Câu 1: Trong giao tiếp có bắt buộc phải tuân thủ các phương châm hội thoại không?
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
(Trích:Truyện Kiều –Nguyễn Du- Ngữ văn 9 tập 1 )
Câu 3: Chuyển câu sau sang cách dẫn gián tiếp
“Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo ”
(Trích: Lão Hạc –Ngữ văn 8 tập 1)
Câu 4: Trình bày đầy đủ các cách phát triển của từ vựng
Câu 5: Phân tích hai khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhần đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
(Trích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật).
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS MÃ THÀNH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 1 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2011 – 2012 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ma trËn hai chiÒu Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ = 10% điểm 10%= 1.0 điểm Chuyển sang cách dẫn gián tiếp Chuyển câu sau sang cách dẫn gián tiếp Câu 2= 15% điểm 15%= 1.5 điểm Sự phát triển của từ vựng Trình bày đầy đủ các cách phát triển của từ vựng = 20% điểm 20%- 2.0 điểm Phương châm hội thoại Trong giao tiếp có bắt buộc phải tuân thủ các phương châm hội thoại không? 0.5 điểm 0.5 điểm Phân tích 2 khổ thơ Phân tích hai khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của” của Phạm Tiến Duật. Câu 5= 50% điểm 5.0 điểm Tổng 20%= 2 điểm 15%= 1.5 điểm 65% = 6.5 điểm 10 điểm Câu 1: Trong giao tiếp có bắt buộc phải tuân thủ các phương châm hội thoại không? Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ sau: “ Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” (Trích:Truyện Kiều –Nguyễn Du- Ngữ văn 9 tập 1 ) Câu 3: Chuyển câu sau sang cách dẫn gián tiếp “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo ” (Trích: Lão Hạc –Ngữ văn 8 tập 1) Câu 4: Trình bày đầy đủ các cách phát triển của từ vựng Câu 5: Phân tích hai khổ thơ đầu trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi Nhần đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái (Trích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật). HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Trong giao tiếp không bắt buộc phải tuân thủ các phương châm hội thoại 0.5 điểm Câu 2: Yêu cầu kĩ năng Biết vận dụng kiến thưc để phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ Biết phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó Yêu cầu cụ thể Các biện pháp nghệ thuật Ước lệ tương trưng (HS trình bày ẩn dụ vẫn cho điểm) (0.5 điểm) Nhân hóa (0.25 điểm) Nói quá (0.25 điểm) Câu 3: Yêu cầu kĩ năng Biết vận dụng kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp để chuyển các câu văn sang cách dẫn gián tiếp Hs phải chuyển thành ngôi kể thứ 3 và bỏ dấu ngoặc kép Yêu cầu cụ thể: Hs chuyển sang cách dẫn gián tiếp như sau: -Chuyển đúng ngôi kể 1 điểm -Bỏ dấu ngoặc kép 0.5 điểm Cụ thể: Con trai lão Hạc biếu lão Hạc ba đồng để thỉnh thoảng lão ăn quà, xưa nay anh ta ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được lão bữa nào thì nay anh ta đi cũng chăng phải lo. (1.5 điểm) - Lưu ý: Nếu Hs chuyển sai một ngôi kể trừ 0,25 điểm, nếu giữ nguyên dấu ngoặc kép trừ 0.5 điểm Câu 4: Yêu cầu cụ thể Có hai cách phát triển của từ vưng cụ thể như sau Cách 1: Phát triển về nghĩa của từ ( 0.5 điểm ) + Nghĩa cũ mất đi nghĩa mới hình thành (0,25 điểm) + Nghĩa gốc và nghĩa chuyển song song cùng tồn tại (0,25 điểm) Cách 2: Phát triển về số lượng ( 0.5 điểm) + Tạo ra từ ngữ mới (0,25 điểm) + Mượn từ ngữ nước ngoài (0,25 điểm) Câu 5: Yêu cầu kĩ năng - Trình bày rõ ràng, mạch lạc mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. - Bố cục rõ ràng, đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận. Yêu cầu cụ thể Câu 2: Mở bài: Giới thiệu tác giả Giới thiệ tác phẩm Giới thiệu nội dung khái quát hai khổ thơ Thân bài: 8đ Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ, tác giả lí gải vì sao chiếc xe không có kính. Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. HS phân tích các hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ “không” “bom”; động từ mạnh “giật, rung” để gợi lên cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt. Luận điểm 2: Hai câu thơ tiếp theo trực tiếp miêu tả cái phong thái ung dung, bất chấp gian khổ của người chiến sĩ lái xe. Ung dung buồng lái ta ngồi Nhần đất, nhìn trời, nhìn thẳng HS phân tích các hình ảnh thơ để làm nổi bật thái độ tự tin, bình tĩnh, ung dung của người chiến sĩ lái xe mặc cho bom đạn, mặc cho chiếc xe không kính - Nghẹ thuật dảo cú pháp, điệp ngữ “nhìn” . Luận điểm 3: Đến khổ thơ thứ hai, người đọc hiểu thêm rằng thì ra những chiếc xe không kính lại tạo điều kiện cho người chiến sĩ lái xe được tiếp xúc với thiên nhiên với thế giới bên ngoài. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái HS phân tích các hình ảnh thơ để những cái may mắn của người lính khi ngồi trong xe không kính Được tiếp xúc với thiên nhiên, thế giới bên ngoài Vẫn lạc quan yêu đời Phân tích điệp ngữ “nhìn” nhìn vào khó khăn thử thách mà không hề run sợ, né tránh Kết luận: Đánh giá về nghệ thuật và nội dung Nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh người lính và liên hệ với bản thân. Biểu điểm Điểm 4-5: HS trình bày được đầy đủ các nội dung trên. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả Điểm 2-3: HS cơ bản làm được các nội dung trên, diễn đạt khá trôi chảy một số đoạn còn trình bày lủng cũng, luận điểm chưa rõ ràng, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 1: HS làm được một luận điểm của đáp án, nhưng cách diễn đạt, hành văn chưa thực sự trôi chảy sử dụng ngôn ngữ đôi chỗ còn chưa chính xác Điểm o: HS làm lạc đề hoặc không làm được Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm. Trong quá trình chấm điểm, giáo viên tự linh động để chiết điểm cho HS, miễn không để HS thiệt thòi. Mã Thành ngày 5-12-2011 Người ra đề Nguyễn Văn Thọ
Tài liệu đính kèm: