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009 đũ thi chýnh thức: môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009 đũ thi chýnh thức: môn Ngữ văn lớp 9

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)

a) Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì? Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất.

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”

(Quê hương-Tế Hanh)

A. ẩn dụ C. Liệt kê

B. Hoán dụ D. Cả B và C đều đúng

b) Tình cảm nhớ nhung đối với quê hương được phát biểu như thế nào trong đoạn thơ trên.

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Kết hợp cả 2 ý trên

Câu 2 : (0,5 điểm) a) Khoanh tròn vào chữ cái trước nhận xét đúng.

A. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng biểu cảm và thuyết minh.

B. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả.

C. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời của người kể chuyện.

b) Trong các tác phẩm sau những tác phẩm nào thể hiện rõ yếu tố tự sự. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời.

A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

B. Lão Hạc (Nam Cao)

C. Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

D. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm).

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi năm học 2008 - 2009 đũ thi chýnh thức: môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Kỳ thi học sinh giỏi năm học 2008-2009
Huyện Yên Định Đề thi chính thức : Môn ngữ văn lớp 9
 	 ( Thời gian làm bài: 150 phút )
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
a) Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ gì? Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất.
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
(Quê hương-Tế Hanh)
A. ẩn dụ	C. Liệt kê
B. Hoán dụ	D. Cả B và C đều đúng
b) Tình cảm nhớ nhung đối với quê hương được phát biểu như thế nào trong đoạn thơ trên.
A. Trực tiếp	
B. Gián tiếp
C. Kết hợp cả 2 ý trên
Câu 2 : (0,5 điểm) a) Khoanh tròn vào chữ cái trước nhận xét đúng.
A. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng biểu cảm và thuyết minh.
B. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả.
C. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời của người kể chuyện.
b) Trong các tác phẩm sau những tác phẩm nào thể hiện rõ yếu tố tự sự. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời.
A. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
B. Lão Hạc (Nam Cao)
C. Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
D. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm).
Câu 3: (1,0 điểm)
a) Các từ ngữ: Sơn Lâm, bóng cả, cây già, gió, ngàn, nguồn, núi, lá gai, cỏ sắc, bình minh, cây xanh, tiếng chim ca, sau rừng, mặt trời... thuộc trường từ vựng nào?
A. Thiên nhiên rộng lớn	C. Bình minh và hoàng hôn của núi rừng
B. Núi rừng hùng vĩ	D. Cả 3 đáp án trên
b) ...“Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ...” ( Hoài Thanh)
“Đội quân Việt ngữ “ ấy gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Thể thơ, cấu trức ngữ pháp.
B. Từ ngữ, hình ảnh thơ, ngữ điệu, nhạc điệu...
C. Tình cảm và tài năng của nhà thơ.
c) Bài thơ “ Nhớ rừng ” của Thế Lữ được sử dụng bút pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
A. Hiện thực	C. ứơc lệ	B. Lãng mạn
d) Bút pháp ấy ứng với tác dụng cụ thể nào sau đây:
A. Thể hiện mối bất hoà với xã hội.
B. Đắm chìm vào thế giới nội tâm tràn đầy cảm xúc, ghét sự gò bó tầm thường.
C. Xây dựng được những hình ảnh tượng trưng.
Câu 4: (0,5 điểm) 
a) Nối nội dung ở A và B cho phù hợp
 A	B
A. Đó là khúc dạo đầu cho một ước mơ khác	1. Khi con tu hú
người, một cách sống khác thường. 	2. Ông Đồ
B. Bài thơ “ý tại ngôn ngoại” thể hiện sự trân 	3. Quê hương
trọng nâng niu, niềm bâng khuâng hoài cổ	4. Muốn làm thằng cuội
C. Bài thơ thuộc một chủ đề bình dị quen thuộc 	5. Tức cảnh Pắc Bó
nhưng không bao giờ cũ đối với người cầm bút 	6. Ngắm trăng
đó là hình ảnh thân thương nhất trong lòng 
mỗi người.
b) “ Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
 ...năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa
 Những người mua năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ”
(Ông Đồ – Vũ Đình Liên)
Các từ: Già, xưa, cũ là những từ
A. Đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau
B. Cùng trường nghĩa nhưng không thể thay thế cho nhau
c) Ông đồ là người viết chữ gì ?
A. Chữ Hán	C. Chữ Quốc ngữ
B. Chữ Nho	D. Chữ Nôm
d) Cách viết chữ của ông đồ được gọi là bộ môn nghệ thuật gì ?
A. Hội hoạ	
B. Thư pháp
C. Triết tự
Câu 5 (0, 5 điểm)
Trong câu thơ: “ Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần “ (Tố Hữu)
a) Từ “chín” và “ngọt”:
A. Là tính từ
B. Là động từ
C. Là phó từ
b) Trong câu thơ: “Vẫy bạc đuôi vàng loé rạng đông” (Huy Cận)
từ “bạc” và “vàng” là:
A. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
B. Là tính từ chỉ màu sắc
C. Là tính từ chỉ tính chất
c) Có mấy cơ sở chính để phân loại câu ?
 A. Một	 B. Hai	 C. Ba	 D.Bốn
d) Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ.
A. Quan hệ về ngữ nghĩa
B. Quan hệ về ngữ pháp
C. Cả A và B đều đúng
Phần II: Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
	“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
	Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
	Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
	Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
	(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2: (5.0 điểm)
	Có người nhận xét: “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi ngợi ca vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương của thiên nhiên và con người.
	Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm rõ ý kiến trên.
 Số báo danh: Chữ ký giám thị:
Phòng giáo dục và đào tạo yên định
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 9
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm):	
a) Khoang tròn D = 0,25 điểm
	b) Khoang tròn A = 0,25 điểm	
Câu 2 (0.5 điểm):
	a) Khoanh đúng vào B và C = 0,25 (nếu chỉ khoanh đúng1chữ cái cho 0,1 điểm)
	b) Khoang tròn A và B ( Nếu chỉ khoanh đúng 1 tác phẩm cho 0,1 điểm).	
Câu 3: (1.0 điểm)	a) Khoanh tròn B = 0,25 điểm
	b) Khoanh tròn A và B = 0,25 điểm (nếu đúng 1 trường hợp cho 0,1 điểm)
	c) Khoanh tròn B = 0,25 điểm
d) Khoanh tròn B = 0,25 điểm
Câu 4: (0,5 điểm)	 a) Nối A với 4
 B với 2 = 0,25 (đúng 1 trường hợp cho 0,1 điểm)
 C với 3
b) Khoanh tròn B 
c) Khoanh tròn B 	 0,25 điểm(đúng1trường hợp cho 0,1 điểm)
d) Khoanh tròn B 	
Câu 5: (0,5 điểm) 	a) Khoang tròn B 
 	b) Khoanh tròn B 	= 0,25 điểm
	 	c) Khoanh tròn B 	
	d) Khoanh tròn A 	= 0,25 điểm
Phần 2: Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):	 * Nội dung cần đạt:
 - Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa tả bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. (0.5 điểm)
- So sánh con thuyền với con tuấn mã, cùng các động từ, tính từ ( hăng, phăng, vượt ) diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. (0.5 điểm)
- Hình ảnh so sánh độc đáo: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Nhà thơ đã so sánh một sư vật rất hữu hình (Cánh buồm) với cái vô hình (Mảnh hồn làng) để gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Ngược lại, cái hồn quê vừa cao cả, linh thiêng lại vừa gần gũi, thân thuộc với mỗi con ngưòi. Qua đó, chỉ ra hồn thơ lãng mạn, gắn bó thiết tha với làng quê, thể hiện một tình yêu quê hương da diết mà rất đỗi thuần khiết trong trẻo của Tế Hanh.(1.0 điểm) .
Câu 2 (5,0 điểm): * Đảm bảo yêu cầu cơ bản sau:
1- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và các vấn đề sẽ phân tích (0,5 điểm)
2- Giải thích ngắn gọn nhận xét chủ đề (0,5 điểm)
 - Bài thơ bằng văn xuôi “áng văn xuôi giàu chất thơ, ca ngợi vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng của thiên nhiên và con người”
3- Phân tích chất thơ của truyện 
Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa (1.0 điểm)
 Chất Thơ trong Lặng lẽ Sa Pa là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện. Chất Thơ được toát lên từ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của ông hoạ sĩ già : ’’Sa Pa bắt đầu với những rặng đào và với những đàn bò làng cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường”. ’’Cảnh trứơc mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len lỏi đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng... ”. ’’Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ”... Hình ảnh mây rơi xuống đường, luồn vào gầm xe, khiến ta có cảm tưởng như đi trên mây. Hình ảnh nắng chiều mạ bạc cả con đèo, đất trời như tỏa sáng.
+ Chất Thơ còn thấm đượm trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên ’’Bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo ”, trong rực rỡ của những loài hoa : hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia đang là mùa hè..., có món nước chè pha nước mưa của Yên Sơn, có những đêm thức trên đỉnh cao nhìn gió lay lá, nhìn trời, nhìn sao..
Vẻ đẹp của con người Sa Pa (2.0 điểm)
 + Chất Thơ còn được thể hiện ở đặc điểm cốt truyện rất đơn giản, truyện gần như không có chuyện, chỉ xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng thuỷ văn trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Các nhân vật đều không đượch đặt tên. Họ là TN, HS, KS...là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Truyện muốn nói về những người vô danh lặng lẽ say mê cống hiến, âm thầm hiến dâng tuổi trẻ, sức lực và tài năng cho đất nước...Trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người...Tất cả những ngân vang ấy chính là những nốt nhạc trong một bài thơ thấm đẫm chất trữ tình, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống và tình yêu con người, tình yêu đất nước. (0,5 điểm)
+ Chất Thơ toát lên chủ yếu từ nội dung câu chuyện : Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người ; từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên ; từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình và những người như mình giữa lặng lẽ Sa Pa ; từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kỹ sư đối với anh thanh niên.... (0,5 điểm)
+ Khái quát về chất Thơ trong truyện : Với tất cả những yếu tố trên, truyện Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trọng toàn truyện, từ phong cẩnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con ngưòi sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ đối với đất nước, với mọi người. Nguyễn Thành Long đã tạo đuợc một không khí trữ tình cho tác phẩm vừa nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của nhũng sự việc, con người rất bình dị trong tác phẩm, vừa làm cho chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn. (0,5 điểm)
*Học sinh cần mổ rộng vấn đề và liên hệ với các tác phẩm khác như “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu đã viết: 
 “ Nếu là con chim chiếc lá
 Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Hay trong “ Mùa xuân nho nhỏ”, của Thanh Hải có đoạn:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
 Cái đẹp ở đây là nó đã đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan - vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng- một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều xúc cảm.
 Cũng như “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu, “ Mùa xuân nho nhỏ”, của Thanh Hải, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã nói đến một lẽ sống và ý nghĩa của đời sống con người. Một vấn đề rất dễ mang tính giáo huấn đạo lí nhưng tác giả đã tránh được điều đó chính là nhờ chất trữ tình thắm đượm,và những tình cảm cảm xúc chân thực thiết tha. (0,5 điểm)
 4- Đánh giá chung: (1,0 điểm) Đọc Lặng lẽ Sa Pa, qua các nhân vật trong truyện, ta hiểu : Lẽ sống đẹp là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung một cách thầm lặng, khiêm tốn. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, là phần tinh túy của Con Người, dù bé nhỏ để tô đẹp cho cuộc đời chung. Nhưng dâng hiến, hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, những âm vang trong lặng lẽ vẫn ngân vang và để lại tiếng vọng vào bản tình ca đất nước đến mai sau. (0,5 điểm).
 + Từ liên hệ mở rộng vấn đề, học sinh có thể khéo léo liên hệ bản thân về vấn đề lẽ sống của thanh niên trong thời đại hiện nay. Giờ đây, khi cuộc sỗng còn nhiều “những tính toán ranh ma, những dục vọng chập chờn” của lối sống tầm thường ích kỷ; còn những cái tặc lưỡi “Sự đời thường vẫn vậy” của lối sống thỏa hiệp buông xuôi, thì “ phải sống thế nào đây, nên sống thế nào?”. Câu hỏi lớn ấy day dứt tâm hồn mỗi con người, mỗi thế hệ. Và đọc Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long sẽ giúp ta câu trả lời. (0,5 điểm).
Lưu ý: Để cân đối lượng kiến thức giữa phần trắc nghiệm khách quan và tự luận, đáp án có sự điều chỉnh về cơ cấu điểm như sau:
- Điểm Phần I: 3 điểm; Phần II: 7 điểm (với cơ cấu cho từng câu cụ thể ở trên) Ngoài ra Giám khảo cần vận dụng đáp án linh hoạt để cho điểm phù hợp với bài thi theo hướng ưu tiên phần cảm nhận và tự luận để chọn đúng học sinh thực sự có năng khiếu Ngữ văn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG VAN 9 NAM 20082009CO DAP AN.doc