Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên môn: Tiếng Việt

Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên môn: Tiếng Việt

Câu 1: Chọn và xếp các từ có trong khổ thơ sau vào 3 nhóm từ thích hợp: Từ đơn, từ ghép, từ láy:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Câu 2: Xác định thành phần ngữ pháp của các câu sau:

a) Sáng nay, có ba giáo viên tiểu học thi lại môn Tiếng Việt.

b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

c) Làng quê tôi đã khuất hẵn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KSCL GV MÔN: TIẾNG VIỆT
 THỜI GIAN:	60 PHÚT
Câu 1: Chọn và xếp các từ có trong khổ thơ sau vào 3 nhóm từ thích hợp: Từ đơn, từ ghép, từ láy:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
Câu 2: Xác định thành phần ngữ pháp của các câu sau:
a) Sáng nay, có ba giáo viên tiểu học thi lại môn Tiếng Việt.
b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
c) Làng quê tôi đã khuất hẵn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Câu 3: Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả và đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia- rai hay Ê - đê Xơ- đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Câu 4: Mở đầu bài thơ “Tre Việt Nam” tác giả Nguyễn Duy đã viết:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa.... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
a) Hãy nêu biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ trên.
b) Dựa theo ý thơ trên hãy viết đoạn văn miêu tả luỹ tre làng. 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN TIẾNG VIỆT
Câu 1(2đ): Chọn và xếp các từ có trong khổ thơ sau vào 3 nhóm từ thích hợp: Từ đơn, từ ghép, từ láy:
Từ đơn (1đ)
Từ ghép (0.5đ)
Từ láy (0.5đ)
Cái, xắc, cái, chân, cái, đầu, đội, lệch, mồm, vang, như, con, nhảy, trên, đường, vàng.
Chú bé, ca lô, huýt sáo, chim chích.
loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, xinh xinh
Câu 2 (2đ): Xác định thành phần ngữ pháp của các câu sau:
VN
CN
TN
a) Sáng nay, có ba giáo viên tiểu học thi lại môn Tiếng Việt	(0.5đ)
VN
CN
TN
TN
b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (0.75đ)
VN
CN
VN
CN
c) Làng quê tôi đã khuất hẵn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.	(0.75đ)
Câu 3 (2đ): Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả và đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp:
 Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba- na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
(Điền đúng 8 dấu câu và viết hoa 2 chữ đúng cho 2điểm, điền sai mỗi dấu hoặc không viết hoa mỗi chữ trừ 0,2đ. Bài này chỉ co 2 chữ chưa viết hoa, đó là: Đồng, Chúng)
Câu 4 (4đ): a) Nêu được: - Khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ (Hỏi nhưng không cần trả lời)
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?	(0.5đ)
- Cây tre đã từ xa xưa là người bạn thuỷ chung của con người Việt Nam yêu nước. Cây tre đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm chất của con người Việt Nam: Cần cù, lạc quan, thương yêu, đùm bọc và kiên cường, bất khuất. (Nêu đúng ý cho 0.5đ)
b) Viết đúng thể loại văn miêu tả, trọng tâm miêu tả: Luỹ tre làng.
Tuỳ theo bài viết mà cho điểm từ (0 – 3 điểm).
ĐỀ THI KSCL GV MÔN: TOÁN
 THỜI GIAN:	60 PHÚT
Câu 1: Tính:
:
x
a) 	6 3 1
	7 5 2
b) 374,22 : 15,4 + 92,04 x 0,5
Bài 2: Tìm x:
a) x : 32,7 = 15,82 + 4,58
b) 25,7 + x x 54,4 = 678,5
c) - 
 -[2,5:(x + 2,06)] : 0,5 = 89
2 
3
2 
3
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 785m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dùng diện tích mảnh vườn đó để trồng cây ăn quả, diện tích còn lại để trồng rau.
a) Tính diện tích mảnh vườn với đơn vị là ha.
b) Tính diện tích trồng rau.
Bài 4: Cho hình thang ABCD có góc A và góc D vuông. 
10cm
A
B
D
C
N
M
40cm
50cm
60cm
Cạnh AB = 50cm 
CD = 60cm
AM = 40cm, 
DM = 10cm
Tính diện tích hình thang ABNM, 
biết MN song song với AB.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THI MÔN TOÁN
36
=
1
18
Câu 1(2đ): Tính:
35
=
:
:
35
2
x
a) 	6 3 1	(1 đ)
	7 5 2
b) 374,22 : 15,4 + 92,04 x 0,5
= 24,3 + 46,02 	(0.5đ)
= 70,32	(0.5đ)
Bài 2 (2đ): Tìm x:
 x : 32,7 = 15,82 + 4,58 
x : 32,7 = 20,4	(0.25đ)
x = 20,4 x 32,7	(0.5đ)
x = 667,08	(0.25đ)
b) 25,7 + x x 54,4 = 678,5
x x 54,4 = 678,5 – 25,7	(0.25đ)
x x 54,4 = 652,8	(0.25đ)
x = 652,8 : 54,4	(0.25đ)
x = 12	(0.25đ)
c) Bài giải: Xét số bị trừ ta có:
(
Từ đó ta có: 90 - [2,5: (x + 2,06)] : 0,5 = 89
Hay 	90 - 89 	= [2,5: (x + 2,06)] : 0,5 
	1 	= [2,5: (x + 2,06)] : 0,5 
	1 x 0,5 	= 2,5 : (x + 2,06)
 0,5 	= 2,5 : (x + 2,06)
 2,5 : 0,5 	= x + 2,06
 5 	= x + 2,06
 5 - 2,06	= x
 2,94	= x
Đáp số: x = 2,94
Bài 3 (2đ): Bài giải:
a) Nửa chu vi mảnh vườn là: 	785: 2 = 392,5 (m)	 (0.2``5đ)
Chiều rộng mảnh vườn là: 	392,5 : (2+ 3) x 2 = 157 (m) (0.5đ)
Chiều dài mảnh vườn là: 	392,5 – 157 = 235,5 (m) (0.25đ)
Diện tích mảnh vườn là: 	235,5 x 157 = 36973,5 (m2) = 3,69735 (ha) (0.25đ)
b) Diện tích phần trồng cây ăn quả:
36973,5 : 3 x 2 = 24649 (m2) 	(0.25đ)
Hoặc: 3,69735 : 3 x 2 = 2, 4649 (ha)
Diện tích trồng rau:
36973,5 – 24649 = 12324,5 (m2) (0.25đ)
Hoặc: 3,69735 – 2,4649 = 1,23245 (ha)
(0.25đ)
Đáp số:	a) 3,69735 (ha)	
b) 12324,5 m2 hoặc 1,23245 ha
(Lưu ý: Giải các cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
Bài 4 (3đ): Tóm tắt bài giải:
SABCD = (50 + 60) x ( 40 + 10) : 2 = 2750 ( cm) (0,25đ)
10cm
A
B
D
C
N
M
40cm
50cm
60cm
 Nối A và D với N, ta có: 
SABN = 50 x 40 : 2 = 1000( cm) (0,5đ)
SCDN = 60 x 10: 2 = 300 ( cm) (0,5đ)
SAND = 2750 – (1000+ 300) =1450 ( cm) (0,5đ)
Độ dài đoạn MN là:
1450 x 2 : (40+10) = 58(cm) ) (0,5đ)
SABNM = (58+50) x 40: 2 = 2160 ( cm) (0,5đ)
 Đáp số: SABNM = 2160 cm.( 0,25 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe da thi khao sat Gv Tieu hoc.doc