Câu 1 (4.0 điểm)
“ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
a. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chon ngôi kể trên có tác dụng như thế nào.
b. Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”?
c. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?
Trường thcs nga thành SBD: đề thi môn học sinh giỏi cấp trường năm học 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 (Thời gian làm bài: 150 phút - không kể thời gian giao đề). Câu 1 (4.0 điểm) “ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) a. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể? Chon ngôi kể trên có tác dụng như thế nào. b. Vì sao “Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”? c. Con bé trong đoạn truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? Câu 2 ( 4.0 điểm) Bút pháp tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều được thể hiện trên những phương diện nào? Lấy ví dụ cụ thể qua các đoạn trích đã học. Câu 3 ( 4.0 điểm) Vẻ đẹp lãng mạn của anh bộ đội Cụ Hồ qua khổ thơ: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” (Đồng chí – Chính Hữu) Câu 4 (8.0 điểm) Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh qua “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
Tài liệu đính kèm: